Hôm nay,  

Áp Lực Trong Học Hành

23/12/200500:00:00(Xem: 6079)
Bạn,

Theo ghi nhận của báo quốc nội, chuyện áp lực trong học hành với học sinh, sinh viên tại VN không phải là chuyện mới, và các nhà nghiên cứu xã hội, giáo dục đã rất nhiều lần báo động về sức ép đang ngày đêm đè nặng lên vai các sinh viên, học sinh, ngay cả các học sinh bậc tiểu học. Đây chính là khởi nguồn cho một loại bệnh lý của thời hiện đại: bệnh tâm thần vì sức ép học vấn. Báo CA ghi nhận hiện trạng này qua đoạn ký sự như sau.

7giờ 30 phút sáng, phòng khám bệnh Khoa Nội thần kinh, Bệnh viện C tiếp nhận một bệnh nhân 13 tuổi, tên là Phan Đức D., học sinh lớp 8 của một trường chuyên tại Tp.SG. Mẹ D. kể với bác sĩ: "Tối qua cháu vẫn học bài rồi đi ngủ bình thường. Nhưng sáng nay, lúc gọi cháu dậy để chuẩn bị đến trường, thì đột nhiên cháu nói năng lảm nhảm, không còn nhận ra cha mẹ, anh chị em mình nữa...". Mất hơn một tiếng, sau khi tiến hành kiểm tra tim, phổi, làm điện não đồ, bác sĩ Dương, người trực tiếp khám cho D. nhận thấy sóng não của em có những dấu hiệu bất thường, biểu hiện của hội chứng rối loạn tâm thần.

Hỏi về sinh hoạt hàng ngày của D., mẹ D. cho biết: "Cháu học bán trú từ 7 giờ 30 đến 16 giờ 30. Về tới nhà, ăn cơm xong cháu đi học thêm tiếng Anh ở một trung tâm ngoại ngữ từ 19 giờ đến 20 giờ 30. Sau đó, cháu ôn bài, làm bài đến khoảng 11 giờ khuya rồi đi ngủ". Bác sĩ Dương hỏi tiếp: "Chủ nhật cháu có được nghỉ không"". Mẹ D. ngập ngừng: "Dạ, chủ nhật buổi sáng có thầy đến nhà kèm thêm môn toán, buổi chiều kèm thêm môn hóa, lý". Đột nhiên, ngay lúc đó, D. bỗng hét lớn: "Có một vòi nước chảy vào hồ với tốc độ 10 lít một giờ. Dưới đáy hồ lại có một vòi nước chảy ra với tốc độ 5 lít...". Mẹ D. lo lắng: "Đấy, bác sĩ ạ. Từ sáng đến giờ cháu chỉ nói toàn những câu như thế này thôi".

Phóng viên ngồi ở chiếc ghế con, đối diện với bàn khám bệnh của bác sĩ Dương, quan sát D. Suốt cả tiếng đồng hồ, D. ngồi im, không nhúc nhích, chỉ thỉnh thoảng lảm nhảm những công thức toán học, lúc thì thầm nho nhỏ, lúc hét to. Bác sĩ Dương giải thích: "Nguyên nhân của chứng loạn nhớ là do sức ép quá lớn của việc học hành, nhất là những môn học người bệnh chậm tiếp thu, nhưng bị ép phải tiếp thu như mọi học sinh khác. Bệnh này hoàn toàn có thể chữa lành nhưng nếu không thay đổi phương pháp học tập, cũng như không dành thời gian cho nghỉ ngơi, giải trí, thì bệnh sẽ tái phát. Mỗi lần tái phát, bệnh càng nặng hơn và đến một lúc nào đó, sẽ không hồi phục được".

