Hôm nay,  

Nghề Dẫn Chương Trình

20/10/200200:00:00(Xem: 6876)
Bạn,
Theo báo Thanh Niên, nghề dẫn chương trình tại VN là một nghề đôi khi dở khóc, dở cười khi mà hiện nay, trong một số chương trình đang có tình trạng người dẫn chương trình thực hiện công việc cầm kịch bản giới thiệu tiết mục, rất hiếm người được chuẩn bị trước. Báo TN cho biết có không ít trường hợp, đến gần giờ diễn, người dẫn chương trình mới chạy vào và nhà tổ chức giao kịch bản để rồi buộc họ cứ thế phải "tự xử"... Báo TN ghi lại một số trường hợp như sau.
Gần đây, các đài truyền hình làm live show nhiều nên các biên tập viên, phát thanh viên của họ cũng ra dẫn chương trình và không ít người đã bị "bơi" từ sô đầu tiên. Trong chương trình ca nhạc "Cho bạn cho tôi" của Lam Trường, Long Vũ là người dẫn chương trình. Từ Hà Nội anh bay vào TPSG trước giờ diễn chỉ đôi ba giờ. Hậu quả là giữa các tiết mục, anh bị hết vốn, lại nhắc về... Chiếc nón kỳ diệu, tệ hại hơn khi Lam Trường vào trong thay đồ hơi lâu, anh không biết nói gì hơn, đành hét toáng lên rồi chạy vào cánh gà tìm ca sĩ.

Trong chương trình "Những cánh chim không mỏi" , người dẫn chương trình phỏng vấn một nhà văn trên sân khấu nhà hát Bến Thành: "Tại sao gọi là kỳ nữ"", sau khi ông giải thích xong, cô lại hỏi: "Kỳ nữ khác với người thường ở chỗ nào"", đến lúc này thì nhà văn muốn nổi cáu, nói thẳng trên sân khấu: "Còn một câu về tập tuồng, sao cô không hỏi""
Có lẽ vì muốn thay đổi các gương mặt dẫn chương trình quen thuộc, không ít các nhà tổ chức đã mời cả ca sĩ, người mẫu nổi tiếng đảm nhận vai trò này. Trong chương trình ca nhạc "Dòng thời gian" trên sân Lan Anh (TP SG), v cô hoa hậu dẫn chương trình đã giới thiệu Phương Thanh hát bài Mẹ ơi (của nhạc sĩ Minh Châu) thành Mẹ yêu (Phương Uyên), và bài hát vừa xong cô hoa hậu nhìn Phương Thanh nói: Xin cảm ơn... Phương Uyên.
Bạn,
Báo TN ghi lại trường hợp ở một sân chơi khác: bài hát "Đạp xe ngang nhà em" được giới thiệu là "Đạp em ngang nhà xe!" Nói mà không uốn lưỡi bảy lần là cô ca sĩ dẫn chương trình một cuộc thi người mẫu tại Hà Nội. Cô đã giới thiệu thí sinh nữ cao 1.97m (thay vì 1.67m) làm khán giả bật cười, nhưng ở phần thi áo tắm, "thần khẩu hại xác phàm", cô xoay ngang nhìn anh dẫn chương trình chung với mình "phang" một câu "xanh rờn": " Khán giả nghĩ sao khi anh L.V của chúng ta... khỏa thân""

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Người làm quan thời xưa là thi tuyển, chứng tỏ tàì năng mới lên chức quan được. Muốn làm quan văn thì ra trường thi, mài mực để viết ra chữ thánh hiền và cũng bày tỏ tài trí của mình. Muốn làm quan võ thì ra thi võ đình, hay trong thời loạn thì tòng chinh, ra sức giữa hòn tên mũi đạn.
Có bao nhiêu phần trăm công chức ăn hối lộ? Có bao nhiêu phần trăm dân chúng phải hối lộ công chức để giấy tờ, công việc trôi chảy? Và có bao nhiêu doanh nghiệp phải hối lộ vì công chức câu giờ?
Đó là câu hỏi thường gặp: tại sao đại học Việt Nam kém, không bằng các nước láng giềng.
Có tiệm ăn nào từ chối khách hay không? Có tiệm ăn nào của chủ Việt Nam, mở trong lãnh thổ Việt Nam, mà vẫn từ chối khách Việt Nam?
Xây trường lên, và rồi cơ nguy phải sập tiệm sớm... Đó là hoàn cảnh của nhiều trường ngoaì công lập.
Nền kinh tế Việt Nam rất lạ: khi hơn 100.000 doanh nghiệp nhỏ dẹp tiệm, cho dù lũ lượt dẹp tiệm, cũng không ai để mắt tới, cứ mặc kệ. Nhưng khi các đaị gia, nghĩa là có móc nối quan chức, gặp kinh doanh trở ngại, là người ta bàn chuyện cứu nguy liền.
Một hình thức nghệ thuật ẩn tàng trong tín ngưỡng xưa cổ VN đang đưa hồ sơ xin cứu xét làm di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Xã hội ngày nay ngập tràn nỗi sợ? Đúng vậy.
Đời sống chúng ta đã có quá nhiều cấm đoán, rồi một thời mở ra bớt, và rồi lại cấm nữa.
Tiến Sĩ là học vị cao nhất hiện nay, cho biết người học đã tới mực siêu đẳng trong chuyên ngành của họ, và có khả năng nghiên cứu để phát minh những điều mới lạ nhằm phục vụ đời sống nhân loại.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.