Hôm nay,  

Áp Lực Trong Học Hành

23/12/200500:00:00(Xem: 6835)
Bạn,

Theo ghi nhận của báo quốc nội, chuyện áp lực trong học hành với học sinh, sinh viên tại VN không phải là chuyện mới, và các nhà nghiên cứu xã hội, giáo dục đã rất nhiều lần báo động về sức ép đang ngày đêm đè nặng lên vai các sinh viên, học sinh, ngay cả các học sinh bậc tiểu học. Đây chính là khởi nguồn cho một loại bệnh lý của thời hiện đại: bệnh tâm thần vì sức ép học vấn. Báo CA ghi nhận hiện trạng này qua đoạn ký sự như sau.

7giờ 30 phút sáng, phòng khám bệnh Khoa Nội thần kinh, Bệnh viện C tiếp nhận một bệnh nhân 13 tuổi, tên là Phan Đức D., học sinh lớp 8 của một trường chuyên tại Tp.SG. Mẹ D. kể với bác sĩ: "Tối qua cháu vẫn học bài rồi đi ngủ bình thường. Nhưng sáng nay, lúc gọi cháu dậy để chuẩn bị đến trường, thì đột nhiên cháu nói năng lảm nhảm, không còn nhận ra cha mẹ, anh chị em mình nữa...". Mất hơn một tiếng, sau khi tiến hành kiểm tra tim, phổi, làm điện não đồ, bác sĩ Dương, người trực tiếp khám cho D. nhận thấy sóng não của em có những dấu hiệu bất thường, biểu hiện của hội chứng rối loạn tâm thần.

Hỏi về sinh hoạt hàng ngày của D., mẹ D. cho biết: "Cháu học bán trú từ 7 giờ 30 đến 16 giờ 30. Về tới nhà, ăn cơm xong cháu đi học thêm tiếng Anh ở một trung tâm ngoại ngữ từ 19 giờ đến 20 giờ 30. Sau đó, cháu ôn bài, làm bài đến khoảng 11 giờ khuya rồi đi ngủ". Bác sĩ Dương hỏi tiếp: "Chủ nhật cháu có được nghỉ không"". Mẹ D. ngập ngừng: "Dạ, chủ nhật buổi sáng có thầy đến nhà kèm thêm môn toán, buổi chiều kèm thêm môn hóa, lý". Đột nhiên, ngay lúc đó, D. bỗng hét lớn: "Có một vòi nước chảy vào hồ với tốc độ 10 lít một giờ. Dưới đáy hồ lại có một vòi nước chảy ra với tốc độ 5 lít...". Mẹ D. lo lắng: "Đấy, bác sĩ ạ. Từ sáng đến giờ cháu chỉ nói toàn những câu như thế này thôi".

Phóng viên ngồi ở chiếc ghế con, đối diện với bàn khám bệnh của bác sĩ Dương, quan sát D. Suốt cả tiếng đồng hồ, D. ngồi im, không nhúc nhích, chỉ thỉnh thoảng lảm nhảm những công thức toán học, lúc thì thầm nho nhỏ, lúc hét to. Bác sĩ Dương giải thích: "Nguyên nhân của chứng loạn nhớ là do sức ép quá lớn của việc học hành, nhất là những môn học người bệnh chậm tiếp thu, nhưng bị ép phải tiếp thu như mọi học sinh khác. Bệnh này hoàn toàn có thể chữa lành nhưng nếu không thay đổi phương pháp học tập, cũng như không dành thời gian cho nghỉ ngơi, giải trí, thì bệnh sẽ tái phát. Mỗi lần tái phát, bệnh càng nặng hơn và đến một lúc nào đó, sẽ không hồi phục được".

Bạn,

Báo CA cho biết: theo một thống kê của Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, trong năm 2004 và 2005, số người đến khám ở đây vì các triệu chứng "không bình thường" là gần 8 ngàn người, trong đó 30% là học sinh, sinh viên. Thời điểm bệnh nhân được người nhà đưa đến khám nhiều nhất là trước và sau mỗi kỳ thi đại học. Trước ngày thi, bệnh nhân rối loạn tâm thần vì bài vở quá nhiều, vì tâm lý sợ không đậu, vì sức ép của gia đình. Còn sau ngày thi thì mặc cảm với bạn bè vì thi rớt, tuyệt vọng khi cho rằng cánh cửa tương lai đã khép kín".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo báo Tuổi Trẻ, tại thành phố Sài Gòn, chơi cá cảnh đang trở thành một phong trào thời thượng, niềm đam mê đối với nhiều người, từ giới "đại gia" cho đến giới bình dân với lắm chuyện bi, hài và những bí mật bất ngờ phía sau thú chơi tao nhã này.
Theo báo Sài Gòn, hơn 1 tháng qua , tỉnh Lâm Đồng, dịch ruồi xuất hiện dày đặc ở xã Đà Loan, huyện Đức Trọng, khiến người dân khốn đốn, mọi sinh hoạt của gia đình bị rối loạn.
Theo báo SGGP, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế, có 1 ngôi làng được cư dân địa phương gọi là "làng đi bộ".
Theo báo SGGP, tại miền Tây Nam phần, tỉnh Đồng Tháp là một trong những địa phương chủ trương phát triển đàn bò sữa. Nông dân cứ ngỡ nuôi bò sữa lời hơn làm lúa, nào ngờ mới mua về đã gặp đại họa như bò già, bò bệnh dẫn đến thua lỗ, nợ nần chồng chất.
Theo báo Sài Gòn, tại vùng sông nước tỉnh Đồng Nai, vài năm trở lại đây, trên lòng hồ Trị An xuất hiện một loài cá la mà dân địa phương gọi là cá "hoàng đế."
Theo báo điện tử Net Cố Đô, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế, có 1 ngôi làng ở vào vị trí địa lý đặc biệt: trước làng là biển Đông, sau làng là đầm phá Tam Giang
Theo báo Nông Nghiệp Việt Nam, nhiều ngày qua, trên địa bàn một số xã của tỉnh Bình Dương, bọ đen xuất hiện dày đặc trong nhà dân.
Theo các nhà môi trường, thành phố Sài Gòn có hệ thống kênh rạch chằng chịt, và đây là một lợi thế , vừa cung cấp nước vừa tạo cảnh quan thoáng đãng, thuận tiện cho giao thông thủy.
Theo báo Thanh Niên, tại khu vực đồng bằng tỉnh Bình Định, lần đầu tiên trong vòng hàng chục năm qua, người dân ở xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ, nhìn thấy dấu chân, nghe tiếng gầm của cọp quanh khu vực dân cư.
Theo báo Sài Gòn, tại VN, chưa bao giờ cơn lốc hàng giả tấn công thị trường dữ dội như hiện nay. Nhiều sản phẩm trong nước làm nhái của nhau
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.