Hôm nay,  

‘chuyên Viên’ Tìm Phế Liệu

13/09/200500:00:00(Xem: 5948)
Bạn,
Theo báo quốc nội, tại Biên Hòa có một số cư dân đang kiếm sống bằng nghề nhặt phế liệu. Do phế liệu kim loại "lộ thiên" ngày càng ít, những người nhặt phế liệu phải chuyển sang cách đào, bới để tìm chúng dưới mặt đất. Và, để làm được công việc này có hiệu quả, họ đã áp dụng nguyên lý của máy dò mìn để chế tạo ra máy dò phế liệu có nguồn ngốc từ kim loại như sắt, nhôm, đồng, chì, kẽm v.v... Nhờ máy này, những người nhặt phế liệu có thể tìm kiếm ở mọi địa hình, dưới đất, dưới nước, dưới bùn.
Báo Đồng Nai cho biết: hiện nay, riêng tại thành phố Biên Hòa có không dưới 20 máy dò phế liệu nhưng chúng lại được chế tạo tại một số tỉnh miền Bắc và miền Trung. Cấu trúc máy dò khá đơn giản gồm: 2 cục pin có điện thế cỡ 12 volts, 1 bộ phận cảm ứng từ, 1 cần dò có gắn ở phía đầu cái mâm hay vòng dò và một cặp tai nghe. Khi thao tác, người sử dụng mở dòng điện, cầm cần dò huơ, rà cách mặt đất từ 1-3 tấc. Tín hiệu sẽ phát ra... te...te... liên tục, truyền dẫn qua tai nghe. Nếu tín hiệu ngưng bặt, là có phế liệu, cho dù đó là mảnh kim loại nhỏ bằng cái... nút áo, ở độ sâu cả mét. Cư dân Phạm Văn Thành ngụ phường Bình Đa (TP. Biên Hòa), có trên 20 năm sống bằng nghề nhặt phế liệu, trong đó có 9 năm sau này nhặt phế liệu bằng máy dò, cho biết thêm: "Máy dò tìm phế liệu xuất hiện từ khoảng năm 1996, tôi tìm mua nó ở tận Đà Nẵng. Giá hiện nay, tùy theo công suất "bắt" được phế liệu sâu hay cạn mà chúng có giá từ 500 ngàn đồng đến vài triệu đồng".

Cũng theo báo ĐN, đi đầu trong việc "hiện đại hóa" công việc nhặt phế liệu có lẽ là một số "dân ve chai" ở các phường Bình Đa, Hố Nai... Ở các khu vực này, từ mờ sáng người thì lọc cọc trên chiếc xe đạp, kẻ thì vun vút trên chiếc xe máy "quá đát". Họ đèo trên xe những chiếc máy dò, cùng xà beng, cuốc, xẻng, búa tạ... Họ tỏa đi khắp các nẻo đường trong và ngoài TP. Biên Hòa, có nơi xa hàng chục cây số. Địa bàn "làm nghề" của họ là các khu vực nhà cửa, đất đai đang giải tỏa, các bãi xà bần hay men theo các triền sông. Họ ít khi đi theo nhóm mà thường đi riêng lẻ. Cư dân Lê Như Giang, 30 tuổi, quê Thanh Hóa, ngụ ở phường Thống Nhất (TP. Biên Hòa) một trong những "chuyên viên" dò tìm cho biết: "Cách nhặt phế liệu bọn tôi dò tìm hầu hết đều quen mặt nhau, nhưng chẳng mấy khi đi chung với nhau. Do phế liệu chôn vùi dưới đất ngày càng ít đi, nếu tập trung nhiều người cùng dò thì rất dễ đụng máy, có khi dẫn đến... đụng chạm".
Bạn,
Báo ĐN ghi nhận rằng nhờ máy dò tìm nên việc phát triển phế liệu chôn vùi dưới đất khá dễ dàng. Nhưng có nhiều lúc để lấy được chúng lên từ tay... Thổ địa lại là chuyện có khi phải hì hục cả ngày, nếu gặp phải phế liệu có kích cỡ lớn và nằm sâu dưới đất. Cho nên, việc lôi được "cục, tảng" phế liệu lên mặt đất ngoài "công" phát giác của máy dò còn có "sự góp sức" của xà beng, búa tạ, cuốc, xẻng... là những vật bất ly thân của người nhặt phế liệu..

