Hôm nay,  

Nghề Dẫn Chương Trình

20/10/200200:00:00(Xem: 6008)
Bạn,
Theo báo Thanh Niên, nghề dẫn chương trình tại VN là một nghề đôi khi dở khóc, dở cười khi mà hiện nay, trong một số chương trình đang có tình trạng người dẫn chương trình thực hiện công việc cầm kịch bản giới thiệu tiết mục, rất hiếm người được chuẩn bị trước. Báo TN cho biết có không ít trường hợp, đến gần giờ diễn, người dẫn chương trình mới chạy vào và nhà tổ chức giao kịch bản để rồi buộc họ cứ thế phải "tự xử"... Báo TN ghi lại một số trường hợp như sau.
Gần đây, các đài truyền hình làm live show nhiều nên các biên tập viên, phát thanh viên của họ cũng ra dẫn chương trình và không ít người đã bị "bơi" từ sô đầu tiên. Trong chương trình ca nhạc "Cho bạn cho tôi" của Lam Trường, Long Vũ là người dẫn chương trình. Từ Hà Nội anh bay vào TPSG trước giờ diễn chỉ đôi ba giờ. Hậu quả là giữa các tiết mục, anh bị hết vốn, lại nhắc về... Chiếc nón kỳ diệu, tệ hại hơn khi Lam Trường vào trong thay đồ hơi lâu, anh không biết nói gì hơn, đành hét toáng lên rồi chạy vào cánh gà tìm ca sĩ.

Trong chương trình "Những cánh chim không mỏi" , người dẫn chương trình phỏng vấn một nhà văn trên sân khấu nhà hát Bến Thành: "Tại sao gọi là kỳ nữ"", sau khi ông giải thích xong, cô lại hỏi: "Kỳ nữ khác với người thường ở chỗ nào"", đến lúc này thì nhà văn muốn nổi cáu, nói thẳng trên sân khấu: "Còn một câu về tập tuồng, sao cô không hỏi""
Có lẽ vì muốn thay đổi các gương mặt dẫn chương trình quen thuộc, không ít các nhà tổ chức đã mời cả ca sĩ, người mẫu nổi tiếng đảm nhận vai trò này. Trong chương trình ca nhạc "Dòng thời gian" trên sân Lan Anh (TP SG), v cô hoa hậu dẫn chương trình đã giới thiệu Phương Thanh hát bài Mẹ ơi (của nhạc sĩ Minh Châu) thành Mẹ yêu (Phương Uyên), và bài hát vừa xong cô hoa hậu nhìn Phương Thanh nói: Xin cảm ơn... Phương Uyên.
Bạn,
Báo TN ghi lại trường hợp ở một sân chơi khác: bài hát "Đạp xe ngang nhà em" được giới thiệu là "Đạp em ngang nhà xe!" Nói mà không uốn lưỡi bảy lần là cô ca sĩ dẫn chương trình một cuộc thi người mẫu tại Hà Nội. Cô đã giới thiệu thí sinh nữ cao 1.97m (thay vì 1.67m) làm khán giả bật cười, nhưng ở phần thi áo tắm, "thần khẩu hại xác phàm", cô xoay ngang nhìn anh dẫn chương trình chung với mình "phang" một câu "xanh rờn": " Khán giả nghĩ sao khi anh L.V của chúng ta... khỏa thân""

