Hôm nay,  

Phi Công, Hàng Giả, Phế Liệu, Phế Liệu...

02/08/201800:00:00(Xem: 3129)
Xuân Niệm

 
Phi công mua bằng lái dỏm? Phải nộp tiền hối lộ mới được vào lái phi cơ cho Vietnam Airlines? Như thế, coi bộ rớt phi cơ là chuyện nhỏ, chuyện thường, chuyện tất nhiên sẽ xảy ra?

Bản tin VOA kể: Một số phi công của hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines mới đây - thông qua một đại biểu quốc hội - lên tiếng tố cáo về nhiều tiêu cực trong đào tạo, chứng nhận phi công, trong đó có việc họ phải chi hàng chục nghìn đôla Mỹ để được công nhận bằng lái hoặc chuyển loại.

Hàng loạt báo mạng lớn của Việt Nam trong hai ngày gần đây đưa tin Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương đã gửi thư đến Bộ trưởng Giao thông-Vận tải Nguyễn Văn Thể, đề nghị bộ trưởng làm rõ thông tin trước những cáo buộc của các phi công về các tiêu cực.

Báo Phụ Nữ VN kể: Vụ tai nạn giao thông (TNGT) nghiêm trọng trên xảy ra vào khoảng 8h30 sáng nay, 1/8/2018, tại khu vực đường sắt gần ga Cát Đằng (xã Yên Tiến, Ý Yên, Nam Định) khiến 4 người bị thương.

Theo ông Hoàng Xuân Thành, Chủ tịch UBND huyện Ý Yên (Nam Định), thông tin ban đầu, vào thời điểm trên, xe ô tô BKS 30A - 747.xx lưu thông từ Quốc lộ 10 sang làng Chương (xã Yên Tiến) khi qua điểm giao cắt với đường sắt thì va chạm với tàu hỏa.

Báo SGGP kể: Nhiều người tiêu dùng trong nước đang phải than phiền rằng hiện nay vào chợ tìm mua hàng giả, hàng nhái dễ hơn tìm mua hàng chính hãng. Mua hàng trên mạng cũng gặp tình trạng như vậy. Hàng giả, hàng nhái được công khai mua bán tràn lan.

Mới đây, Chi cục Quản lý thị trường TPSG kiểm tra các cửa hàng kinh doanh đồng hồ, mắt kính, túi xách…, đã phát hiện nhiều hàng nhái, hàng giả, không có hóa đơn, chứng từ, nguồn gốc, xuất xứ. Đa số là các sản phẩm Trung Quốc giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng đang được bảo hộ tại Việt Nam.

Báo Người Lao Động kể: Chỉ tính nửa đầu năm 2018, Nhật Bản đã xuất khẩu hơn 1 triệu tấn phế liệu các loại sang Việt Nam, chiếm khoảng 20% tổng số phế liệu trị giá 1,2 tỉ USD nhập vào nước ta.

Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), trong 6 tháng đầu năm 2018, Việt Nam đã nhập khẩu gần 4,1 triệu tấn phế liệu bao gồm: nhựa phế liệu, giấy phế liệu và sắt thép phế liệu. Tổng giá trị số phế liệu nhập khẩu khoảng hơn 1,2 tỉ USD, trong đó sắt thép phế liệu chiếm hơn 958 triệu USD.

Báo Dân Trí kể: Tuyến đường gom Đại lộ Thăng Long có điểm cầu dân sinh số 19 đi qua huyện Thạch Thất vẫn ngập sâu từ 50 - 60cm, kéo dài khoảng 100m, khiến xe máy không thể lưu thông. Nhiều chủ phương tiện phải bỏ ra 50 nghìn đồng cho dịch vụ kéo qua đoạn ngập.


VietnamNet kể về Hạ Long: Đứng ngồi không yên vì 'lũ bùn' tràn vào nhà dân.

Dòng nước bùn được xác định từ một số dự án trên đồi Monaco và đồi Thuỷ Sản tại TP Hạ Long, Quảng Ninh theo mưa tràn vào nhà dân, nhuộm vàng nước vịnh.

