Hôm nay,  

‘chuyên Viên’ Tìm Phế Liệu

13/09/200500:00:00(Xem: 5655)
Bạn,
Theo báo quốc nội, tại Biên Hòa có một số cư dân đang kiếm sống bằng nghề nhặt phế liệu. Do phế liệu kim loại "lộ thiên" ngày càng ít, những người nhặt phế liệu phải chuyển sang cách đào, bới để tìm chúng dưới mặt đất. Và, để làm được công việc này có hiệu quả, họ đã áp dụng nguyên lý của máy dò mìn để chế tạo ra máy dò phế liệu có nguồn ngốc từ kim loại như sắt, nhôm, đồng, chì, kẽm v.v... Nhờ máy này, những người nhặt phế liệu có thể tìm kiếm ở mọi địa hình, dưới đất, dưới nước, dưới bùn.
Báo Đồng Nai cho biết: hiện nay, riêng tại thành phố Biên Hòa có không dưới 20 máy dò phế liệu nhưng chúng lại được chế tạo tại một số tỉnh miền Bắc và miền Trung. Cấu trúc máy dò khá đơn giản gồm: 2 cục pin có điện thế cỡ 12 volts, 1 bộ phận cảm ứng từ, 1 cần dò có gắn ở phía đầu cái mâm hay vòng dò và một cặp tai nghe. Khi thao tác, người sử dụng mở dòng điện, cầm cần dò huơ, rà cách mặt đất từ 1-3 tấc. Tín hiệu sẽ phát ra... te...te... liên tục, truyền dẫn qua tai nghe. Nếu tín hiệu ngưng bặt, là có phế liệu, cho dù đó là mảnh kim loại nhỏ bằng cái... nút áo, ở độ sâu cả mét. Cư dân Phạm Văn Thành ngụ phường Bình Đa (TP. Biên Hòa), có trên 20 năm sống bằng nghề nhặt phế liệu, trong đó có 9 năm sau này nhặt phế liệu bằng máy dò, cho biết thêm: "Máy dò tìm phế liệu xuất hiện từ khoảng năm 1996, tôi tìm mua nó ở tận Đà Nẵng. Giá hiện nay, tùy theo công suất "bắt" được phế liệu sâu hay cạn mà chúng có giá từ 500 ngàn đồng đến vài triệu đồng".

Cũng theo báo ĐN, đi đầu trong việc "hiện đại hóa" công việc nhặt phế liệu có lẽ là một số "dân ve chai" ở các phường Bình Đa, Hố Nai... Ở các khu vực này, từ mờ sáng người thì lọc cọc trên chiếc xe đạp, kẻ thì vun vút trên chiếc xe máy "quá đát". Họ đèo trên xe những chiếc máy dò, cùng xà beng, cuốc, xẻng, búa tạ... Họ tỏa đi khắp các nẻo đường trong và ngoài TP. Biên Hòa, có nơi xa hàng chục cây số. Địa bàn "làm nghề" của họ là các khu vực nhà cửa, đất đai đang giải tỏa, các bãi xà bần hay men theo các triền sông. Họ ít khi đi theo nhóm mà thường đi riêng lẻ. Cư dân Lê Như Giang, 30 tuổi, quê Thanh Hóa, ngụ ở phường Thống Nhất (TP. Biên Hòa) một trong những "chuyên viên" dò tìm cho biết: "Cách nhặt phế liệu bọn tôi dò tìm hầu hết đều quen mặt nhau, nhưng chẳng mấy khi đi chung với nhau. Do phế liệu chôn vùi dưới đất ngày càng ít đi, nếu tập trung nhiều người cùng dò thì rất dễ đụng máy, có khi dẫn đến... đụng chạm".
Bạn,
Báo ĐN ghi nhận rằng nhờ máy dò tìm nên việc phát triển phế liệu chôn vùi dưới đất khá dễ dàng. Nhưng có nhiều lúc để lấy được chúng lên từ tay... Thổ địa lại là chuyện có khi phải hì hục cả ngày, nếu gặp phải phế liệu có kích cỡ lớn và nằm sâu dưới đất. Cho nên, việc lôi được "cục, tảng" phế liệu lên mặt đất ngoài "công" phát giác của máy dò còn có "sự góp sức" của xà beng, búa tạ, cuốc, xẻng... là những vật bất ly thân của người nhặt phế liệu..

