Hôm nay,  

Áp Lực Trong Học Hành

23/12/200500:00:00(Xem: 5965)
Bạn,

Theo ghi nhận của báo quốc nội, chuyện áp lực trong học hành với học sinh, sinh viên tại VN không phải là chuyện mới, và các nhà nghiên cứu xã hội, giáo dục đã rất nhiều lần báo động về sức ép đang ngày đêm đè nặng lên vai các sinh viên, học sinh, ngay cả các học sinh bậc tiểu học. Đây chính là khởi nguồn cho một loại bệnh lý của thời hiện đại: bệnh tâm thần vì sức ép học vấn. Báo CA ghi nhận hiện trạng này qua đoạn ký sự như sau.

7giờ 30 phút sáng, phòng khám bệnh Khoa Nội thần kinh, Bệnh viện C tiếp nhận một bệnh nhân 13 tuổi, tên là Phan Đức D., học sinh lớp 8 của một trường chuyên tại Tp.SG. Mẹ D. kể với bác sĩ: "Tối qua cháu vẫn học bài rồi đi ngủ bình thường. Nhưng sáng nay, lúc gọi cháu dậy để chuẩn bị đến trường, thì đột nhiên cháu nói năng lảm nhảm, không còn nhận ra cha mẹ, anh chị em mình nữa...". Mất hơn một tiếng, sau khi tiến hành kiểm tra tim, phổi, làm điện não đồ, bác sĩ Dương, người trực tiếp khám cho D. nhận thấy sóng não của em có những dấu hiệu bất thường, biểu hiện của hội chứng rối loạn tâm thần.

Hỏi về sinh hoạt hàng ngày của D., mẹ D. cho biết: "Cháu học bán trú từ 7 giờ 30 đến 16 giờ 30. Về tới nhà, ăn cơm xong cháu đi học thêm tiếng Anh ở một trung tâm ngoại ngữ từ 19 giờ đến 20 giờ 30. Sau đó, cháu ôn bài, làm bài đến khoảng 11 giờ khuya rồi đi ngủ". Bác sĩ Dương hỏi tiếp: "Chủ nhật cháu có được nghỉ không"". Mẹ D. ngập ngừng: "Dạ, chủ nhật buổi sáng có thầy đến nhà kèm thêm môn toán, buổi chiều kèm thêm môn hóa, lý". Đột nhiên, ngay lúc đó, D. bỗng hét lớn: "Có một vòi nước chảy vào hồ với tốc độ 10 lít một giờ. Dưới đáy hồ lại có một vòi nước chảy ra với tốc độ 5 lít...". Mẹ D. lo lắng: "Đấy, bác sĩ ạ. Từ sáng đến giờ cháu chỉ nói toàn những câu như thế này thôi".

Phóng viên ngồi ở chiếc ghế con, đối diện với bàn khám bệnh của bác sĩ Dương, quan sát D. Suốt cả tiếng đồng hồ, D. ngồi im, không nhúc nhích, chỉ thỉnh thoảng lảm nhảm những công thức toán học, lúc thì thầm nho nhỏ, lúc hét to. Bác sĩ Dương giải thích: "Nguyên nhân của chứng loạn nhớ là do sức ép quá lớn của việc học hành, nhất là những môn học người bệnh chậm tiếp thu, nhưng bị ép phải tiếp thu như mọi học sinh khác. Bệnh này hoàn toàn có thể chữa lành nhưng nếu không thay đổi phương pháp học tập, cũng như không dành thời gian cho nghỉ ngơi, giải trí, thì bệnh sẽ tái phát. Mỗi lần tái phát, bệnh càng nặng hơn và đến một lúc nào đó, sẽ không hồi phục được".

