Hôm nay,  

‘chuyên Viên’ Tìm Phế Liệu

13/09/200500:00:00(Xem: 6056)
Bạn,
Theo báo quốc nội, tại Biên Hòa có một số cư dân đang kiếm sống bằng nghề nhặt phế liệu. Do phế liệu kim loại "lộ thiên" ngày càng ít, những người nhặt phế liệu phải chuyển sang cách đào, bới để tìm chúng dưới mặt đất. Và, để làm được công việc này có hiệu quả, họ đã áp dụng nguyên lý của máy dò mìn để chế tạo ra máy dò phế liệu có nguồn ngốc từ kim loại như sắt, nhôm, đồng, chì, kẽm v.v... Nhờ máy này, những người nhặt phế liệu có thể tìm kiếm ở mọi địa hình, dưới đất, dưới nước, dưới bùn.
Báo Đồng Nai cho biết: hiện nay, riêng tại thành phố Biên Hòa có không dưới 20 máy dò phế liệu nhưng chúng lại được chế tạo tại một số tỉnh miền Bắc và miền Trung. Cấu trúc máy dò khá đơn giản gồm: 2 cục pin có điện thế cỡ 12 volts, 1 bộ phận cảm ứng từ, 1 cần dò có gắn ở phía đầu cái mâm hay vòng dò và một cặp tai nghe. Khi thao tác, người sử dụng mở dòng điện, cầm cần dò huơ, rà cách mặt đất từ 1-3 tấc. Tín hiệu sẽ phát ra... te...te... liên tục, truyền dẫn qua tai nghe. Nếu tín hiệu ngưng bặt, là có phế liệu, cho dù đó là mảnh kim loại nhỏ bằng cái... nút áo, ở độ sâu cả mét. Cư dân Phạm Văn Thành ngụ phường Bình Đa (TP. Biên Hòa), có trên 20 năm sống bằng nghề nhặt phế liệu, trong đó có 9 năm sau này nhặt phế liệu bằng máy dò, cho biết thêm: "Máy dò tìm phế liệu xuất hiện từ khoảng năm 1996, tôi tìm mua nó ở tận Đà Nẵng. Giá hiện nay, tùy theo công suất "bắt" được phế liệu sâu hay cạn mà chúng có giá từ 500 ngàn đồng đến vài triệu đồng".

Cũng theo báo ĐN, đi đầu trong việc "hiện đại hóa" công việc nhặt phế liệu có lẽ là một số "dân ve chai" ở các phường Bình Đa, Hố Nai... Ở các khu vực này, từ mờ sáng người thì lọc cọc trên chiếc xe đạp, kẻ thì vun vút trên chiếc xe máy "quá đát". Họ đèo trên xe những chiếc máy dò, cùng xà beng, cuốc, xẻng, búa tạ... Họ tỏa đi khắp các nẻo đường trong và ngoài TP. Biên Hòa, có nơi xa hàng chục cây số. Địa bàn "làm nghề" của họ là các khu vực nhà cửa, đất đai đang giải tỏa, các bãi xà bần hay men theo các triền sông. Họ ít khi đi theo nhóm mà thường đi riêng lẻ. Cư dân Lê Như Giang, 30 tuổi, quê Thanh Hóa, ngụ ở phường Thống Nhất (TP. Biên Hòa) một trong những "chuyên viên" dò tìm cho biết: "Cách nhặt phế liệu bọn tôi dò tìm hầu hết đều quen mặt nhau, nhưng chẳng mấy khi đi chung với nhau. Do phế liệu chôn vùi dưới đất ngày càng ít đi, nếu tập trung nhiều người cùng dò thì rất dễ đụng máy, có khi dẫn đến... đụng chạm".
Bạn,
Báo ĐN ghi nhận rằng nhờ máy dò tìm nên việc phát triển phế liệu chôn vùi dưới đất khá dễ dàng. Nhưng có nhiều lúc để lấy được chúng lên từ tay... Thổ địa lại là chuyện có khi phải hì hục cả ngày, nếu gặp phải phế liệu có kích cỡ lớn và nằm sâu dưới đất. Cho nên, việc lôi được "cục, tảng" phế liệu lên mặt đất ngoài "công" phát giác của máy dò còn có "sự góp sức" của xà beng, búa tạ, cuốc, xẻng... là những vật bất ly thân của người nhặt phế liệu..

