Hôm nay,  

Phi Công, Hàng Giả, Phế Liệu, Phế Liệu...

02/08/201800:00:00(Xem: 2956)
Xuân Niệm

 
Phi công mua bằng lái dỏm? Phải nộp tiền hối lộ mới được vào lái phi cơ cho Vietnam Airlines? Như thế, coi bộ rớt phi cơ là chuyện nhỏ, chuyện thường, chuyện tất nhiên sẽ xảy ra?

Bản tin VOA kể: Một số phi công của hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines mới đây - thông qua một đại biểu quốc hội - lên tiếng tố cáo về nhiều tiêu cực trong đào tạo, chứng nhận phi công, trong đó có việc họ phải chi hàng chục nghìn đôla Mỹ để được công nhận bằng lái hoặc chuyển loại.

Hàng loạt báo mạng lớn của Việt Nam trong hai ngày gần đây đưa tin Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương đã gửi thư đến Bộ trưởng Giao thông-Vận tải Nguyễn Văn Thể, đề nghị bộ trưởng làm rõ thông tin trước những cáo buộc của các phi công về các tiêu cực.

Báo Phụ Nữ VN kể: Vụ tai nạn giao thông (TNGT) nghiêm trọng trên xảy ra vào khoảng 8h30 sáng nay, 1/8/2018, tại khu vực đường sắt gần ga Cát Đằng (xã Yên Tiến, Ý Yên, Nam Định) khiến 4 người bị thương.

Theo ông Hoàng Xuân Thành, Chủ tịch UBND huyện Ý Yên (Nam Định), thông tin ban đầu, vào thời điểm trên, xe ô tô BKS 30A - 747.xx lưu thông từ Quốc lộ 10 sang làng Chương (xã Yên Tiến) khi qua điểm giao cắt với đường sắt thì va chạm với tàu hỏa.

Báo SGGP kể: Nhiều người tiêu dùng trong nước đang phải than phiền rằng hiện nay vào chợ tìm mua hàng giả, hàng nhái dễ hơn tìm mua hàng chính hãng. Mua hàng trên mạng cũng gặp tình trạng như vậy. Hàng giả, hàng nhái được công khai mua bán tràn lan.

Mới đây, Chi cục Quản lý thị trường TPSG kiểm tra các cửa hàng kinh doanh đồng hồ, mắt kính, túi xách…, đã phát hiện nhiều hàng nhái, hàng giả, không có hóa đơn, chứng từ, nguồn gốc, xuất xứ. Đa số là các sản phẩm Trung Quốc giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng đang được bảo hộ tại Việt Nam.

Báo Người Lao Động kể: Chỉ tính nửa đầu năm 2018, Nhật Bản đã xuất khẩu hơn 1 triệu tấn phế liệu các loại sang Việt Nam, chiếm khoảng 20% tổng số phế liệu trị giá 1,2 tỉ USD nhập vào nước ta.

Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), trong 6 tháng đầu năm 2018, Việt Nam đã nhập khẩu gần 4,1 triệu tấn phế liệu bao gồm: nhựa phế liệu, giấy phế liệu và sắt thép phế liệu. Tổng giá trị số phế liệu nhập khẩu khoảng hơn 1,2 tỉ USD, trong đó sắt thép phế liệu chiếm hơn 958 triệu USD.

Báo Dân Trí kể: Tuyến đường gom Đại lộ Thăng Long có điểm cầu dân sinh số 19 đi qua huyện Thạch Thất vẫn ngập sâu từ 50 - 60cm, kéo dài khoảng 100m, khiến xe máy không thể lưu thông. Nhiều chủ phương tiện phải bỏ ra 50 nghìn đồng cho dịch vụ kéo qua đoạn ngập.


VietnamNet kể về Hạ Long: Đứng ngồi không yên vì 'lũ bùn' tràn vào nhà dân.

Dòng nước bùn được xác định từ một số dự án trên đồi Monaco và đồi Thuỷ Sản tại TP Hạ Long, Quảng Ninh theo mưa tràn vào nhà dân, nhuộm vàng nước vịnh.

CafeF kể: Cùng với việc doanh nghiệp BĐS được thành lập tăng chóng mặt thì 6 tháng đầu năm 2018 chứng kiến số lượng doanh nghiệp bất động sản giải thể, ngừng kinh doanh tăng đột biến so với cùng kỳ.

Theo số liệu từ Cục Đăng ký quản lý kinh doanh - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính chung 7 tháng năm 2018, có khoảng 212 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 75,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là ngành nghề có tỷ lệ doanh nghiệp hoàn tất giải thể cao thứ 4 trong 17 ngành nghề có doanh nghiệp giải thể.

An Ninh Thủ Đô kể: Hơn 700.000 thí sinh theo đuổi ngành kinh doanh, quản lý...

Kinh doanh và quản lý vẫn là khối ngành thu hút nhiều thí sinh đăng ký nhất trong các lĩnh vực đào tạo đại học năm nay với gần 740.000 thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển. Từ nay đến trước ngày 6/8 thí sinh sẽ biết điểm chuẩn trúng tuyển  2018 toàn bộ các trường.

CafeBiz kể: Số liệu của AC Nielsen cho thấy Việt Nam hiện có khoảng hơn 1,3 triệu cửa hàng bán lẻ, đáng chú ý là hơn 90% chủ cửa hàng tại các tỉnh và 70% cửa hàng tại các thành phố lớn vẫn đang quản lý cửa hàng bằng cách ghi chép thủ công.

...Thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là miếng bánh hấp dẫn, đang có sự tăng trưởng nóng và có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Theo Tổng cục thống kê, thị trường bán lẻ hàng hóa của Việt Nam năm 2017 ước tính đạt 130 tỷ USD (tăng 10,9% so với năm 2016). Báo cáo của A.T. Kearney cũng cho thấy Việt Nam xếp thứ 6 trong Chỉ số phát triển Bán lẻ toàn cầu.

