Hôm nay,  

Vui Xuân Bột Ngọt

10/02/201300:00:00(Xem: 4470)
Bạn thân
Đó là chuyện của quý thầy cô... Trong khi công nhân mất thưởng Tết là đình công liền, là công nhân ra cổng nhà máy ngồi một chỗ cho hiển lộ những nỗi đau khổ của “giai cấp công nhân”... nhưng khi các giáo viên bị mất thưởng, hay bị giảm tiền thưởng thì chẳng ai đình công được, vì thiệt hại trước tiên là học trò.
Do vậy, khi nhiều giaó viên Miền Tây được thưởng Tết thì cũng đành chịu, xem như thê thảm chỉ thêm một tầng thê thảm, xem như giai cấp trí thức có bị “đì,” có bị “trấn áp xã hội chủ nghĩa” thì cũng đành chịu.
Nhưng tại sao thưởng Tết bằng bột ngọt thì chỉ có đỉnh cao trí tuệ Hà Nội mới hiểu được, may ra.
Báo Dân Trí kể:
“Nhắc đến thưởng Tết, nhiều giáo viên ở miền Tây không khỏi chạnh lòng. Có trường “thưởng” bằng cách hỗ trợ… gói bột ngọt ăn Tết. Đối với nhiều giáo viên, hai từ "thưởng Tết" nghe có gì đó "sang" quá.
Dạy suốt một năm học, tiền lương mỗi tháng “ba cọc ba đồng” tiêu chi tiêu sinh hoạt hàng ngày cũng đã thiếu trước hụt sau, không dành dụm được gì nên nhiều giáo viên (GV) mong chờ vào thời điểm cuối năm được thưởng. Thế nhưng khi nghe lãnh đạo trường tuyên bố tính đi tính lại ngân sách không còn nhiều nên không thưởng, nhiều GV chỉ biết ngậm ngùi.

Chúng tôi về Trường Tiểu học Phong Thạnh (huyện Giá Rai, Bạc Liêu) những ngày cuối năm nghe chuyện thưởng Tết cho GV của trường cũng thấy buồn với họ. Thầy Huỳnh Văn Tuấn - phó hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Nói đến hai từ thưởng Tết thì nghe có vẻ “sang” quá".
Thầy Tuấn chia sẻ, trường còn nghèo, kinh phí hạn hẹp nên hầu như cuối năm không còn dư dả gì, do đó chuyện thưởng Tết cho cán bộ, GV cũng “hẻo” lắm.
“Năm nay để lấy tinh thần cho GV, trường cũng chỉ có thể gửi mỗi người một phần quà là 2 bịch bột ngọt, nửa cân đường, bịch trà ăn Tết”, thấy Tuấn cho biết...
...Nhiều trường khác ở tỉnh Bạc Liêu khi PV hỏi thăm cũng cho biết việc thưởng Tết hầu như là không có mà chủ yếu chỉ hỗ trợ quà cho GV ăn Tết. “Vì thời buổi kinh tế khó khăn, các trường học cũng thiếu thốn nên cán bộ, GV, công nhân viên đành chia sẻ với nhau để đón Tết”, nhiều GV bộc bạch với chúng tôi.”
Sao vậy cà... Hay đây là tiếp nối chủ trương “bứng gốc trí thức” bằng cách cho ăn nhiều bột ngọt, nhằm thêm bệnh hậu về sau.
Bí hiểm vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đó là những chuyện diễn ra hàng ngày, quanh đây: những bữa ăn ngập đầy hóa chất. Hóa chất thực ra là một phát minh tuyệt vời của nhân loại, vì nếu không có ngành hóa học phát triển như hiện nay, khoa học không thể đem tới cho nhân loại quá nhiều tiện như như hôm nay.
Một thời, chúng ta say mê đọc truyện Tàu. Những tác phẩm kinh điển như Tam Quốc Chí, Thủy Hử, Tây Du Ký, vân vân... liên tục như được đọc từ thế hệ này sang thế hệ kia.
Những trang giấy xưa cổ, ấp ủ những thông tin quý giá về những thời xa vắng của quê nhà, đang biến dần đi.
Học sinh là người của tương lai. Đất nước sau này hưng vong đều nhờ vào các học trò đang ngồi miệt mài học ở các trường lớp. Và không giúp các em, có nghĩa là tự mình cắt đứt những mầm hưng thịnh tương lai của đất nước.
Có một kiểu nói thường nghe quen ở Sài Gòn, khi bất chợt thấy xảy ra những điều trái mắt trái tai: dzô dziên. Nghĩa là “vô duyên.”
Một thời chúng ta ngồi miệt mài đọc sách ở Thư Viện Chùa Xá Lợi, rồi ở Thư Viện Lincoln, rồi ở Thư Viện Quốc Gia... đó là chưa kể những ngày đứng bên các kệ sách Khai Trí để đọc chùa, đọc cọp. Những kỷ niệm về thời say mê sách vở như còn in đậm trong trí nhớ, bất kể những chòm tóc bạc đã phất phơ trước mắt.
Nhiều người nói rằng dân Việt Nam không có văn hóa chen lấn. Nghĩa là, không chịu đứng vào hàng, cứ chen lên trước, cứ chen vô giữa, cứ lấn cho người ta dạt ra sau để mình đứng trước. Có đúng như thế không, và tại sao?
Tại sao những chuyên gia ưu tú, những sinh viên xuất sắc lại muốn rời bỏ Việt Nam? Có phải vì quê nhà đã trở thành nơi chỉ giành những vị trí tốt cho con cháu cán bộ, và để mặc cho các sinh viên tốt nghiệp đaị học ra đường phố ngồi bán trà đá, đạp xe bán dạo cà phê?
Xiếc là một nghề khó theo đuổi. Không phải ai tập cũng được. Do vậy, khi một gánh xiếc lưu diễn vào một thành phố, ai cũng háo hức muốn xem những trò biểu diễn lạ.
Văn chương là vùng đất của nhiều kho tàng ẩn kín. Không phải ai cũng dễ dàng thấy được các kho tàng này.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.