Hôm nay,  

Vui Xuân Bột Ngọt

10/02/201300:00:00(Xem: 4621)
Bạn thân
Đó là chuyện của quý thầy cô... Trong khi công nhân mất thưởng Tết là đình công liền, là công nhân ra cổng nhà máy ngồi một chỗ cho hiển lộ những nỗi đau khổ của “giai cấp công nhân”... nhưng khi các giáo viên bị mất thưởng, hay bị giảm tiền thưởng thì chẳng ai đình công được, vì thiệt hại trước tiên là học trò.
Do vậy, khi nhiều giaó viên Miền Tây được thưởng Tết thì cũng đành chịu, xem như thê thảm chỉ thêm một tầng thê thảm, xem như giai cấp trí thức có bị “đì,” có bị “trấn áp xã hội chủ nghĩa” thì cũng đành chịu.
Nhưng tại sao thưởng Tết bằng bột ngọt thì chỉ có đỉnh cao trí tuệ Hà Nội mới hiểu được, may ra.
Báo Dân Trí kể:
“Nhắc đến thưởng Tết, nhiều giáo viên ở miền Tây không khỏi chạnh lòng. Có trường “thưởng” bằng cách hỗ trợ… gói bột ngọt ăn Tết. Đối với nhiều giáo viên, hai từ "thưởng Tết" nghe có gì đó "sang" quá.
Dạy suốt một năm học, tiền lương mỗi tháng “ba cọc ba đồng” tiêu chi tiêu sinh hoạt hàng ngày cũng đã thiếu trước hụt sau, không dành dụm được gì nên nhiều giáo viên (GV) mong chờ vào thời điểm cuối năm được thưởng. Thế nhưng khi nghe lãnh đạo trường tuyên bố tính đi tính lại ngân sách không còn nhiều nên không thưởng, nhiều GV chỉ biết ngậm ngùi.

Chúng tôi về Trường Tiểu học Phong Thạnh (huyện Giá Rai, Bạc Liêu) những ngày cuối năm nghe chuyện thưởng Tết cho GV của trường cũng thấy buồn với họ. Thầy Huỳnh Văn Tuấn - phó hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Nói đến hai từ thưởng Tết thì nghe có vẻ “sang” quá".
Thầy Tuấn chia sẻ, trường còn nghèo, kinh phí hạn hẹp nên hầu như cuối năm không còn dư dả gì, do đó chuyện thưởng Tết cho cán bộ, GV cũng “hẻo” lắm.
“Năm nay để lấy tinh thần cho GV, trường cũng chỉ có thể gửi mỗi người một phần quà là 2 bịch bột ngọt, nửa cân đường, bịch trà ăn Tết”, thấy Tuấn cho biết...
...Nhiều trường khác ở tỉnh Bạc Liêu khi PV hỏi thăm cũng cho biết việc thưởng Tết hầu như là không có mà chủ yếu chỉ hỗ trợ quà cho GV ăn Tết. “Vì thời buổi kinh tế khó khăn, các trường học cũng thiếu thốn nên cán bộ, GV, công nhân viên đành chia sẻ với nhau để đón Tết”, nhiều GV bộc bạch với chúng tôi.”
Sao vậy cà... Hay đây là tiếp nối chủ trương “bứng gốc trí thức” bằng cách cho ăn nhiều bột ngọt, nhằm thêm bệnh hậu về sau.
Bí hiểm vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đó là những chuyện lạ nhất trần gian này, nhưng lại đang xảy ra tại Việt Nam.
Nói tới Sài Gòn, tất phải nói tới Bùi Giáng, một nhà thơ bước đi xiêu vẹo giữa đời, và đã ném thơ lên giữa trời để rồi biến thành mưa hoa bay khắp phố phường.
Có một đặc điểm hẳn là bạn còn nhớ: dân Sài Gòn mình ngồi đâu cũng nhậu được, từ trong nhà ra tới hàng quán cũng thoải maí, từ tiệm sang hèn đủ cấp cho tới hè phố hay bờ bụi công viên...
Có vẻ như bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan thời đầu thế kỷ 19, sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi năm 1802 và dời thủ đô về Huế, là cũng muốn nói về Chùa Một Cột, nơi bây giờ chưa thành phế tích nhưng đã gây bất bình cho những người quan tâm về sự chăm sóc di tích lịch sử này.
Lúc nào cũng luôn luôn có chuyện chữa bệnh kiểu kỳ lạ. Hết kiểu thầy bùa đánh đá bệnh nhân để chữa bệnh, rồi bây giờ tới kiểu thầy vuốt chữa bệnh.
Trong khi nhà nước Hà Nội luôn luôn nói rằng chế độ điều hành theo phương pháp “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách...” thì có một nhân vật mới thăng lên chức Bộ Trưởng, liền được ca ngợi là “ảnh quyết ngay, khỏi cần bàn...” Nghĩa là, không có chuyện tập thể lãnh đaọ nào hết.
Nền văn hóa đọc tại Việt Nam bây giờ èo uột quá, tuy là sách in quá nhiều nhưng lại với lượng ấn bản quá ít, khi so với dân số. Vấn đề đau đầu nữa là vì tuổi trẻ trong trường học không được khuyến khích đọc,
Dân tộc Việt có nhiều truyền thuyết tuyệt vời, rất mực nhân bản... Nhiều, nhiều lắm.
Sau nhiều xì căng đan về đạo văn bùng nổ, thậm chí tới bậc Tiến sĩ cũng bị liên hệ, một cơ quan thông tấn trong ngành đạị học Việt Nam bắt đầu tuyên chiến với hành vi đaọ văn, nghĩa là hành vi copy công trình nghiên cứu hay sáng tác của người khác và đề tên mình vàò. Trễ, nhưng cũng thật là cần thiết.
Tìm việc trong thời kinh tế suy thoáí cực kỳ gian nan, bất kể rằng đang có bằng cấp cử nhân, hay thạc sĩ...
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.