CafeF kể: Cùng với việc doanh nghiệp BĐS được thành lập tăng chóng mặt thì 6 tháng đầu năm 2018 chứng kiến số lượng doanh nghiệp bất động sản giải thể, ngừng kinh doanh tăng đột biến so với cùng kỳ.

Theo số liệu từ Cục Đăng ký quản lý kinh doanh - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính chung 7 tháng năm 2018, có khoảng 212 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 75,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là ngành nghề có tỷ lệ doanh nghiệp hoàn tất giải thể cao thứ 4 trong 17 ngành nghề có doanh nghiệp giải thể.

An Ninh Thủ Đô kể: Hơn 700.000 thí sinh theo đuổi ngành kinh doanh, quản lý...

Kinh doanh và quản lý vẫn là khối ngành thu hút nhiều thí sinh đăng ký nhất trong các lĩnh vực đào tạo đại học năm nay với gần 740.000 thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển. Từ nay đến trước ngày 6/8 thí sinh sẽ biết điểm chuẩn trúng tuyển  2018 toàn bộ các trường.

CafeBiz kể: Số liệu của AC Nielsen cho thấy Việt Nam hiện có khoảng hơn 1,3 triệu cửa hàng bán lẻ, đáng chú ý là hơn 90% chủ cửa hàng tại các tỉnh và 70% cửa hàng tại các thành phố lớn vẫn đang quản lý cửa hàng bằng cách ghi chép thủ công.

...Thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là miếng bánh hấp dẫn, đang có sự tăng trưởng nóng và có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Theo Tổng cục thống kê, thị trường bán lẻ hàng hóa của Việt Nam năm 2017 ước tính đạt 130 tỷ USD (tăng 10,9% so với năm 2016). Báo cáo của A.T. Kearney cũng cho thấy Việt Nam xếp thứ 6 trong Chỉ số phát triển Bán lẻ toàn cầu.

VnExpress kể: Nhà đầu tư Đài Loan chi 190 tỷ đồng thuê đất công nghiệp ở Vĩnh Long...

Công ty Tỷ Bách (Đài Loan) vừa ký hợp đồng thuê 18,2 ha đất tại Khu công nghiệp Bình Minh để xây dựng nhà máy sản xuất giày xuất khẩu.