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo Sở Thanh tra Bộ Giáo dục-Đào tạo, từ cuối năm 2001 đến nay, các tỉnh thành, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp tại VN đã kiểm tra, rà soát được hơn 1.2 triệu văn bằng chứng chỉ ,qua đó, đã phát giác được gần 7,000 người sử dụng văn bằng chứng chỉ giả, trong số đó có nhiều quan chức giữ các chức vụ trọng yếu tại các địa phương, như chánh án, giám đốc công ty quốc doanh tỉnh, giám đốc, phó giám đốc sở, trưởng phòng các cơ quan chuyên môn. Báo Lao Động ghi nhận hiện trạng này như sau.
Nhắc đến trong lá thư này là những người mà hạnh phúc của họ là nhìn thấy đồng hương có cuộc sống ổn định. Họ sẵn lòng giúp đỡ dù đôi khi chỉ nhận được những lời trách móc, chửi bới và cả lừa lọc từ người mà họ cưu mang. Đó là chuyện của ba người trong một xã nghèo tỉnh Phú Thọ đang tha phương tìm kế sinh nhai. Báo Thanh Niên kể như sau.
Tại VN, có con vào đại học là mơ ước của tất cả những người làm cha, làm mẹ. Đó không chỉ là niềm vui của một gia đình mà đôi khi còn là của cả một dòng tộc. Thế nhưng những khoản chi phí để lo cho con mình được ngồi trên ghế giảng đường lại là một gánh nặng không phải là nhỏ với các bậc phụ huynh, nhất là khi họ là những nông dân quanh năm "bán lưng cho trời, bán mặt cho đất";
Người dân ở TP SG hiện nay có thể mua phim sex dễ dàng như mua tờ báo, bao thuốc lá hay viên thuốc tây. Thậm chí, họ không cần ra khỏi nhà cũng có người sẵn sàng mang đến nếu có nhu cầu.Thị trường băng đĩa "đen" nóng lên sau vụ "hai sinh viên Hải Phòng" và hàng loạt phim sex "made in Vietnam'' được tung ra. Kéo theo đó xuất hiện nhan nhản những đội quân bán hàng di động trên các cây cầu trong thành phố. Báo TNVN viết như sau.
Chuyện này xảy ra tại 1 xã ở miền Bắc VN. Đó là xã Xuân Cẩm thuộc huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Cả xã có bốn thôn ven sông thì đã có ba thôn cắt bán sông thuộc địa phận thôn mình. Các thôn trưởng của ba thôn này đã áp dụng lệ làng hơn phép nước, tự ký hợp đồng bán phần sông chảy qua địa phận của thôn cho các chủ tàu khai tác cát.
Mặc dù mới phát triển vài năm gần đây nhưng nghề trang điểm đã và đang thu hút nhiều cô theo đuổi nghề này làm kế mưu sinh. Những tiệm cho thuê áo cưới, những cửa hàng ảnh viện ngoài những công việc chuyên môn họ cũng mở thêm các lớp dạy trang điểm hàng ngày.
Từ tháng 3 đến nay, trên địa bàn thành phố Sài Gòn, nhưng các đường dây thi thuê vào các trường đại học niên khóa 2004-2005 đã ráo riết vào cuộc. Năm trước, nhiều đường dây bị phát giác, khởi tố, nhưng không vì thế mà hình thức gian lận này không còn. Báo Tuổi Trẻ viết như sau.
Trong cuộc hội thảo giáo dục đại học do Bộ Giáo dục-Đào tạo tổ chức tại Hà Nội cách đây 2 tuần, nhiều nhà nghiên cưú giáo dục trong và ngoài nước đã nhận xét rằng hệ thống giáo dục đại học tại VN quá yếu kém so với các nước trong khu vực Đông Nam Á, không hội đủ các quy chuẩn của đại học quốc tế, và điều đáng nói là các giáo sư, giảng viên đại học đã giảng dạy như là "những thợ dạy", không có thời gian và điều kiện nghiên cứu. Báo Tuổi Trẻ viết như sau.
Khảo sát của Trung tâm Công tác xã hội thanh thiếu niên VN đối với 326 nữ công nhân làm việc tại ba khu công nghiệp - khu chế xuất (KCN-KCX) Sài Gòn là Tân Thới Hiệp, Tân Bình và Linh Trung, cho biết có đến 72.2% thường xuyên bị stress. Báo Tuổi Trẻ ghi nhận một số trường hợp như sau.
Do chuyên môn, kinh nghiệm ở nhiều ngành người Việt còn yếu, nên xu hướng thuê người nước ngoài mà dân thường gọi nôm na là thuê "Tây" về làm việc đang ngày càng phổ biến trong các doanh nghiệp VN. Sài Gòn đã có 249 công ty tư nhân thuê 353 người nước ngoài chủ yếu trong các lĩnh vực mới, như: sáng tạo ý tưởng quảng cáo, quản lý, kinh doanh cao ốc văn phòng, căn hộ cao cấp, kinh doanh nông dược và lai tạo giống cây trồng, vật nuôi... Báo SGGP viết như sau.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.