Hôm nay,  

‘chuyên Viên’ Tìm Phế Liệu

13/09/200500:00:00(Xem: 5673)
Bạn,
Theo báo quốc nội, tại Biên Hòa có một số cư dân đang kiếm sống bằng nghề nhặt phế liệu. Do phế liệu kim loại "lộ thiên" ngày càng ít, những người nhặt phế liệu phải chuyển sang cách đào, bới để tìm chúng dưới mặt đất. Và, để làm được công việc này có hiệu quả, họ đã áp dụng nguyên lý của máy dò mìn để chế tạo ra máy dò phế liệu có nguồn ngốc từ kim loại như sắt, nhôm, đồng, chì, kẽm v.v... Nhờ máy này, những người nhặt phế liệu có thể tìm kiếm ở mọi địa hình, dưới đất, dưới nước, dưới bùn.
Báo Đồng Nai cho biết: hiện nay, riêng tại thành phố Biên Hòa có không dưới 20 máy dò phế liệu nhưng chúng lại được chế tạo tại một số tỉnh miền Bắc và miền Trung. Cấu trúc máy dò khá đơn giản gồm: 2 cục pin có điện thế cỡ 12 volts, 1 bộ phận cảm ứng từ, 1 cần dò có gắn ở phía đầu cái mâm hay vòng dò và một cặp tai nghe. Khi thao tác, người sử dụng mở dòng điện, cầm cần dò huơ, rà cách mặt đất từ 1-3 tấc. Tín hiệu sẽ phát ra... te...te... liên tục, truyền dẫn qua tai nghe. Nếu tín hiệu ngưng bặt, là có phế liệu, cho dù đó là mảnh kim loại nhỏ bằng cái... nút áo, ở độ sâu cả mét. Cư dân Phạm Văn Thành ngụ phường Bình Đa (TP. Biên Hòa), có trên 20 năm sống bằng nghề nhặt phế liệu, trong đó có 9 năm sau này nhặt phế liệu bằng máy dò, cho biết thêm: "Máy dò tìm phế liệu xuất hiện từ khoảng năm 1996, tôi tìm mua nó ở tận Đà Nẵng. Giá hiện nay, tùy theo công suất "bắt" được phế liệu sâu hay cạn mà chúng có giá từ 500 ngàn đồng đến vài triệu đồng".

Cũng theo báo ĐN, đi đầu trong việc "hiện đại hóa" công việc nhặt phế liệu có lẽ là một số "dân ve chai" ở các phường Bình Đa, Hố Nai... Ở các khu vực này, từ mờ sáng người thì lọc cọc trên chiếc xe đạp, kẻ thì vun vút trên chiếc xe máy "quá đát". Họ đèo trên xe những chiếc máy dò, cùng xà beng, cuốc, xẻng, búa tạ... Họ tỏa đi khắp các nẻo đường trong và ngoài TP. Biên Hòa, có nơi xa hàng chục cây số. Địa bàn "làm nghề" của họ là các khu vực nhà cửa, đất đai đang giải tỏa, các bãi xà bần hay men theo các triền sông. Họ ít khi đi theo nhóm mà thường đi riêng lẻ. Cư dân Lê Như Giang, 30 tuổi, quê Thanh Hóa, ngụ ở phường Thống Nhất (TP. Biên Hòa) một trong những "chuyên viên" dò tìm cho biết: "Cách nhặt phế liệu bọn tôi dò tìm hầu hết đều quen mặt nhau, nhưng chẳng mấy khi đi chung với nhau. Do phế liệu chôn vùi dưới đất ngày càng ít đi, nếu tập trung nhiều người cùng dò thì rất dễ đụng máy, có khi dẫn đến... đụng chạm".
Bạn,
Báo ĐN ghi nhận rằng nhờ máy dò tìm nên việc phát triển phế liệu chôn vùi dưới đất khá dễ dàng. Nhưng có nhiều lúc để lấy được chúng lên từ tay... Thổ địa lại là chuyện có khi phải hì hục cả ngày, nếu gặp phải phế liệu có kích cỡ lớn và nằm sâu dưới đất. Cho nên, việc lôi được "cục, tảng" phế liệu lên mặt đất ngoài "công" phát giác của máy dò còn có "sự góp sức" của xà beng, búa tạ, cuốc, xẻng... là những vật bất ly thân của người nhặt phế liệu..