Hơn 18 ha đất Tỷ Bách thuê tọa lạc tại lô D và E của Khu công nghiệp Bình Minh (Vĩnh Long) từ Công ty Hoàng Quân Mê Kông với tổng giá trị hợp đồng thuê hơn 190 tỷ đồng. Nhà đầu tư ngoại này sẽ tiến hành xây dựng nhà máy sản xuất giày xuất khẩu với tổng vốn đầu tư 1.610 tỷ đồng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo ghi nhận của báo quốc nội, trong cơn bão số 7 vừa qua, hầu hết các xã vùng ven biển của tỉnh Thanh Hóa đều đã bị nước biển tràn vào, gây ngập lụt cho hàng chục ngàn gia đình, hàng trăm ngàn người tại đây phải sống trong cảnh ngập lụt, thiếu thốn về lương thực, nước uống và thuốc men. Báo Tiền Phong ghi nhận tình cảnh của ngư dân tại 2 xã bị tàn phá nặng nề nhất qua đoạn ký sự như sau.
Theo báo SGGP, nhiều công ty tại các khu công nghiệp ở các huyện, quận ven Thành phố Sài Gòn đang lâm vào cảnh khan hiếm lao động bởi công nhân địa phương thì chê lương thấp nên bỏ nhà máy, công ty; công nhân tỉnh lẻ thì kéo nhau về quê làm cho công ty gần nhà. Nhiều công ty vùng ven TPSG, ngoài việc chào mời công nhân bằng mức lương tăng gấp rưỡi cho những công nhân có tay nghề, còn có dịch vụ đưa đón miễn phí cho công nhân ở xa.
Theo SGGP, trước mùa mưa lũ năm nay, các tỉnh duyên hải miền Trung có hơn 50 ngàn gia đình với hàng trăm nghìn người đang đối mặt với hiểm họa sạt lở. Viện Hải dương học Nha Trang còn đưa ra một con số làm nhiều người phải giật mình: ở vùng biển miền Trung, trung bình hàng năm, diện tích bị xói lở khoảng 1,400-2,000 hecta so với khoảng 390-1,000 hecta được bồi tu.
Theo báo SGGP, tại miền Tây Nam phần, hàng ngàn gia đình nuôi dê điêu đứng vì giá dê giống sụt thảm hại từ 15 - 20 triệu đồng/con xuống 2 - 4 triệu đồng/con; còn dê thịt từ 35 ngàn - 40 ngàn đồng/kg, nay chỉ còn 20 ngàn - 25 ngàn đồng/kg... Giá càng sụt, kêu bán hổng ai mua, nên đàn dê quá lứa ngày càng nhiều, trong khi nợ ngân hàng, công lao động...
Theo báo quốc nội, tại thành phố Vũng Tàu, trên một đoạn đường dài chưa tới 500m xuất hiện vô số tụ điểm bán dụng cụ "hạn chế sinh đẻ- kế hoạch hóa gia đình". Phía sau những tấm carton dán đầy hình ảnh về "kế hoạch hóa gia đình" ấy là những dân buôn mời chào khách hàng mua sản phẩm thuốc kích dục.
Theo báo Tuổi Trẻ, vừa qua, trong một đợt kiểm tra các trường dạy ngoại ngữ trên điạ bàn TPSG, hai sở Giáo dục và Lao động xã hội đã phát giác đa số giáo viên ngoại đều không có giấy phép giảng dạy. Trong đó, không ít người chỉ là khách du lịch (tây balô) không có bằng cấp và trình độ chỉ "thường thường bậc trung".
Theo báo quốc nội, tại một bản làng của tỉnh Lạng Sơn, miền Bắc VN, có cây sấu cổ thụ tuổi thọ trên dưới nghìn năm, gốc cây to hàng chục người ôm không xuể. Cây sấu này được dân bản đặt miếu thờ và hết lòng gìn giữ với những quy ước để bảo vệ cây sấu cổ "hóa thần". Trung tuần tháng 9 vưà qua, phóng viên báo Tiền Phong đã đến bản làng này, ghi lại những câu chuyện về cây sấu này qua đoạn ký sự như sau.
Tại các trường đại học ở VN, ngày nhập trường là ngày mong đợi với niềm háo hức của tân sinh viên, nhưng cũng là nỗi lo lắng của bao vị phụ huynh nghèo với chuyện học phí. Có mặt cùng các tân sinh viên nhập trường trong những ngày vừa qua, các phóng viên báo quốc nội đã đọc được ánh mắt lo lắng hiện trên nhiều khuôn mặt. họ đang lo "xoay" đâu cho đủ tiền để đóng học phí.
Theo báo quốc nội, tại miền Tây Nam phần, lũ năm 2005 đang tràn vào khu tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười gây nhiều khó khăn cho sinh hoạt đời sống của người dân nhưng đồng thời lũ cũng mang cá về đầy đồng, nuôi sống biết bao dân nghèo qua cơn thịnh nộ của thủy thần. Năm nào lũ sớm, cá linh có sớm; lũ càng lớn cá linh tràn về càng nhiều.
Theo báo quốc nội, chưa bao giờ nghề đánh cá dọc các tỉnh duyên hải phía Nam từ Phú Yên trở vào các tỉnh miền Tây Nam phần lâm vào cảnh khốn khó như hiện nay. Giá nhiên liệu tăng, mọi chi phí phục vụ nghề cá đều tăng, nhưng giá sản phẩm lại giảm. Đó là chưa kể việc đánh bắt thất bát kéo dài khiến hàng ngàn tàu lỗ lã, nợ nần chồng chất, ngư dân đang đối mặt với thảm kịch phá sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.