Hôm nay,  

Nghề Dẫn Chương Trình

20/10/200200:00:00(Xem: 6946)
Bạn,
Theo báo Thanh Niên, nghề dẫn chương trình tại VN là một nghề đôi khi dở khóc, dở cười khi mà hiện nay, trong một số chương trình đang có tình trạng người dẫn chương trình thực hiện công việc cầm kịch bản giới thiệu tiết mục, rất hiếm người được chuẩn bị trước. Báo TN cho biết có không ít trường hợp, đến gần giờ diễn, người dẫn chương trình mới chạy vào và nhà tổ chức giao kịch bản để rồi buộc họ cứ thế phải "tự xử"... Báo TN ghi lại một số trường hợp như sau.
Gần đây, các đài truyền hình làm live show nhiều nên các biên tập viên, phát thanh viên của họ cũng ra dẫn chương trình và không ít người đã bị "bơi" từ sô đầu tiên. Trong chương trình ca nhạc "Cho bạn cho tôi" của Lam Trường, Long Vũ là người dẫn chương trình. Từ Hà Nội anh bay vào TPSG trước giờ diễn chỉ đôi ba giờ. Hậu quả là giữa các tiết mục, anh bị hết vốn, lại nhắc về... Chiếc nón kỳ diệu, tệ hại hơn khi Lam Trường vào trong thay đồ hơi lâu, anh không biết nói gì hơn, đành hét toáng lên rồi chạy vào cánh gà tìm ca sĩ.

Trong chương trình "Những cánh chim không mỏi" , người dẫn chương trình phỏng vấn một nhà văn trên sân khấu nhà hát Bến Thành: "Tại sao gọi là kỳ nữ"", sau khi ông giải thích xong, cô lại hỏi: "Kỳ nữ khác với người thường ở chỗ nào"", đến lúc này thì nhà văn muốn nổi cáu, nói thẳng trên sân khấu: "Còn một câu về tập tuồng, sao cô không hỏi""
Có lẽ vì muốn thay đổi các gương mặt dẫn chương trình quen thuộc, không ít các nhà tổ chức đã mời cả ca sĩ, người mẫu nổi tiếng đảm nhận vai trò này. Trong chương trình ca nhạc "Dòng thời gian" trên sân Lan Anh (TP SG), v cô hoa hậu dẫn chương trình đã giới thiệu Phương Thanh hát bài Mẹ ơi (của nhạc sĩ Minh Châu) thành Mẹ yêu (Phương Uyên), và bài hát vừa xong cô hoa hậu nhìn Phương Thanh nói: Xin cảm ơn... Phương Uyên.
Bạn,
Báo TN ghi lại trường hợp ở một sân chơi khác: bài hát "Đạp xe ngang nhà em" được giới thiệu là "Đạp em ngang nhà xe!" Nói mà không uốn lưỡi bảy lần là cô ca sĩ dẫn chương trình một cuộc thi người mẫu tại Hà Nội. Cô đã giới thiệu thí sinh nữ cao 1.97m (thay vì 1.67m) làm khán giả bật cười, nhưng ở phần thi áo tắm, "thần khẩu hại xác phàm", cô xoay ngang nhìn anh dẫn chương trình chung với mình "phang" một câu "xanh rờn": " Khán giả nghĩ sao khi anh L.V của chúng ta... khỏa thân""

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một thời, chúng ta hát bài “học sinh là người tổ quốc mong cho mai sau...” và lúc đó ai cũng tin như thế, ai cũng ra sức học tử tế.
Có một hiện tượng kinh doanh đáng sợ đang bùng nổ: cho vay cắt cổ, và đòi nợ với bạo lực.
Thế giới đầy bất công. Nhưng Việt Nam mình còn bất công vô số lần hơn các quốc gia tư bản giãy chết.
Dệt may là ngành xuất khẩu thu nhiều ngoại tệ cho VN, tạo được nhiều việc làm cho hàng trăm ngàn công nhân, tuy nhiên chính ngành này lại lệ thuộc nhiều vào Trung Quốc. Nghĩa là, kinh tế VN phải bám sát kinh tế TQ mới có thể tương sinh... Đó là định mệnh bi thảm của dân tộc Việt, khi dễ bị bức hiếp.
Thế gian lúc nào cũng nhiều chuyện lạ... Không chỉ là trời cao, đất dày, biển sâu, núi cao, vân vân... khi kể tới con người là mịt mù đa dạng, không thể nói vài lời ngắn gọn được.
Việt Nam liên tục bị quậy phá bằng nhiều hình thức. Đây là cuộc chiến đa diện.
Mọi chuyện trông càng lúc càng hệt như phim ảnh khoa học giả tưởng.
Học là một tiến trình rất mệt nhọc, đòi hỏi nhiều hy sinh cả sức người và tiền bạc, bất kể có đem lại hạnh phúc trí tuệ hay việc làm tốt đẹp ở tương lai.
Quê nhà chưa bao giờ bình yên nổi với đàn anh Phương Bắc.
Chúng ta đều biết rằng, học một ngôn ngữ tới nơi tới chốn không phải là dễ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.