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tại Sài Gòn, cứ vào thứ 7 hằng tuần, trường đua Phú Thọ lại đông nghẹt khách. Trong đó, phần lớn là những tay độ ngựa chuyên nghiệp, số còn lại là khách đến xem vì tò mò và muốn được thử vận may qua một vài vòng đua. Khi cuộc đua bắt đầu, Hàng nghìn đôi mắt căng thẳng dõi theo từng chú ngựa đang phi hết tốc lực.
Theo báo quốc nội, tại VN, giới ca sĩ đang mê tín rằng, mốt nhất phải là những nghệ danh có 3 chữ và "tí hơi hướm" Hồng Kông, Nam Hàn thì mới may mắn. Báo quốc nội nêu ra trường hợp hiện tượng Ưng Hoàng Phúc solo thành công, đã nhanh chóng lan rộng trong giới ca nhạc, nhiều ca sĩ mới đã có nghệ danh lạ tai: Quách Thành Danh (tên thật Thanh Tùng), Lâm Chí Khanh (tên thật Huỳnh Phương Khanh), Châu Gia Kiệt (Nguyễn Gia Kiệt), Quách An An, Lưu Gia Bảo...
Theo báo quốc nội, trên địa bàn các quận nội thành Sài Gòn, có nhiều con đường do cư dân địa phương tự đặt tên theo vị trí địa lý, tên đường không có trong danh bạ của ngành bưu điện. Thực trạng này đã gây khó khăn cho các bưu tín viên khi chuyển giao thư, cho các tài xế taxi, giới chạy xe thồ, xích lô khi chở khách tìm nhà, tìm đường.
Tại Sài Gòn, giới chơi số đề thường nói "số đề - thế đồ" để báo động những con đề hay đó chính là "kinh nghiệm xương máu" của chính những ma đề qua "trận mạc đỏ đen", và trong thực tế, trên nhiều đường phố Sài Gòn mỗi chiều, không ít người đứng chờ trước các đại lý vé số để đợi thần tài. Báo SGGP viết về hiện trạng này nhu sau.
Khắp các ngõ ngách Hà Nội, không biết có bao nhiêu đứa bé đi đêm về hôm kiếm sống. Trong số đó không ít em mồ côi, bị gia đình bỏ rơi hay gia đình. Ở tuổi ăn tuổi học nhưng các em đã sớm phải đối mặt với lo toan của cuộc mưu sinh. Đêm, những trẻ em này vẫn lầm lũi trên những chiếc xe đạp cọc cạch đi khắp đầu xóm cuối ngõ với thùng bánh mì
Theo báo quốc nội, trên địa bàn thành phố Sài Gòn, dù chỉ mới có một vài cơn mưa lớn từ đầu tháng 5 đến nay nhưng cũng đã làm nước ngấp nghé bờ tại một số đoạn đê bao ở các phường Thạnh Lộc, An Phú Đông (quận 12), xã Nhị Bình (huyện Hóc Môn)... thuộc hệ thống đê bao sông Sài Gòn. Hàng năm, cứ bắt đầu bước vào mùa mưa
Theo báo quốc nội, vào những ngày hè nóng nực của tháng 5 này, tại Hà Nội, Sài Gòn, và các thành phố lớn, hàng chục ngàn sĩ tử đang "nung mình" trong những lò luyện thi rực lửa để chuẩn bị cho kỳ thi Đại học, Cao đẳng cận kề. Thế nhưng, không chỉ có các sĩ tử lớn mà cả những sĩ tử tí hon, những em bé vừa rời lớp mẫu giáo lớn tại các trường mầm non
Tại miền Tây Nam phần, Châu Đốc là thị xã biên thùy với địa thế hiểm trở và hùng vĩ. Cách thị xã Châu Đốc chừng 5km, núi Sam, mang hình dáng con sam, ngọn núi chứa đựng nhiều huyền thoại ở miền Tây, là nơi lập miếu thờ Bà Chúa Xứ. Hàng năm, lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam diễn ra vào hạ tuần tháng 4 âm lịch. Báo SGGP ghi nhận về huyền thoại núi Sam và lễ hội này như sau.
Theo ghi nhận, trên thị trường Sài Gòn, rất nhiều loại hàng nhái, hàng giả phẩm lượng kém đang được bày bán tràn lan. Mặt hàng nào thu hút khách hàng do phẩm chất cao thì chỉ một thời gian ngắn trên thị trường xuất hiện ngay hàng nhái, hàng giả.Đáng báo động nhất là các sản phẩm làm giả có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng như thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc. SGGP ghi nhận hiện trạng này như sau.
Theo SGGP, đến nay, ở các chợ tại thành phố Sài Gòn vẫn tồn tại hàng chục đường dây hụi lớn mà mỗi dây, các con hụi chơi hàng chục triệu đồng mỗi tháng. Hình thức tín dụng này đã trở thành phổ biến và là giải pháp kịp thời nhất đối với họ trong buôn bán làm ăn và nhiều hoàn cảnh khác. Báo SGGP viết về hoạt động tín dụng hụi tại các chợ Sài Gòn như sau.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.