Hôm nay,  

Lễ Cúng Voi Nhập Làng

20/04/200600:00:00(Xem: 2904)

Theo báo quốc nội, tại các buôn làng ở Cao nguyên Trung phần, khi bắt được voi rừng, người Thượng không dẫn ngay con voi ấy vào buôn  mà đưa về bãi thuần dưỡng để tập, rèn dạy. Khoảng 2-3 tháng khi con voi đã khôn ngoan, hiền lành, thuần thục các động tác mới đưa voi vào buôn làng  để sử dụng và làm một lễ cúng voi nhập buôn. Tập tục này được báo Bình Định ghi lại dựa theo tài liệu của báo tỉnh Đắc-Nông với  diễn tiến như sau. <"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />


 


Lễ cúng voi nhập buôn được tổ chức tùy theo khả năng tài chính của gia đình. Lễ lớn, sang trọng thì giết trâu ăn mừng, còn lễ cúng bình  thường thì giết heo, gà. Các lễ vật bắt buộc phải đi kèm theo là 7 ché rượu cần, một chén gạo có cắm đèn sáp, 1 chén cơm, 1 bầu nước, một vài chén lòng lợn, lòng gà...Trước khi cúng cho voi thì thầy cúng phải làm lễ nghi cúng cầu sức khỏe, bình an cho gia đình. Nghi lễ này được tiến hành trong ngôi nhà của chủ voi. Lễ tiết quan trọng nhất  trong buổi cúng này là việc cúng Thần voi.


 


Lễ được tiến hành ở ngoài sân và trên sàn hiên của chủ voi. Con voi lớn đã có công bắt được voi rừng, giúp người thuần dưỡng cũng có mặt trong lễ cúng này. Chiếc giàn cúng làm bằng tre nứa, dựng lên giữa sân, là nơi đặt các lễ vật để làm lễ. Giàn cúng gồm 4 cây nứa nhỏ, sơn màu đỏ bằng huyết heo, gà, phía trên đầu cọc cắm những tua rua vót bằng nứa, treo lủng lẳng những xâu lòng, tai và đuôi heo. Người ta gài miếng phên nứa nhỏ phía trên 4 cái  cọc và đặt đầu heo lên đấy để cúng. Giàn cúng như một "lễ đài" để làm lễ hiến sinh  cho thần voi. Bên dưới giàn cúng người ta cắm một chiếc sừng trâu và đặt một chiếc mâm với đầy đủ lễ vật. Lời khấn thần có nội dung sâu sắc, cô đọng, thể hiện tình cảm quý mến của con người dành cho chú voi, thành viên mới của buôn làng với nội dung như sau: Xin báo với thần Ngoách Ngual, nay ta dẫn con voi mới vào làng. Thần khiến con voi yên tâm ở buôn làng. Thần khiến con voi yên tâm chuyên chở. Voi đừng có sợ hãi đi hoang, voi yên tâm ăn bụi tre làng. Voi ở làng phải sống trăm tuổi, voi phải ngoan trở thành voi thợ. Sau này ta đi săn bắt voi con, bắt sáng được trăm, bắt chiều được nghìn. Buôn làng có sai phạm luật voi, voi đừng đau, đừng bệnh, đừng gay, voi luôn luôn vui vẻ, khỏe mạnh...



 


Cũng theo báo Bình Định, lễ cúng voi nhập buôn làng là lễ quan trọng nhất trong hàng loạt các lễ nghi cúng thần voi của người sắc tộc M'nông. Để tỏ lòng ngưỡng mộ vị thần của loài vật có sức mạnh ghê gớm này, trước khi nhập voi vào gia đình, buôn làng, người M' nông bao giờ cũng tổ chức lễ cúng Thần voi. Qua lễ cúng, dân làng cầu mong sức khỏe cho con voi, sự  bình yên và phát đạt cho chủ voi cùng là để thần linh cùng mọi người chứng giám con voi mới đã nghiễm nhiên trở thành thành viên yêu quý, thành "đứa con" của buôn làng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo báo Lao Động,nhóm nghiên cứu thuộc Quỹ Bảo vệ động vật hoang dã quốc tế - WWF Việt Nam vừa hoàn tất cuộc khảo sát 3 nơi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là thành phố Biên Hoà, huyện Định Quán, Vĩnh Cửu.
Chuyện kể trong lá thư này xảy ra tại xã Hương Quang, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh. Toàn xã này có hơn 90 hécta đất nông nghiệp, thế nhưng thu nhập chính của 420 gia đình trong xã lại chủ yếu từ "nghề"... phá rừng.
Theo báo SGGP,trên địa bàn huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên-Huế, cách đây hơn 1 năm, hơn 600 gia đình cư dân xã Thủy Dương có đất đai, vườn tược, nhà cửa
Theo báo Sài Gòn, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, có nhiều thợ ặn săn cá cảnh biển. Đây là công việc vất vả, nguy hiểm, đòi hỏi kỹ thuật cao nhưng đã trở thành sinh kế của nhiều thợ lặn.
Theo báo Sài Gòn, tại Tây nguyên, vùng nguyên huyện Ea-Súp, kho vựa lúa lớn nhất của tỉnh Đắc Lắc, đang đối mặt với hạn hán
Theo báo SGGP, cách đây 6 năm, tại thành phố Đà Nẵng, thực hiện kế hoạch di dời để thành phố Đà Nẵng chỉnh trang đô thị, hàng ngàn gia đình thuộc các khu giải tỏa
Theo báo Sài Gòn, nhiều công nhân xa xứ vào các khu công nghiệp ở Bình Dương, thành phố Sài Gòn mưu sinh từ 5- 10 năm nay nhưng chưa một lần trở lại quê hương.
Theo báo Sài Gòn, tại miền Tây Nam phần, toàn bộ trâu, bò nhập lậu từ Cam Bốt, Thái Lan, Mã Lai đều được cán bộ thú y địa phương hợp thức hóa để vận chuyển đến các tỉnh, thành trong cả VN.
Theo báo Thanh Niên, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế, đã 7 năm nay, hơn 320 gia đình với gần 1 ngàn 860 người thuốc khu vực 7 của thị trấn Phú Lộc sống trong cảnh ô nhiễm nghiêm trọng.
Theo báo SGGP, tại tỉnh Quảng Trị, suốt 5 năm qua, dân làng Nhan Biều, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong đã gửi đơn đến các cấp của tỉnh này để cầu cứu về việc cán bộ xã bán đất ruộng lúa, đất trồng hoa màu của làng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.