Hôm nay,  

Áp Lực Trong Học Hành

23/12/200500:00:00(Xem: 6137)
Bạn,

Theo ghi nhận của báo quốc nội, chuyện áp lực trong học hành với học sinh, sinh viên tại VN không phải là chuyện mới, và các nhà nghiên cứu xã hội, giáo dục đã rất nhiều lần báo động về sức ép đang ngày đêm đè nặng lên vai các sinh viên, học sinh, ngay cả các học sinh bậc tiểu học. Đây chính là khởi nguồn cho một loại bệnh lý của thời hiện đại: bệnh tâm thần vì sức ép học vấn. Báo CA ghi nhận hiện trạng này qua đoạn ký sự như sau.

7giờ 30 phút sáng, phòng khám bệnh Khoa Nội thần kinh, Bệnh viện C tiếp nhận một bệnh nhân 13 tuổi, tên là Phan Đức D., học sinh lớp 8 của một trường chuyên tại Tp.SG. Mẹ D. kể với bác sĩ: "Tối qua cháu vẫn học bài rồi đi ngủ bình thường. Nhưng sáng nay, lúc gọi cháu dậy để chuẩn bị đến trường, thì đột nhiên cháu nói năng lảm nhảm, không còn nhận ra cha mẹ, anh chị em mình nữa...". Mất hơn một tiếng, sau khi tiến hành kiểm tra tim, phổi, làm điện não đồ, bác sĩ Dương, người trực tiếp khám cho D. nhận thấy sóng não của em có những dấu hiệu bất thường, biểu hiện của hội chứng rối loạn tâm thần.

Hỏi về sinh hoạt hàng ngày của D., mẹ D. cho biết: "Cháu học bán trú từ 7 giờ 30 đến 16 giờ 30. Về tới nhà, ăn cơm xong cháu đi học thêm tiếng Anh ở một trung tâm ngoại ngữ từ 19 giờ đến 20 giờ 30. Sau đó, cháu ôn bài, làm bài đến khoảng 11 giờ khuya rồi đi ngủ". Bác sĩ Dương hỏi tiếp: "Chủ nhật cháu có được nghỉ không"". Mẹ D. ngập ngừng: "Dạ, chủ nhật buổi sáng có thầy đến nhà kèm thêm môn toán, buổi chiều kèm thêm môn hóa, lý". Đột nhiên, ngay lúc đó, D. bỗng hét lớn: "Có một vòi nước chảy vào hồ với tốc độ 10 lít một giờ. Dưới đáy hồ lại có một vòi nước chảy ra với tốc độ 5 lít...". Mẹ D. lo lắng: "Đấy, bác sĩ ạ. Từ sáng đến giờ cháu chỉ nói toàn những câu như thế này thôi".

Phóng viên ngồi ở chiếc ghế con, đối diện với bàn khám bệnh của bác sĩ Dương, quan sát D. Suốt cả tiếng đồng hồ, D. ngồi im, không nhúc nhích, chỉ thỉnh thoảng lảm nhảm những công thức toán học, lúc thì thầm nho nhỏ, lúc hét to. Bác sĩ Dương giải thích: "Nguyên nhân của chứng loạn nhớ là do sức ép quá lớn của việc học hành, nhất là những môn học người bệnh chậm tiếp thu, nhưng bị ép phải tiếp thu như mọi học sinh khác. Bệnh này hoàn toàn có thể chữa lành nhưng nếu không thay đổi phương pháp học tập, cũng như không dành thời gian cho nghỉ ngơi, giải trí, thì bệnh sẽ tái phát. Mỗi lần tái phát, bệnh càng nặng hơn và đến một lúc nào đó, sẽ không hồi phục được".

