Hôm nay,  

Nghề Dẫn Chương Trình

20/10/200200:00:00(Xem: 5876)
Bạn,
Theo báo Thanh Niên, nghề dẫn chương trình tại VN là một nghề đôi khi dở khóc, dở cười khi mà hiện nay, trong một số chương trình đang có tình trạng người dẫn chương trình thực hiện công việc cầm kịch bản giới thiệu tiết mục, rất hiếm người được chuẩn bị trước. Báo TN cho biết có không ít trường hợp, đến gần giờ diễn, người dẫn chương trình mới chạy vào và nhà tổ chức giao kịch bản để rồi buộc họ cứ thế phải "tự xử"... Báo TN ghi lại một số trường hợp như sau.
Gần đây, các đài truyền hình làm live show nhiều nên các biên tập viên, phát thanh viên của họ cũng ra dẫn chương trình và không ít người đã bị "bơi" từ sô đầu tiên. Trong chương trình ca nhạc "Cho bạn cho tôi" của Lam Trường, Long Vũ là người dẫn chương trình. Từ Hà Nội anh bay vào TPSG trước giờ diễn chỉ đôi ba giờ. Hậu quả là giữa các tiết mục, anh bị hết vốn, lại nhắc về... Chiếc nón kỳ diệu, tệ hại hơn khi Lam Trường vào trong thay đồ hơi lâu, anh không biết nói gì hơn, đành hét toáng lên rồi chạy vào cánh gà tìm ca sĩ.

Trong chương trình "Những cánh chim không mỏi" , người dẫn chương trình phỏng vấn một nhà văn trên sân khấu nhà hát Bến Thành: "Tại sao gọi là kỳ nữ"", sau khi ông giải thích xong, cô lại hỏi: "Kỳ nữ khác với người thường ở chỗ nào"", đến lúc này thì nhà văn muốn nổi cáu, nói thẳng trên sân khấu: "Còn một câu về tập tuồng, sao cô không hỏi""
Có lẽ vì muốn thay đổi các gương mặt dẫn chương trình quen thuộc, không ít các nhà tổ chức đã mời cả ca sĩ, người mẫu nổi tiếng đảm nhận vai trò này. Trong chương trình ca nhạc "Dòng thời gian" trên sân Lan Anh (TP SG), v cô hoa hậu dẫn chương trình đã giới thiệu Phương Thanh hát bài Mẹ ơi (của nhạc sĩ Minh Châu) thành Mẹ yêu (Phương Uyên), và bài hát vừa xong cô hoa hậu nhìn Phương Thanh nói: Xin cảm ơn... Phương Uyên.
Bạn,
Báo TN ghi lại trường hợp ở một sân chơi khác: bài hát "Đạp xe ngang nhà em" được giới thiệu là "Đạp em ngang nhà xe!" Nói mà không uốn lưỡi bảy lần là cô ca sĩ dẫn chương trình một cuộc thi người mẫu tại Hà Nội. Cô đã giới thiệu thí sinh nữ cao 1.97m (thay vì 1.67m) làm khán giả bật cười, nhưng ở phần thi áo tắm, "thần khẩu hại xác phàm", cô xoay ngang nhìn anh dẫn chương trình chung với mình "phang" một câu "xanh rờn": " Khán giả nghĩ sao khi anh L.V của chúng ta... khỏa thân""