Bạn,

Báo CA cho biết: theo một thống kê của Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, trong năm 2004 và 2005, số người đến khám ở đây vì các triệu chứng "không bình thường" là gần 8 ngàn người, trong đó 30% là học sinh, sinh viên. Thời điểm bệnh nhân được người nhà đưa đến khám nhiều nhất là trước và sau mỗi kỳ thi đại học. Trước ngày thi, bệnh nhân rối loạn tâm thần vì bài vở quá nhiều, vì tâm lý sợ không đậu, vì sức ép của gia đình. Còn sau ngày thi thì mặc cảm với bạn bè vì thi rớt, tuyệt vọng khi cho rằng cánh cửa tương lai đã khép kín".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tại VN, đã từ lâu việc cá cược, cá độ túc cầu tuy bị cấm nhưng vẫn tồn tại với những đường dây liên kết hoạt động qui mô. Theo báo quốc nội, trong các đường dây cá độ, ngoài các tay trùm và dân chơi, còn có 1 thành phần được gọi là "nghề làm bóng". Đó là tiếng lóng này ám chỉ "nghề" của những kẻ môi giới cá độ túc cầu
Theo báo quốc nội, ở thành phố Sài Gòn, những người trẻ mới lập gia đình, những gia đình trẻ ở tỉnh lên, muốn sở hữu một căn nhà không phải chuyện dễ. Nhà mướn trở thành lựa chọn phổ biến. Bao nhiêu đôi lứa đã hoạch định tương lai từ nỗi niềm nhà mướn, và nhiều người đã phải qua cuộc sống không khác
Theo báo quốc nội, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có một ngư trường rộng lớn với chiều dài bờ biển hơn 150 km, với nguồn lợi hải sản phong phú, dồi dào. Tuy nhiên, nguồn lợi thủy sản của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang dần cạn kiệt do một số người đã sử dụng việc đánh bắt hải sản bằng vật liệu nổ và te kích điện. Đó chính là
Theo báo SGGP, không nơi nào nguồn thú rừng, động vật hoang dã giảm nhanh như ở Việt Nam , tất cả đều do buôn bán và tiêu thụ tràn lan. Cứ hai người dân Hà Nội thì có một người đã và đang tiêu thụ các loài động vật hoang dã. Người càng nhiều tiền càng tiêu thụ mạnh và "ăn" đặc sản đang trở thành phong trào,
Theo báo Nét Cố Đô, làm nón là nghề thủ công truyền thống của Huế. Hiện nay, ở thành phố Huế có 900 gia đình làm nghề chằm nón, thu hút gần 2 ngàn lao động (chưa kể hàng trăm lao động khai thác lá nón, làm vành nón...)
Theo báo Đồng Nai, trong tháng 4 vừa qua, ở huyện Định Quán tỉnh Đồng Nai, có rất nhiều ve sầu xuất hiện, trong đó nhiều nhất ở các xã Phú Ngọc, thị trấn Định Quán, Phú Vinh, Phú Lợi, Gia Canh
Theo báo Tiền Phong, tại tỉnh Bình Định có một   làng chuyên về nuôi tôm mà cư dân   đang là con nợ của các ngân hàng. Đó là làng Huỳnh Giảng, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước. Chỉ trong vòng 5 năm, từ một ngôi làng trù phú ở địa phương
Theo báo quốc nội, tại miền Trung, có một làng quê   thuộc tỉnh Quảng Nam có đầy đủ những nét đặc   trưng của làng quê Việt Nam, vườn nối tiếp vườn, bốn mùa xanh mượt, ngã bóng xuống dòng sông trong vắt như gương soi, quanh năm rì rào trong làn gió 
Theo báo Lao Động, tại miền núi tỉnh Quảng Nam, có xã Phước Đức, huyện Phước Sơn, được mệnh danh là "thiên đường vàng miền viễn tây" Quảng Nam. Đến xã này, phóng viên   báo Lao Động đã chứng kiến những bãi vàng
Theo báo quốc nội, trước tình hình giá vàng liên tục biến động theo chiều hướng tăng cao, những người mua nhà trả góp bằng vàng đang đứng trước rất nhiều khó khăn. Nhiều người gần hai năm liên tục không góp được chỉ vàng nào
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.