Hôm nay,  

‘chuyên Viên’ Tìm Phế Liệu

9/13/200500:00:00(View: 5916)
Bạn,
Theo báo quốc nội, tại Biên Hòa có một số cư dân đang kiếm sống bằng nghề nhặt phế liệu. Do phế liệu kim loại "lộ thiên" ngày càng ít, những người nhặt phế liệu phải chuyển sang cách đào, bới để tìm chúng dưới mặt đất. Và, để làm được công việc này có hiệu quả, họ đã áp dụng nguyên lý của máy dò mìn để chế tạo ra máy dò phế liệu có nguồn ngốc từ kim loại như sắt, nhôm, đồng, chì, kẽm v.v... Nhờ máy này, những người nhặt phế liệu có thể tìm kiếm ở mọi địa hình, dưới đất, dưới nước, dưới bùn.
Báo Đồng Nai cho biết: hiện nay, riêng tại thành phố Biên Hòa có không dưới 20 máy dò phế liệu nhưng chúng lại được chế tạo tại một số tỉnh miền Bắc và miền Trung. Cấu trúc máy dò khá đơn giản gồm: 2 cục pin có điện thế cỡ 12 volts, 1 bộ phận cảm ứng từ, 1 cần dò có gắn ở phía đầu cái mâm hay vòng dò và một cặp tai nghe. Khi thao tác, người sử dụng mở dòng điện, cầm cần dò huơ, rà cách mặt đất từ 1-3 tấc. Tín hiệu sẽ phát ra... te...te... liên tục, truyền dẫn qua tai nghe. Nếu tín hiệu ngưng bặt, là có phế liệu, cho dù đó là mảnh kim loại nhỏ bằng cái... nút áo, ở độ sâu cả mét. Cư dân Phạm Văn Thành ngụ phường Bình Đa (TP. Biên Hòa), có trên 20 năm sống bằng nghề nhặt phế liệu, trong đó có 9 năm sau này nhặt phế liệu bằng máy dò, cho biết thêm: "Máy dò tìm phế liệu xuất hiện từ khoảng năm 1996, tôi tìm mua nó ở tận Đà Nẵng. Giá hiện nay, tùy theo công suất "bắt" được phế liệu sâu hay cạn mà chúng có giá từ 500 ngàn đồng đến vài triệu đồng".

Cũng theo báo ĐN, đi đầu trong việc "hiện đại hóa" công việc nhặt phế liệu có lẽ là một số "dân ve chai" ở các phường Bình Đa, Hố Nai... Ở các khu vực này, từ mờ sáng người thì lọc cọc trên chiếc xe đạp, kẻ thì vun vút trên chiếc xe máy "quá đát". Họ đèo trên xe những chiếc máy dò, cùng xà beng, cuốc, xẻng, búa tạ... Họ tỏa đi khắp các nẻo đường trong và ngoài TP. Biên Hòa, có nơi xa hàng chục cây số. Địa bàn "làm nghề" của họ là các khu vực nhà cửa, đất đai đang giải tỏa, các bãi xà bần hay men theo các triền sông. Họ ít khi đi theo nhóm mà thường đi riêng lẻ. Cư dân Lê Như Giang, 30 tuổi, quê Thanh Hóa, ngụ ở phường Thống Nhất (TP. Biên Hòa) một trong những "chuyên viên" dò tìm cho biết: "Cách nhặt phế liệu bọn tôi dò tìm hầu hết đều quen mặt nhau, nhưng chẳng mấy khi đi chung với nhau. Do phế liệu chôn vùi dưới đất ngày càng ít đi, nếu tập trung nhiều người cùng dò thì rất dễ đụng máy, có khi dẫn đến... đụng chạm".
Bạn,
Báo ĐN ghi nhận rằng nhờ máy dò tìm nên việc phát triển phế liệu chôn vùi dưới đất khá dễ dàng. Nhưng có nhiều lúc để lấy được chúng lên từ tay... Thổ địa lại là chuyện có khi phải hì hục cả ngày, nếu gặp phải phế liệu có kích cỡ lớn và nằm sâu dưới đất. Cho nên, việc lôi được "cục, tảng" phế liệu lên mặt đất ngoài "công" phát giác của máy dò còn có "sự góp sức" của xà beng, búa tạ, cuốc, xẻng... là những vật bất ly thân của người nhặt phế liệu..