Bạn,

Báo CA cho biết: theo một thống kê của Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, trong năm 2004 và 2005, số người đến khám ở đây vì các triệu chứng "không bình thường" là gần 8 ngàn người, trong đó 30% là học sinh, sinh viên. Thời điểm bệnh nhân được người nhà đưa đến khám nhiều nhất là trước và sau mỗi kỳ thi đại học. Trước ngày thi, bệnh nhân rối loạn tâm thần vì bài vở quá nhiều, vì tâm lý sợ không đậu, vì sức ép của gia đình. Còn sau ngày thi thì mặc cảm với bạn bè vì thi rớt, tuyệt vọng khi cho rằng cánh cửa tương lai đã khép kín".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hiện nay, thành phố Sài Gòn vẫn còn những chiếc xích lô đón khách trên nhiều lộ trình, những chiếc xe không nhả khói và chạy bằng sức những đôi chân. Với nhiều người nghèo khó, nó là miếng cơm manh áo, là cái nghề, là vốn liếng duy trì cuộc sống... Và là cuộc đời. Không ít người đã sống cả đời bằng cái nghề bình dị đó.
Theo ghi nhận của báo Thanh Niên, tại nhiều trường đại học trên địa bàn thành phố Sài Gòn, hệ thống chưã cháy và báo cháy không có những trang bị tối cần thiết. Do diện tích các giảng đường chật hẹp, nếu có hỏa hoạn xảy ra thì việc cứu người sẽ rất khó khăn. Vụ cháy ở phòng thí nghiệm khoa Dược trường Đại học Y-Dược TP.SG và vấn đề thoát hiểm sau trận động đất vừa qua lại càng trở nên cấp bách hơn đối với các trường đại học.
Tại tỉnh Phú Thọ, miền Bắc VN, có làng Bạch Hạc thuộc thành phố Việt Trì chuyên sống bằng nghề bắt cá.Người dân làng này thường kể về cá Anh Vũ, đặc sản nổi tiếng của địa một cách rất tự hào. Những câu chuyện về loài cá huyền thoại này luôn được lưu truyền trong dân hết thế hệ này qua thế hệ khác.
Theo báo Thanh Niên, tại vùng giáp ranh thành phố Sài Gòn và tỉnh Bình Dương, ở phía đông của con đường vào ký túc xá Đại học TP.SG, có một ngã rẽ vào xóm nhỏ mà dân địa phương vẫn quen gọi là hầm đá 621 (ấp Tân Lập, xã Đông Hòa, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương). Nơi đây có những đứa trẻ đang sống một cuộc đời nghèo khổ, kiếm sống bằng công việc nhặt rác, lượm ve chai
Theo ghi nhận của báo quốc nội, nhiều trang trại nuôi gia cầm tại các tỉnh, thành phố ở VN đang lâm vào cảnh cùng quẫn, khi mỗi ngày phải bỏ ra hàng triệu đồng để duy trì đàn gia cầm hàng chục ngàn con mà không hề nhìn thấy tương lai phía trước. Tiền công nuôi tốn kém như vậy, nhưng khi bán ra thì không có thị trường (dù là gia cầm sạch).
Theo ghi nhận của báo quốc nội, thời gian gần đây, tại một số siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố Sài Gòn, các đội quản lý thị trường, các toán kiểm tra liên ngành đã phát giác nhiều loại hàng giả được bày bán. Ngay tại chợ Bến Thành, nơi chỉ "kinh doanh hàng có chất lượng cao" như lời các tiểu thương
Theo báo quốc nội, trên địa bàn thành phố Sài Gòn, có hơn 300 ngàn sinh viên ngoại tỉnh đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng. Mối quan tâm của rất nhiều sinh viên là làm sao tìm được việc làm thêm để trang trải tiền học phí, nhà trọ, sách vở... Giúp việc nhà theo giờ là việc làm đang thu hút nhiều sinh viên tham gia, nhất là nữ sinh viên.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, tại trung tâm thành phố Sài Gòn, khu phố Tây (gồm các đường Phạm Ngũ Lão, Đề Thám, Bùi Viện, thuộc quận 1) là nơi hàng hóa được niêm yết giá bằng Mỹ kim nhiều nhất bởi nơi đây là điểm tập trung của Tây ba-lô. Ngoại trừ những nơi hội đủ quy chuẩn được phép niêm yết giá và thực hiện giao dịch bằng ngoại tệ, tại rất nhiều cửa hàng, quầy, sạp, quán ăn...
Đồng bằng sông Cửu Long đang ở vào mùa lũ. Đây cũng là mùa vụ làm ăn của nhiều làng nghề ở miền Tây Nam phần. Tại vùng ngoại thành của Cần Thơ, nghề cáo hến ở xã Vĩnh Trinh, thuộc huyện Vĩnh Thạnh, đang vào vụ với sự tham gia của hàng trăm gia đình. Nghề này đã có mặt ở đây hơn nửa thế kỷ qua và gắn bó với người dân vùng lũ.
Theo báo quốc nội, tại xã Lai Vu, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, có những phụ nữ không chồng nhưng lại khao khát được làm mẹ. Để làm được điều này, họ phải ra ở riêng trong những ngôi nhà mà người dân ở đây gọi là ''bến đợi". Những người phụ nữ kém may mắn về đường tình duyên đã làm ra những ngôi nhà như thế để mong có được một đứa con.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.