Hôm nay,  

Nghề Dẫn Chương Trình

20/10/200200:00:00(Xem: 5832)
Bạn,
Theo báo Thanh Niên, nghề dẫn chương trình tại VN là một nghề đôi khi dở khóc, dở cười khi mà hiện nay, trong một số chương trình đang có tình trạng người dẫn chương trình thực hiện công việc cầm kịch bản giới thiệu tiết mục, rất hiếm người được chuẩn bị trước. Báo TN cho biết có không ít trường hợp, đến gần giờ diễn, người dẫn chương trình mới chạy vào và nhà tổ chức giao kịch bản để rồi buộc họ cứ thế phải "tự xử"... Báo TN ghi lại một số trường hợp như sau.
Gần đây, các đài truyền hình làm live show nhiều nên các biên tập viên, phát thanh viên của họ cũng ra dẫn chương trình và không ít người đã bị "bơi" từ sô đầu tiên. Trong chương trình ca nhạc "Cho bạn cho tôi" của Lam Trường, Long Vũ là người dẫn chương trình. Từ Hà Nội anh bay vào TPSG trước giờ diễn chỉ đôi ba giờ. Hậu quả là giữa các tiết mục, anh bị hết vốn, lại nhắc về... Chiếc nón kỳ diệu, tệ hại hơn khi Lam Trường vào trong thay đồ hơi lâu, anh không biết nói gì hơn, đành hét toáng lên rồi chạy vào cánh gà tìm ca sĩ.

Trong chương trình "Những cánh chim không mỏi" , người dẫn chương trình phỏng vấn một nhà văn trên sân khấu nhà hát Bến Thành: "Tại sao gọi là kỳ nữ"", sau khi ông giải thích xong, cô lại hỏi: "Kỳ nữ khác với người thường ở chỗ nào"", đến lúc này thì nhà văn muốn nổi cáu, nói thẳng trên sân khấu: "Còn một câu về tập tuồng, sao cô không hỏi""
Có lẽ vì muốn thay đổi các gương mặt dẫn chương trình quen thuộc, không ít các nhà tổ chức đã mời cả ca sĩ, người mẫu nổi tiếng đảm nhận vai trò này. Trong chương trình ca nhạc "Dòng thời gian" trên sân Lan Anh (TP SG), v cô hoa hậu dẫn chương trình đã giới thiệu Phương Thanh hát bài Mẹ ơi (của nhạc sĩ Minh Châu) thành Mẹ yêu (Phương Uyên), và bài hát vừa xong cô hoa hậu nhìn Phương Thanh nói: Xin cảm ơn... Phương Uyên.
Bạn,
Báo TN ghi lại trường hợp ở một sân chơi khác: bài hát "Đạp xe ngang nhà em" được giới thiệu là "Đạp em ngang nhà xe!" Nói mà không uốn lưỡi bảy lần là cô ca sĩ dẫn chương trình một cuộc thi người mẫu tại Hà Nội. Cô đã giới thiệu thí sinh nữ cao 1.97m (thay vì 1.67m) làm khán giả bật cười, nhưng ở phần thi áo tắm, "thần khẩu hại xác phàm", cô xoay ngang nhìn anh dẫn chương trình chung với mình "phang" một câu "xanh rờn": " Khán giả nghĩ sao khi anh L.V của chúng ta... khỏa thân""