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Chuyện kể với bạn trong lá thư này là chuyện của những nhà sưu tầm cổ vật tại Sài Gòn, Huế. Những người có lúc đã bỏ cả ăn uống, vui chơi, chỉ miệt mài ngắm nghía, nghiền ngẫm về những "đứa con mấy trăm tuổi", có khi phải bán cả tài sản để mua cho bằng được những cổ vật qúy hiếm có giá trị lịch sử, nhân văn. SGGP viết như sau.
Theo báo quốc nội, trên địa bàn TPSG, ven theo nhiều con đường thường xảy ra các vụ tai nạn giao thông mà nạn nhân bị tử vong, có nhiều miếu thờ. Hiện tượng này bắt nguồn từ quan niệm cho rằng kẻ chết oan, chết trẻ, chết thảm... sẽ linh thiêng, có thể "quậy phá" hoặc báo ứng cho điềm lành nên người dựng miếu thờ để cầu xin chuyện cá nhân.
Theo báo quốc nội, tại vùng đất hoang vu dưới chân núi Chứa Chan ở xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, có một nhà sư xây tịnh thất tu hành. Và cũng trong chốn thanh tu này, 12 năm qua, nhà sư âm thầm nghiên cứu nuôi trồng cây dó bầu (trầm hương) và tạo được nguồn giống của loài cây quý hiếm đó.Từ mảnh đất núi cằn cỗi này
Theo ghi nhận của báo Thanh Niên, trong 1 buổi hội thảo, 1 giáo sư đại học VN đã than rằng "giảng viên các trường đại học, cao đẳng trong nước đang bị "vắt" rất thê thảm: Nhà nước "vắt", bản thân họ tự "vắt" để kiếm sống. Cuốn vào giảng dạy, làm gì còn thời gian đọc, dù là sách hay. Ngoại ngữ cũng không học".
Theo báo quốc nội, qua tiến trình điều tra khảo cổ học tại cố đô Huế từ 1999 đến nay đã giác hiện nhiều điều mà sử sách chưa hề đề cập. Chẳng hạn lăng Minh Mạng trước kia nằm trên đồi chứ không ở vào địa thế bằng phẳng như hiện nay. Hay tại đây từng tồn tại một hệ thống vườn hoa mà sử sách không nói đến. Tin Nhanh VN ghi nhận những phát giác mới về lăng vua Minh Mạng như sau.
Theo báo Tuổi Trẻ, gần đây, tại VN, cả ở thành thị lẫn vùng nông thôn xuất hiện rất nhiều những ngôi nhà có kiến trúc kiểu đền phủ, điện thờ. Ở những nơi này người ta cầu cúng, hương khói nghi ngút, nến cháy đỏ ngày, đôi khi có cả hát chầu văn, hầu đồng bóng... Phóng viên báo TT ghi nhận về hiện trạng này tại Hà Nội như sau.
Trên địa bàn thành phố Sài Gòn, khu vực các quận Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình, nổi tiếng về các quán bar,ngoài các bar "xịn" còn cà phê "nhái" bar thì nhiều vô kể. Tại các quán "xịn", rượu là đồ uống chính còn các loại thức uống khác chỉ là phụ. Ở quán "nhái" thì rượu lại thứ yếu, chỉ đưa ra khi khách có nhu cầu. Bar "nhái" đầu tư ít
Theo báo quốc nội, tuần qua dư luận giới trẻ trong nước lại ồn ào về vụ một nữ ca sĩ trẻ chưa có nhiều người biết tên. Ấy là chuyện đời tư của Nguyễn Hồng Nhung bị một người đàn ông tên Lê Vĩnh Thắng lừa gạt về tình và tiền. Về tình thì chỉ sau một hai ngày gặp nhau, cô ta đã đến khách sạn để "bị Lê Vĩnh Thắng chiếm đoạt ngay".
Theo báo quốc nội, tại Sài Gòn, nạn hàng giả, buôn lậu và gian lận thương mại diễn biến ngày càng phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi, nhất là khi trên địa bàn SG đang xuất hiện một số hình thức kinh doanh mới. Đó là nhận định của các chuyên viên của Chi cục quản lý thị trường TP SG. Tin Nhanh Việt Nam ghi nhận hiện trạng này như sau.
Những ngày vưà qua, mực nước lũ tại đồng bằng sông Cửu Long tại miền Tây Nam phần có nơi đã vượt quá mức báo động nguy hiểm. Nhiều trường trung, tiểu học phải cho học sinh tạmnghỉ học do lũ lên cao. Trong tình hình đó, người dân nơi đây sẵn sàng đối mặt với những hiểm nguy, đồng thời chuẩn bị cho vụ mùa sau lụt. Báo Người Lao Động ghi nhận thực trạng tại một số khu vực ở miền Tây trong mùa lũ này như sau.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.