VnExpress kể: Nhà đầu tư Đài Loan chi 190 tỷ đồng thuê đất công nghiệp ở Vĩnh Long...

Công ty Tỷ Bách (Đài Loan) vừa ký hợp đồng thuê 18,2 ha đất tại Khu công nghiệp Bình Minh để xây dựng nhà máy sản xuất giày xuất khẩu.

Hơn 18 ha đất Tỷ Bách thuê tọa lạc tại lô D và E của Khu công nghiệp Bình Minh (Vĩnh Long) từ Công ty Hoàng Quân Mê Kông với tổng giá trị hợp đồng thuê hơn 190 tỷ đồng. Nhà đầu tư ngoại này sẽ tiến hành xây dựng nhà máy sản xuất giày xuất khẩu với tổng vốn đầu tư 1.610 tỷ đồng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Miền Trung dọc dài 14 tỉnh, đang đối mặt với nạn cổ thụ mất từng ngày. Những vựa cổ thụ ngày đêm rầm rộ tung người đi khai thác từ Thanh Hóa vào Bình Thuận, thu lợi hàng trăm triệu đồng, kiểm lâm biết, nhưng chỉ xử phạt hình thức nên cây vẫn đổ, rừng xanh vẫn mất cổ thụ. Báo SGGP ghi nhận hiện trạng này như sau.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, trên địa bàn TPSG, tại nhiều hàng quán chuyên bán món gà, nơi mà chưa đầy 1 tháng trước đây vẫn tấp nập người ra kẻ vào, thì nay đã vắng vẻ đi nhiều. Có nơi trước kia trung bình có khoảng 600 lượt khách/ngày, bây giờ chỉ còn trên dưới 300 lượt/ngày. Dù lượng thực khách giảm, nhưng hầu hết những hàng quán, nhất là nơi có uy tín
Theo báo Tuổi Trẻ, từ tháng 1-2005, học sinh hệ thống bán công ở TP.SG phải đóng học phí với mức mới, cao hơn hẳn so với trước đây, gấp 6 lần mức học phí của các trường công. Trước quy định này, tất nhiên hầu hết phụ huynh, những người chịu ảnh hưởng trực tiếp, đều tỏ ý không đồng tình với việc tăng học phí.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, những gia đình sống tại các chung cư trên địa bàn thành phố Sài Gòn đang khốn đốn vì giá nước quá cao, gấp ba lần so với những gia đình ở ngoài chung cư. "Giá nước như vầy làm sao chúng tôi chịu nổi!", đó gần như là câu nói cửa miệng của người dân ở hầu hết các chung cư trên địa bàn TPSG từ hàng chục năm qua.
Theo báo quốc nội, trong những này vưà qua, tại những tỉnh bùng phát dịch cúm gia cầm, tất cả những người chăn nuôi gia cầm chưa bị dịch bệnh bắt đầu kêu trời vì gia cầm và các sản phẩm gia cầm không thể tiêu thụ được. Nhiều trại chăn nuôi theo mô hình gia đình đứng trước nguy cơ phá sản khi những khoản tiền vay các ngân hàng nông nghiệp không có khả năng thanh toán.
Tại thị xã tỉnh lỵTrà Vinh, có khoảng 700 cây cổ thụ từ 100 tuổi trở lên, 26 năm qua, công việc mé nhánh và chăm sóc những cây cổ thụ này được giao cho một phụ nữ tên là Nguyễn Thị A. Dù đã có nhiều người thử việc nhưng do công việc quá nguy hiểm, đến nay vẫn chưa có ai thay thế phụ nữ này. Báo Người Lao Động viết về chị Nguyễn Thị A như sau.
Đã từ lâu, tại miền Bắc VN, đào Nhật Tân đã trở thành linh hồn của người dân sống trên mảnh đất này. Cũng không biết từ bao giờ hàng trăm con người đã dựa vào những nhánh đào hồng rực, đỏ ối mà sống, mà mang lại tiếng thơm cho con cháu mai sau. Nhưng giờ thì khác rồi, làng đào Nhật Tân xơ xác, vắng hẳn những nhánh đào khi đất trồng đào đem bán cho dân các nơi đến xây nhà.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, vẫn như năm vưà qua, trong thượng tuần tháng 1/2005, miền Tây Nam phần VN lại trở thành điểm nóng trong đợt dịch cúm gia cầm tái phát lần này, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu thịt, trứng gia cầm tăng lên khi Tết Nguyên đán đang tới gần. Báo Lao Động ghi nhận về tình hình dịch cúm tại miền Tây Nam phần như sau.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, tháng chạp năm nay, tại phía Nam của miền Trung, nắng và gió vẫn đổ dài, rát bỏng trên nhiều vùng đất ở Ninh Thuận, địa phương được xác định như "tâm hạn" của cực Nam Trung phần.Và khi những ngày giáp Tết Nguyên đán đã cận kề, không chỉ chật vật cho miếng ăn, ngày ngày, người dân tỉnh này còn phải khốn khó lo cho cái uống vì sông suối
Theo báo quốc nội, tại VN, tình trạng sao chép trong lĩnh vực xuất bản và phát hành sách đã ở mức báo động. Phóng viên báo SGGP vưà làm một cuộc khảo sát tại các nhà sách, đã ghi nhận rằng "sách nhái", "sách sao chép" trùng lặp rất nhiều. Nhiều sách tuy có tiêu đề khác nhau nhưng nội dung lại giống nhau, và lại cùng 1 nhà xuất bản. Báo SGGP ghi lại một số trường hợp như sau.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.