Hôm nay,  

Vui Xuân Bột Ngọt

10/02/201300:00:00(Xem: 4331)
Bạn thân
Đó là chuyện của quý thầy cô... Trong khi công nhân mất thưởng Tết là đình công liền, là công nhân ra cổng nhà máy ngồi một chỗ cho hiển lộ những nỗi đau khổ của “giai cấp công nhân”... nhưng khi các giáo viên bị mất thưởng, hay bị giảm tiền thưởng thì chẳng ai đình công được, vì thiệt hại trước tiên là học trò.
Do vậy, khi nhiều giaó viên Miền Tây được thưởng Tết thì cũng đành chịu, xem như thê thảm chỉ thêm một tầng thê thảm, xem như giai cấp trí thức có bị “đì,” có bị “trấn áp xã hội chủ nghĩa” thì cũng đành chịu.
Nhưng tại sao thưởng Tết bằng bột ngọt thì chỉ có đỉnh cao trí tuệ Hà Nội mới hiểu được, may ra.
Báo Dân Trí kể:
“Nhắc đến thưởng Tết, nhiều giáo viên ở miền Tây không khỏi chạnh lòng. Có trường “thưởng” bằng cách hỗ trợ… gói bột ngọt ăn Tết. Đối với nhiều giáo viên, hai từ "thưởng Tết" nghe có gì đó "sang" quá.
Dạy suốt một năm học, tiền lương mỗi tháng “ba cọc ba đồng” tiêu chi tiêu sinh hoạt hàng ngày cũng đã thiếu trước hụt sau, không dành dụm được gì nên nhiều giáo viên (GV) mong chờ vào thời điểm cuối năm được thưởng. Thế nhưng khi nghe lãnh đạo trường tuyên bố tính đi tính lại ngân sách không còn nhiều nên không thưởng, nhiều GV chỉ biết ngậm ngùi.

Chúng tôi về Trường Tiểu học Phong Thạnh (huyện Giá Rai, Bạc Liêu) những ngày cuối năm nghe chuyện thưởng Tết cho GV của trường cũng thấy buồn với họ. Thầy Huỳnh Văn Tuấn - phó hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Nói đến hai từ thưởng Tết thì nghe có vẻ “sang” quá".
Thầy Tuấn chia sẻ, trường còn nghèo, kinh phí hạn hẹp nên hầu như cuối năm không còn dư dả gì, do đó chuyện thưởng Tết cho cán bộ, GV cũng “hẻo” lắm.
“Năm nay để lấy tinh thần cho GV, trường cũng chỉ có thể gửi mỗi người một phần quà là 2 bịch bột ngọt, nửa cân đường, bịch trà ăn Tết”, thấy Tuấn cho biết...
...Nhiều trường khác ở tỉnh Bạc Liêu khi PV hỏi thăm cũng cho biết việc thưởng Tết hầu như là không có mà chủ yếu chỉ hỗ trợ quà cho GV ăn Tết. “Vì thời buổi kinh tế khó khăn, các trường học cũng thiếu thốn nên cán bộ, GV, công nhân viên đành chia sẻ với nhau để đón Tết”, nhiều GV bộc bạch với chúng tôi.”
Sao vậy cà... Hay đây là tiếp nối chủ trương “bứng gốc trí thức” bằng cách cho ăn nhiều bột ngọt, nhằm thêm bệnh hậu về sau.
Bí hiểm vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Người làm quan thời xưa là thi tuyển, chứng tỏ tàì năng mới lên chức quan được. Muốn làm quan văn thì ra trường thi, mài mực để viết ra chữ thánh hiền và cũng bày tỏ tài trí của mình. Muốn làm quan võ thì ra thi võ đình, hay trong thời loạn thì tòng chinh, ra sức giữa hòn tên mũi đạn.
Có bao nhiêu phần trăm công chức ăn hối lộ? Có bao nhiêu phần trăm dân chúng phải hối lộ công chức để giấy tờ, công việc trôi chảy? Và có bao nhiêu doanh nghiệp phải hối lộ vì công chức câu giờ?
Đó là câu hỏi thường gặp: tại sao đại học Việt Nam kém, không bằng các nước láng giềng.
Có tiệm ăn nào từ chối khách hay không? Có tiệm ăn nào của chủ Việt Nam, mở trong lãnh thổ Việt Nam, mà vẫn từ chối khách Việt Nam?
Xây trường lên, và rồi cơ nguy phải sập tiệm sớm... Đó là hoàn cảnh của nhiều trường ngoaì công lập.
Nền kinh tế Việt Nam rất lạ: khi hơn 100.000 doanh nghiệp nhỏ dẹp tiệm, cho dù lũ lượt dẹp tiệm, cũng không ai để mắt tới, cứ mặc kệ. Nhưng khi các đaị gia, nghĩa là có móc nối quan chức, gặp kinh doanh trở ngại, là người ta bàn chuyện cứu nguy liền.
Một hình thức nghệ thuật ẩn tàng trong tín ngưỡng xưa cổ VN đang đưa hồ sơ xin cứu xét làm di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Xã hội ngày nay ngập tràn nỗi sợ? Đúng vậy.
Đời sống chúng ta đã có quá nhiều cấm đoán, rồi một thời mở ra bớt, và rồi lại cấm nữa.
Tiến Sĩ là học vị cao nhất hiện nay, cho biết người học đã tới mực siêu đẳng trong chuyên ngành của họ, và có khả năng nghiên cứu để phát minh những điều mới lạ nhằm phục vụ đời sống nhân loại.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.