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo báo quốc nội, trên địa bàn các quận nội thành Sài Gòn, số lượng người dân sống trong các chung cư cũ lên đến hàng chục ngàn người. Sau 2 cơn dư chấn liên tiếp xảy ra vào thượng tuần tháng 11/2005 vừa qua, cư dân ở các khu chung cư cũ vẫn chưa hết hoang mang. Nhiều người không muốn ngồi trong nhà mà tụm năm, tụm bảy dọc hành lang.
Hiện nay, thành phố Sài Gòn vẫn còn những chiếc xích lô đón khách trên nhiều lộ trình, những chiếc xe không nhả khói và chạy bằng sức những đôi chân. Với nhiều người nghèo khó, nó là miếng cơm manh áo, là cái nghề, là vốn liếng duy trì cuộc sống... Và là cuộc đời. Không ít người đã sống cả đời bằng cái nghề bình dị đó.
Theo ghi nhận của báo Thanh Niên, tại nhiều trường đại học trên địa bàn thành phố Sài Gòn, hệ thống chưã cháy và báo cháy không có những trang bị tối cần thiết. Do diện tích các giảng đường chật hẹp, nếu có hỏa hoạn xảy ra thì việc cứu người sẽ rất khó khăn. Vụ cháy ở phòng thí nghiệm khoa Dược trường Đại học Y-Dược TP.SG và vấn đề thoát hiểm sau trận động đất vừa qua lại càng trở nên cấp bách hơn đối với các trường đại học.
Tại tỉnh Phú Thọ, miền Bắc VN, có làng Bạch Hạc thuộc thành phố Việt Trì chuyên sống bằng nghề bắt cá.Người dân làng này thường kể về cá Anh Vũ, đặc sản nổi tiếng của địa một cách rất tự hào. Những câu chuyện về loài cá huyền thoại này luôn được lưu truyền trong dân hết thế hệ này qua thế hệ khác.
Theo báo Thanh Niên, tại vùng giáp ranh thành phố Sài Gòn và tỉnh Bình Dương, ở phía đông của con đường vào ký túc xá Đại học TP.SG, có một ngã rẽ vào xóm nhỏ mà dân địa phương vẫn quen gọi là hầm đá 621 (ấp Tân Lập, xã Đông Hòa, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương). Nơi đây có những đứa trẻ đang sống một cuộc đời nghèo khổ, kiếm sống bằng công việc nhặt rác, lượm ve chai
Theo ghi nhận của báo quốc nội, nhiều trang trại nuôi gia cầm tại các tỉnh, thành phố ở VN đang lâm vào cảnh cùng quẫn, khi mỗi ngày phải bỏ ra hàng triệu đồng để duy trì đàn gia cầm hàng chục ngàn con mà không hề nhìn thấy tương lai phía trước. Tiền công nuôi tốn kém như vậy, nhưng khi bán ra thì không có thị trường (dù là gia cầm sạch).
Theo ghi nhận của báo quốc nội, thời gian gần đây, tại một số siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố Sài Gòn, các đội quản lý thị trường, các toán kiểm tra liên ngành đã phát giác nhiều loại hàng giả được bày bán. Ngay tại chợ Bến Thành, nơi chỉ "kinh doanh hàng có chất lượng cao" như lời các tiểu thương
Theo báo quốc nội, trên địa bàn thành phố Sài Gòn, có hơn 300 ngàn sinh viên ngoại tỉnh đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng. Mối quan tâm của rất nhiều sinh viên là làm sao tìm được việc làm thêm để trang trải tiền học phí, nhà trọ, sách vở... Giúp việc nhà theo giờ là việc làm đang thu hút nhiều sinh viên tham gia, nhất là nữ sinh viên.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, tại trung tâm thành phố Sài Gòn, khu phố Tây (gồm các đường Phạm Ngũ Lão, Đề Thám, Bùi Viện, thuộc quận 1) là nơi hàng hóa được niêm yết giá bằng Mỹ kim nhiều nhất bởi nơi đây là điểm tập trung của Tây ba-lô. Ngoại trừ những nơi hội đủ quy chuẩn được phép niêm yết giá và thực hiện giao dịch bằng ngoại tệ, tại rất nhiều cửa hàng, quầy, sạp, quán ăn...
Đồng bằng sông Cửu Long đang ở vào mùa lũ. Đây cũng là mùa vụ làm ăn của nhiều làng nghề ở miền Tây Nam phần. Tại vùng ngoại thành của Cần Thơ, nghề cáo hến ở xã Vĩnh Trinh, thuộc huyện Vĩnh Thạnh, đang vào vụ với sự tham gia của hàng trăm gia đình. Nghề này đã có mặt ở đây hơn nửa thế kỷ qua và gắn bó với người dân vùng lũ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.