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hiện nay, tại VN, các trung tâm dạy tiếng Anh của các tổ chức giáo dục nước ngoài đang ngày càng lấn lướt các đại học trong nước. Học phí tại đây thường được tính bằng Mỹ kim với mức không rẻ, nhưng vẫn thu hút rất đông học sinh. Học tiếng Anh "xịn" đang là trào lưu của giới trẻ. Tin Nhanh VN ghi nhận hiện trạng này tại Hà Nội như sau.
Tại U Minh tỉnh Cà Mau,có nhiều thợ quanh năm chui rúc trong những cánh rừng tràm như dân du mục để đem sức lực, mồ hôi đổi lấy chén cơm manh áo. Họ là dân nghèo từ các tỉnh miền Tây hội tụ về các lâm ngư trường U Minh đốn tràm thuê kiếm sống. Phóng viên báo Người Lao Động viết về cuộc sống khốn khổ của những người thợ này như sau.
Theo báo Thanh Niên, tại VN, sừng tê giác được rao bán trên thị trường chỉ là giả hoặc là mánh bịp bợm của những kẻ lừa đảo. Còn hàng thật đang được mua bán một cách bí mật, thì là hàng nhập lậu, từ các nguồn khắp trên thế giới. Một ký sừng dao động 17,000-20,000 Mỹ kim. Báo TN viết như sau. Một ký sừng tê giác tại thị trường Việt Nam dao động từ 17 ngàn đến 20 ngàn đôla.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, tình hình buôn lậu tại các tỉnh biên giới ở phía Bắc Việt Nam ngày càng gia tăng, nhất là trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, một địa phương có nhiều "cứ điểm" của dân buôn lậu. Tại nhiều khu vực của tỉnh này, hàng lậu vận chuyển qua biên giới, theo những đường mòn vào các nhà dân gần đó ém chờ tin của hoa tiêu - còn được gọi là "chim lợn".
Tại VN, theo quy chế tuyển sinh viên vào các trường Đại học, trong kỳ thi nhập học, ngoài trường chính (nguyện vọng 1), mỗi thí sinh dự thi được quyền ghi thêm 1 nguyện vọng (nguyện vọng 2) theo học 1 trường đại học nếu số điểm thi không đạt điểm chuẩn của trường chính, nhưng hội đủ số điểm của trường thuộc nguyện vọng 2.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, dịch cúm gia cầm tái phát đang khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo tại Sài Gòn, Hà Nội hoang mang. Đại diện các công ty cho biết, hằng năm, trong mùa bánh Trung Thu, đều tung ra một khối lượng lớn bánh có nhân làm từ thịt, trứng gà, nhưng năm nay sẽ phải cân nhắc lại việc này vì nguy cơ dịch cúm sẽ là mối họa cho các cơ sở kinh doanh.
Theo báo quốc nội, nhiều khu nhà tại Hà Nội đang có hiện tượng lún và nghiêng. Báo Lao Đông nêu ra trường hợp1 khu nhà 5 tầng gồm với 40 gia đình, được xây dựng từ năm 1988, đưa vào sử dụng năm 1990.. Ngay từ khi đưa vào sử dụng, nhà đã có hiện tượng lún và nghiêng về phía bắc nhưng đã được các cơ quan chức năng xác định là vẫn bảo đảm an toàn, độ nghiêng trong giới hạn cho phép.
Theo báo SGGP, những ngày qua, tòa soạn báo này nhận được một số thư của cư dân xã Bà Điểm huyện Hóc Môn, TPSG, than van về tình trạng ngập úng nước triền miên gây khó khăn cho sinh hoạt, sản xuất của người dân và gây ô nhiễm môi trường trầm trọng.Từ ø một vùng đất gò, nơi đã tạo nên cau, trầu Bà Điểm nổi tiếng là ngon nhất cả VN, nay lại rơi vào cảnh ngập úng trầm trọng.
Theo báo quốc nội, tại Sài Gòn, số bệnh nhân luôn quá tải khiến các cơ sở khám chữa bệnh công lập làm không hết việc, trong khi vẫn phải thường xuyên bù lỗ vì mức thu vào quá ít. Cũng do quy chế bệnh viện phí bất hợp lý, người nghèo không được hưởng dịch vụ y tế. Nhiều bệnh nhân nghèo phải lâm vào tình cảnh khốn khổ khi vào điều trị tại các bệnh viện
Trên đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, tiêu là cây đặc sản và thế mạnh giúp nhiều nông dân thoát nghèo. Nhưng, thời gian gần đây, nông dân Phú Quốc ùn ùn bán vườn tiêu. Các vườn tiêu Phú Quốc tiêu điều, và đặs sản tiêu của đảo này có nguy cơ sắp "tiêu". Báo SGGP ghi nhận về thực trạng này như sau. Ở Phú Quốc những ngày này, chuyện sang bán vườn tiêu đã trở thành cơn sốt.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.