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo báo SGGP, hiện nay ngoài 5 bến xe chính thức được quyền đưa đón khách liên tỉnh, trên địa bàn TPSG còn có hàng trăm điểm đưa đón khách tự phát do tư nhân tổ chức. Các cơ sở xe khách tư nhân này đang là đối thủ mạnh của các doanh nghiệp vận tải trong các bến xe chính thức. Gần đến Tết, hoạt động này càng "sôi động" hơn bao giờ hết.
Theo báo Thanh Niên, trong mùa mưa lũ, lâm tặc trên địa bàn tỉnh Quảng Nam hoạt động mạnh. Vào những ngày nước lũ dâng cao, các nhóm lâm tặc trong các đường dây khai thác, vận chuyển gỗ lậu thi nhau đưa gỗ về thành phố. Những súc gỗ tròn, thanh gỗ xẻ của lâm tặc đã theo nước lũ trôi về xuôi. Báo TN ghi nhận về hoạt động của lâm tặc tại Quảng Nam trong mùa mưa lũ như sau.
Theo báo quốc nội, thời gian gần đây, tại các tiệm cầm đồ, đã xuất hiện những trẻ em đi đem đồ đi cầm để có tiền tiêu xài các cuộc chơi. Có những em đem cầm đồ một hai ngày rồi xin tiền gia đình, nhịn ăn sáng để chuộc lại, thường là số tiền nhận cầm nhỏ, chừng vài chục nghìn trở lại. Số này rất phổ biến ở các em học sinh ham chơi, trốn học, hứng lên rủ nhau đi chơi một vài ván điện tử, một độ bida...
Theo báo SGGP, từ cuối tháng 11, các chợ lớn nhỏ ở TPSGđã nhộn nhịp không khí chuẩn bị nguồn hàng kinh doanh cuối năm. Nguồn vốn bao giờ cũng là vấn đề hàng đầu nhưng không phải tiểu thương nào cũng có sẵn vốn và có thể "với tay" đến nguồn vốn ngân hàng. Đến nay, tiểu thương vẫn chọn cách nhanh và gọn nhất là đi vay nóng và chịu lãi suất cao của các trùm tín dụng đen tại các chợ.
Theo báo quốc nội, trong cuộc sống tất bật ở thành thị, nhiều phụ nữ bận rộn với việc kiếm tiền , nên phải tìm người giúp việc nhà. Tuy biết giao con cái, nhà cửa cho người giúp việc là một điều không nên nhưng rất nhiều người vẫn phó thác việc nhà, con cái cho người giúp việc mà không màng đến hậu quả xảy ra.
Theo báo quốc nội, khoảng đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, khu phố "Tây ba lô", quận 1, TPSG, chỉ có 4- 5 gia đình kinh doanh nhà nghỉ. Đến năm 1998 thì khu vực này đã trở thành phố Tây "ba lô" thực thụ và cho đến ngày hôm nay đã đạt con số trên 200 điểm kinh doanh dịch vụ lưu trú. Đồng hành cùng khu phố là hàng chục dịch vụ như cho thuê xe gắn máy, massage, karaoke, Internet...
Theo báo Tuổi Trẻ, thời gian gần đây, giới sinh viên Sài Gòn xôn xao về việc tại 1 trường đại học có hàng loạt thí sinh dùng phiếu báo điểm giả nhưng vẫn ung dung trúng tuyển. Để tìm sự thật, phóng viên TT đã dò tìm, đối chiếu, xác minh từ thông tin của hàng ngàn thí sinh trúng tuyển vào trường này trong những năm trước, và ghi nhận như sau..
Theo ghi nhận của báo quốc nội, thời gian gần đây tại Sài Gòn xuất hiện những cô gái kiếm sống bằng nghề đi nhậu theo đơn đặt hàng của nam giới..Sự khác biệt giữa họ với những cô gái tiếp viên nhà hàng, khách sạn là không ở nơi nào cố định.
Theo báo Người Lao Động, tại thành phố SG có khoảng 400-500 gia đình kiếm sống bằng nghề lặn xuống đáy sông kiếm phế liệu đem bán. Có những người định cư luôn trên ghe, trên thuyền, nhưng đông nhất vẫn là ở khu phố 3, phường An Khánh, quận 2 với gần cả trăm gia đình theo nghề. Ngày nào cũng vậy, tờ mờ sáng, họ ăn vội ổ bánh mì, rít một hơi thuốc, bắt đầu một ngày lặn cho đến tối.
Theo báo quốc nội, tại VN, tình trạng sáng tác và biểu diễn nhạc loại "mì ăn liền" có chiều hướng gia tăng và được rất nhiều các ca sĩ, nhạc sĩ sử dụng, thậm chí nhiều người xem đó là phương hướng chính trong phát triển sự nghiệp nghệ thuật của mình.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.