Bạn,

Báo CA cho biết: theo một thống kê của Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, trong năm 2004 và 2005, số người đến khám ở đây vì các triệu chứng "không bình thường" là gần 8 ngàn người, trong đó 30% là học sinh, sinh viên. Thời điểm bệnh nhân được người nhà đưa đến khám nhiều nhất là trước và sau mỗi kỳ thi đại học. Trước ngày thi, bệnh nhân rối loạn tâm thần vì bài vở quá nhiều, vì tâm lý sợ không đậu, vì sức ép của gia đình. Còn sau ngày thi thì mặc cảm với bạn bè vì thi rớt, tuyệt vọng khi cho rằng cánh cửa tương lai đã khép kín".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo báo quốc nội, tại các khu phố bán đông y ở quận 5, thành phố Sài Gòn, nhiều loại dược phẩm nhập lậu được bày bán công khai. Đặc điểm của các loại thuốc lưu hành không phép này là tên thuốc và toa hướng dẫn sử dụng thuốc toàn là chữ Hoa. Cách mua bán cũng rất đơn giản: Khách hàng nhiều người tự đến nhà thuốc kể bệnh
Theo báo Người Lao Động, tại TPSG, thị trường dược phẩm đang lưu hành quá nhiều hàng nhái,nhiều nhất là thuốc nội giả thuốc ngoại bằng cách nhái mẫu mã và tên thuốc. Thế nhưng, điều ngạc nhiên là đa số các trường hợp vi phạm đều có "số đăng ký" do Bộ Y tế cấp được in trên bao bì hẳn hoi và có tên trong danh mục thuốc
Chuyện kể trong lá thư này xảy ra tại làng An Bình, xã Cam Thanh, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Đã hàng chục năm nay, mọi sinh hoạt của làng đều dựa vào nguồn nước phèn ấy. Địa phương nhiều lần lên tiếng, nhiều đoàn về khảo sát rồi quên. An Bình trở thành vùng đất không bình an, sống trong thấp thỏm với căn bệnh
Theo báo quốc nội, tại VN, vào mỗi kỳ thi đại học, nếu như những sĩ tử con nhà có điều kiện, được cha mẹ lo lắng, quan tâm thì với những sĩ tử con nhà nghèo điều đó là quá xa lạ. Bởi lẽ, đời sống của những gia đình nghèo còn nhiều khó khăn, quanh năm "bán mặt cho đất bán lưng cho trời" mà cái ăn vẫn không đủ huống gì
Theo báo quốc nội, tại miền Trung, dưới chân núi Dâu thuộc xã Hành Tín Đông huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi có một ngôi làng cổ mang tên Thiên Xuân. Đây được xem là ngôi làng cổ nhất hiện nay vừa được các nhà khảo cổ học tìm thấy. Thượng tuần tháng 7 vừa qua, một nhóm khảo cổ của tỉnh Quảng Ngãi
Theo báo Tiền Phong, trên địa bàn thành phố Hải Phòng, có một thị trấn mà cư dân đang phải đối mặt với căn bệnh ung thư. Theo thống kê của ngành y tế, liên tục hơn 5 năm trở lại đây, thị trấn này đã có tới 67 người ra đi vì bị ung thư. Phần lớn số bệnh nhân chết vì ung thư mắc các bệnh ung thư dạ dày, gan, vòm họng, phổi
Theo báo quốc nội, trước yêu cầu phát triển nhanh trong thời gian tới, tận dụng cơ hội Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, các doanh nghiệp ngành dệt may của VN rất lo ngại về tình trạng thiếu lao động nghiêm trọng trong ngành cả về số lượng lẫn trình độ của công nhân. Trong 6 tháng đầu năm 2006, tại nhiều
Theo các nhà nghiên cứu địa lý nhân văn, lâu nay, nói đến màu của Huế, người ta thường nhắc đến màu tím Huế. Ngồi nhìn ra sông Hương, chợt thấy Huế có thêm một màu khác, bao dung và gần gũi vô cùng: màu xanh Huế. Đầu tiên là màu của đỉnh núi, bóng rừng. Huế có những đỉnh núi đẹp, nên thơ như Thiên Thai, Kim Ngọc, Truồi ... song Huế cũng có ba "điểm xanh đặc biệt riêng" có ở Huế là Bạch Mã, Ngự Bình
Theo báo quốc nội, Tổ chức "Bảo vệ động vật hoang dã thế giới" đã báo động rằng hiện ở Việt Nam có gần 700 loài động thực vật đang bị đe dọa tuyệt chủng ở cấp quốc gia, trong đó có 300 loài bị đe dọa tuyệt chủng ở cấp toàn cầu. Đặc biệt, có 49 loài thuộc dạng vô cùng nguy cấp. Dự báo trong vài năm tới, VN phải chứng
Chuyện kể trong lá thư này xảy ra tại huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định, một huyện có số trẻ lang thang vào Nam kiếm sống cao nhất tỉnh. Vào thời gian này, có khoảng 200 trẻ em của huyện Hoài Ân đang kiếm sống tại thành phố Sài Gòn với những công việc như: bán vé số dạo, phụ việc ở các quán ăn, cơ sở sản xuất. Trong
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.