Hôm nay,  

Nghề Dẫn Chương Trình

20/10/200200:00:00(Xem: 7061)
Bạn,
Theo báo Thanh Niên, nghề dẫn chương trình tại VN là một nghề đôi khi dở khóc, dở cười khi mà hiện nay, trong một số chương trình đang có tình trạng người dẫn chương trình thực hiện công việc cầm kịch bản giới thiệu tiết mục, rất hiếm người được chuẩn bị trước. Báo TN cho biết có không ít trường hợp, đến gần giờ diễn, người dẫn chương trình mới chạy vào và nhà tổ chức giao kịch bản để rồi buộc họ cứ thế phải "tự xử"... Báo TN ghi lại một số trường hợp như sau.
Gần đây, các đài truyền hình làm live show nhiều nên các biên tập viên, phát thanh viên của họ cũng ra dẫn chương trình và không ít người đã bị "bơi" từ sô đầu tiên. Trong chương trình ca nhạc "Cho bạn cho tôi" của Lam Trường, Long Vũ là người dẫn chương trình. Từ Hà Nội anh bay vào TPSG trước giờ diễn chỉ đôi ba giờ. Hậu quả là giữa các tiết mục, anh bị hết vốn, lại nhắc về... Chiếc nón kỳ diệu, tệ hại hơn khi Lam Trường vào trong thay đồ hơi lâu, anh không biết nói gì hơn, đành hét toáng lên rồi chạy vào cánh gà tìm ca sĩ.

Trong chương trình "Những cánh chim không mỏi" , người dẫn chương trình phỏng vấn một nhà văn trên sân khấu nhà hát Bến Thành: "Tại sao gọi là kỳ nữ"", sau khi ông giải thích xong, cô lại hỏi: "Kỳ nữ khác với người thường ở chỗ nào"", đến lúc này thì nhà văn muốn nổi cáu, nói thẳng trên sân khấu: "Còn một câu về tập tuồng, sao cô không hỏi""
Có lẽ vì muốn thay đổi các gương mặt dẫn chương trình quen thuộc, không ít các nhà tổ chức đã mời cả ca sĩ, người mẫu nổi tiếng đảm nhận vai trò này. Trong chương trình ca nhạc "Dòng thời gian" trên sân Lan Anh (TP SG), v cô hoa hậu dẫn chương trình đã giới thiệu Phương Thanh hát bài Mẹ ơi (của nhạc sĩ Minh Châu) thành Mẹ yêu (Phương Uyên), và bài hát vừa xong cô hoa hậu nhìn Phương Thanh nói: Xin cảm ơn... Phương Uyên.
Bạn,
Báo TN ghi lại trường hợp ở một sân chơi khác: bài hát "Đạp xe ngang nhà em" được giới thiệu là "Đạp em ngang nhà xe!" Nói mà không uốn lưỡi bảy lần là cô ca sĩ dẫn chương trình một cuộc thi người mẫu tại Hà Nội. Cô đã giới thiệu thí sinh nữ cao 1.97m (thay vì 1.67m) làm khán giả bật cười, nhưng ở phần thi áo tắm, "thần khẩu hại xác phàm", cô xoay ngang nhìn anh dẫn chương trình chung với mình "phang" một câu "xanh rờn": " Khán giả nghĩ sao khi anh L.V của chúng ta... khỏa thân""

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bạn đã từng sống ở Sài Gòn thì biết rồi. Nét đẹp Sài Gòn là cái gì trừu tượng, thường chỉ cảm mà có khi nói không ra được, thường hít thở nét đẹp này như không khí vào phổi nhưng để giải thích lại không tìm được lời. Tuy nhiên, nét đẹp của vùng Chợ Lớn lại là cái gì đơn giản hơn, thấy được, nghe được, sờ được, nếu được.
Có những câu chuyện nghe như trên Sao Hỏa. Nghĩa là rất khó tin, vậy mà vẫn xảy ra. Và khi đã xảy ra, là phải đặt vấn đề. Và khi xảy ra hoài, là tất có chuyện không ổn.
Khi bạn có thì giờ, những nơi nào bạn sẽ tới thăm?
Nhậu là truyền thống của đàn ông Miền Tây. Khi mùa cá, tôm đầy đồng, khi mùa gặt đã kết thúc... khó ai cầm lòng đặng khi bạn hữu được cơ hội tụ tập để cùng nâng ly.
Dân Sài Gòn hồi xưa ưa mắng nhau là đồ dịch vật... hàm ý rằng người bị mắng là dân tệ hại lắm, thế nào tới lúc trời đất tru diệt bằng cách đưa ra một trận dịch để vật ngã đương sự. Tất nhiên chỉ là một cách nói thôi.
Phá đi thì dễ, nhưng xây dựng thì khó. Ai cũng biết như thế.
Chuyện nhờ người phiên dịch là thường, rất là bình thường. Vì dở ngoại ngữ là bình thường. Vấn đề là, dở thì cần khiêm tốn học, để vượt qua rào cản ngoại ngữ. Nhưng không nên để gây các tai hại lẽ ra không nên có.
Sài Gòn tuy không là thủ đô, nhưng thực tế vẫn là thành phố lớn nhất VN, là thủ đô kinh tế của VN, và riêng về ẩm thực có lẽ không nơi nào có nhiều bếp trưởng tuyệt vời như Sài Gòn.
Những người bị kỳ thị nhất tại VN hiện nay chính là người đồng tính luyến ái, dù đồng tính nam hay nữ. Bất kể rằng xã hôi đã cởi mở hơn so với thời ông bà mình, người đồng tính bây giờ vẫn bị kỳ thị từ làng xóm, cho tới nơi sở làm.
Có những chuyện không hình dung nổi... và các tai hại này luôn luôn xảy ra cho dân nghèo. Có lẽ, hiếm khi nghe chuyện nhà giàu gặp nạn. Thí dụ, như bị bác sĩ cắt nhầm 2 quả thận.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.