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo ghi nhận của báo quốc nội, trên địa bàn thành phố Sài Gòn, cứ vào dịp cuối năm, tình trạng xe dù, bến cóc lại hoạt động rầm rộ. Các xe đò không thuộc hệ thống quản lý của các bến xe chính thức, đã lập thành bến "di động" ở ngay trước cổng Bến xe miền Đông, Bến xe miền Tây để chặn đón khách. Và trên lộ trình, nhiều hành khách đi trên những chuyến xe dù đã bị sang xe, trả thêm tiền, bị thả xuống giữa đường mà không biết khiếu nại với ai.
Theo báo Thanh Niên, các ngân hàng tại thành phố Sài Gòn hiện nay hầu như luôn bị những người môi giới tín dụng rình rập để ăn tiền huê hồng của người đi vay. Những người này bỏ túi ngay những khoản huê hồng rất lớn, thậm chí đến 10 - 15% bởi biết cách làm cho những hồ sơ tín dụng lẽ ra không được giải quyết cho vay thì lại được, chỉ được vay ít thì lại được vay nhiều nhưng không bị "lộ", vì những hợp đồng tín dụng ấy đã được sự bảo kê của các viên chức ngân hàng thông qua cò tín dụng.
Theo báo quốc nội, trên địa bàn thành phố Sài Gòn, cứ dến cuối năm là các quận nội thành đua nhau "làm mới" vỉa hè. Điều đáng nói là có những đoạn vỉa hè chỉ hư hỏng nhỏ, thậm chí còn rất tốt cũng bị bóc lên, băm nát, gây trở ngại giao thông và sự đi lại của dân chúng.
Chuyện kể trong lá thư này xảy ra tại xóm Bến thuộc xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Xóm làng này bề ngoài cũng bình yên như bao làng quê khác. Thế nhưng bên trong đang có nhiều người dân sống âm thầm, khổ sở vì bệnh bướu cổ từ lâu mà chưa có điều kiện chữa trị triệt để. Một điều lạ, phần lớn người bị mắc bệnh này đều là nữ giới, tuổi cao.
Theo báo quốc nội, ngày 22 tháng 12 vừa qua, Tòa án CSVN Sài Gòn đã khai mạc phiên tòa sơ thẩm xét xử 32 bị cáo của 1 đường dây buôn bán ma túy xuyên Việt Nam. Phiên tòa sẽ kéo dài trong 10 ngày, và chánh phạm của vụ án là 1 sinh viên 24 tuổi, tên là Trần Xuân Hà. Sinh viên này đã điều khiển một hệ thống vận chuyển và phân phối ma túy rất qui mô.
Theo báo quốc nội, trên địa bàn thành phố Sài Gòn, sau 12 giờ đêm, các chốn chơi đêm ở vũ trường, quán bar, lần lượt đóng cửa, dân chơi đêm đổ ra đường tìm về các "đặc khu ăn uống" để tiếp tục cuộc chơi. Những điểm đến gắn với ăn nhậu không có giới hạn giờ giấc, được mở cửa thâu đêm suốt sáng, còn khách, còn người phục vụ.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, chuyện áp lực trong học hành với học sinh, sinh viên tại VN không phải là chuyện mới, và các nhà nghiên cứu xã hội, giáo dục đã rất nhiều lần báo động về sức ép đang ngày đêm đè nặng lên vai các sinh viên, học sinh, ngay cả các học sinh bậc tiểu học. Đây chính là khởi nguồn cho một loại bệnh lý của thời hiện đại: bệnh tâm thần vì sức ép học vấn.
Theo báo quốc nội, tại ấp Quảng Lộc, xã Quảng Tiến, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, có một cư dân tên là Nguyễn Công Lộc đã dày công sưu tầm những chiếc xe máy của Ý được sản xuất từ những năm 50-60 của thế kỷ trước đem về nhà trưng bày. Đây là thứ tài sản vô giá mà chưa chắc có tiền đã mua được.
Theo báo quốc nội, những năm trước đây, nhiều nhà hàng ở TP.SG có những món ăn mới lạ mà nhiều người nghe tên còn thấy lạ hoắc như bò cạp, dế cơm, thằn lằn núi, mối chúa... Nhưng vài năm gần đây, những món ăn đó đã trở thành quen thuộc của nhiều cư dân Sài Gòn và nhiều người đã kiếm sống bằng nghề bán côn trùng.
Theo ghi nhận của báo Tuổi Trẻ, TTXVN, hậu quả lũ lụt trong những ngày vừa qua để lại thiệt hại nặng nề cho các tỉnh miền Trung, từ tỉnh Thừa Thiên đến tỉnh Khánh Hòa. Các tỉnh bị thiệt hại nặng nhất là Bình Định và Phú Yên, Khánh Hòa, Quảng Ngãi. Tại hai tỉnh này, các làng quê xơ xác, tiêu điều, tang thương sau những ngày mưa lũ lớn.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.