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tại các các làng nghề của nhiều tỉnh ở miền Trung, qua bao thế kỷ, người dân coi việc tôn thờ tổ các tổ làng nghề là để nhớ ơn người đã mang đến cho làng những nghề giúp dân có bát ăn, bát đểå . Trong những ngày lễ tổ, dân làng bày tỏ lòng tri ân với tiền nhân, đồng thời nói lên những ước nguyện mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Báo Bình Định viết về các lễ tổ tại tỉnh Bình Định như sau.
Tại miền Trung, những cánh rừng ở huyện Đông Giang,tỉnh Quảng Nam, nơi được xem là điểm nóng về nạn phá rừng trong năm 2004, với 256 vụ vi phạm, vẫn tiếp tục bị tàn phá. Ngày Xuân, lâm tặc không đi chơi mà vào rừng hạ cây. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn từ trước Tết đến nay, các ngành hữu trách của huyện Đông Giang đã phát giác gần 50 vụ phá rừng
Từ hàng trăm năm nay, tại huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh, có lễ hội Tiên Công vùng "Tứ xã" Hà Nam là lễ hội mùa xuân lớn nhất ở địa phương này. Các lão nông đạt tuổi thọ được con cháu rước lên miếu Tiên Công ở xã Cẩm La để yết cáo và bái tạ tổ tiên.Theo cổ tục, hội mở chính vào ngày 7 tháng Giêng Âm lịch và chỉ mừng thọ cụ ông.
Tại miền Bắc VN, vào trung tuần tháng giêng hàng năm, tại La Phù, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây, có lễ rước lợn vưà để bày tỏ lòng biết đối với Thành hoàng của làng, vưà cầu xin mưa thuận gió hòa.Chính lễ diễn ra vào ngày 13 tháng giêng, khi màn đêm đã buông xuống. 12 thôn xóm trong xã từ khắp ngả đổ về sân đình và đại biểu cho mỗi xóm không phải là các bô lão
Trên địa bàn miền Tây Nam phần, tỉnh Vĩnh Long nằm giữa hai con sông Tiền và sông Hậu, có hệ thống sông ngòi dày đặc nhất so với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Có lẽ thế mà việc trao đổi hàng hóa, giao thương sông nước đã thành nét đặc trưng của người dân Vĩnh Long. Và từ mấy tháng nay, trên kinh Ông Sỹ ở huyện Tam Bình đã xuất hiện một chợ mới
Theo báo quốc nội, tại tỉnh Bình Định, có 1 phụ nữ trung niên tên là Nguyễn Thị Thuận, đã 25 năm chuyên nghề biểu diễn bài trống trận Quang Trung cho du khách xem. Đó là một nghệ nhân "múa" trống và "sống" với trống trận Quang Trung không chỉ như một cái nghiệp mà trên hết là niềm tôn kính và nỗi đam mê. Báo NLĐ viết về phụ nữ này như sau.
Từ mồng 6 Tết, trên địa bàn thành phố Sài Gòn, nhiều người đã đi làm nhưng đây đó trong từng khu phố, tình trạng cờ bạc, nhậu nhẹt vẫn còn diễn ra; nhiều cơ quan công quyền đã mở cửa nhưng cách làm việc trong không khí như thể là còn tết vậy.Theo ghi nhận của phóng viên SGGP, từ trước Tết Ất Dậu và đến mùng 7 Tết, người ta không còn đánh bài để giải trí nữa
Theo báo quốc nội, trong 3 ngày vưà qua, tại các bến xe ở các huyện lỵ, thị trấn của miền Bắc, miền Trung và miền Tây Nam phần, hàng ngày có hàng ngàn lao động chen chúc nhau mua vé xe trở lại các thành phố lớn để kiếm sống..Công việc có thể khác nhau và hành trang cũng có thể khác nhau. Tuy nhiên, tất cả đều biết, trở về thành phố là trở về với cuộc đua vì cuộc sống
Cổ Loa là di tích lịch sử nổi tiếng nằm trên địa phận huyện Đông Anh cách trung tâm Hà Nội khoảng 17 cây số về phía Tây Bắc, là một thành trì lớn, một dấu tích về kiến trúc quân sự và thành cổ cách đây hơn 2 thiên niên kỷ. Thành Cổ Loa gắn liền với câu chuyện An Dương Vương và Nhà nước Âu Lạc cuối thời Hùng Vương. Hàng năm cứ đến ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch
Trên địa bàn thành phố Sài Gòn, Chùa Bà Thiên Hậu còn được gọi là Chùa Bà (Chợ Lớn) của người Hoa, toạ lạc tại 710 đường Nguyễn Trãi, quận 5. Người Hoa còn gọi là Phò Miếu, tên chữ Hán là Thiên Hậu miếu. Chùa do nhóm người Hoa Quảng Đông rời bỏ quê hương sang lập nghiệp tại Việt Nam xây dựng vào khoảng thập niên 60 của thế kỷ18
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.