Hôm nay,  

Lễ Cúng Voi Nhập Làng

20/04/200600:00:00(Xem: 2856)

Theo báo quốc nội, tại các buôn làng ở Cao nguyên Trung phần, khi bắt được voi rừng, người Thượng không dẫn ngay con voi ấy vào buôn  mà đưa về bãi thuần dưỡng để tập, rèn dạy. Khoảng 2-3 tháng khi con voi đã khôn ngoan, hiền lành, thuần thục các động tác mới đưa voi vào buôn làng  để sử dụng và làm một lễ cúng voi nhập buôn. Tập tục này được báo Bình Định ghi lại dựa theo tài liệu của báo tỉnh Đắc-Nông với  diễn tiến như sau. <"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />


 


Lễ cúng voi nhập buôn được tổ chức tùy theo khả năng tài chính của gia đình. Lễ lớn, sang trọng thì giết trâu ăn mừng, còn lễ cúng bình  thường thì giết heo, gà. Các lễ vật bắt buộc phải đi kèm theo là 7 ché rượu cần, một chén gạo có cắm đèn sáp, 1 chén cơm, 1 bầu nước, một vài chén lòng lợn, lòng gà...Trước khi cúng cho voi thì thầy cúng phải làm lễ nghi cúng cầu sức khỏe, bình an cho gia đình. Nghi lễ này được tiến hành trong ngôi nhà của chủ voi. Lễ tiết quan trọng nhất  trong buổi cúng này là việc cúng Thần voi.


 


Lễ được tiến hành ở ngoài sân và trên sàn hiên của chủ voi. Con voi lớn đã có công bắt được voi rừng, giúp người thuần dưỡng cũng có mặt trong lễ cúng này. Chiếc giàn cúng làm bằng tre nứa, dựng lên giữa sân, là nơi đặt các lễ vật để làm lễ. Giàn cúng gồm 4 cây nứa nhỏ, sơn màu đỏ bằng huyết heo, gà, phía trên đầu cọc cắm những tua rua vót bằng nứa, treo lủng lẳng những xâu lòng, tai và đuôi heo. Người ta gài miếng phên nứa nhỏ phía trên 4 cái  cọc và đặt đầu heo lên đấy để cúng. Giàn cúng như một "lễ đài" để làm lễ hiến sinh  cho thần voi. Bên dưới giàn cúng người ta cắm một chiếc sừng trâu và đặt một chiếc mâm với đầy đủ lễ vật. Lời khấn thần có nội dung sâu sắc, cô đọng, thể hiện tình cảm quý mến của con người dành cho chú voi, thành viên mới của buôn làng với nội dung như sau: Xin báo với thần Ngoách Ngual, nay ta dẫn con voi mới vào làng. Thần khiến con voi yên tâm ở buôn làng. Thần khiến con voi yên tâm chuyên chở. Voi đừng có sợ hãi đi hoang, voi yên tâm ăn bụi tre làng. Voi ở làng phải sống trăm tuổi, voi phải ngoan trở thành voi thợ. Sau này ta đi săn bắt voi con, bắt sáng được trăm, bắt chiều được nghìn. Buôn làng có sai phạm luật voi, voi đừng đau, đừng bệnh, đừng gay, voi luôn luôn vui vẻ, khỏe mạnh...



 


Cũng theo báo Bình Định, lễ cúng voi nhập buôn làng là lễ quan trọng nhất trong hàng loạt các lễ nghi cúng thần voi của người sắc tộc M'nông. Để tỏ lòng ngưỡng mộ vị thần của loài vật có sức mạnh ghê gớm này, trước khi nhập voi vào gia đình, buôn làng, người M' nông bao giờ cũng tổ chức lễ cúng Thần voi. Qua lễ cúng, dân làng cầu mong sức khỏe cho con voi, sự  bình yên và phát đạt cho chủ voi cùng là để thần linh cùng mọi người chứng giám con voi mới đã nghiễm nhiên trở thành thành viên yêu quý, thành "đứa con" của buôn làng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo báo Sài Gòn, tại thành phố Biên Hòa,đối diện công viên bờ sông Đồng Nai (gần chợ Biên Hòa) là một xóm chài với khu nhà sàn lụp xụp thuộc ấp Đồng Nai, xã Hóa An, thuộc khu vực ngoại thành Biên Hòa.
Theo báo Sài Gòn, tại tỉnh Đồng Tháp, có một đội xây cầu "miệt vườn", qui tụ những nông dân thiện nguyện.
Theo báo Sài Gòn, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, cách thành phố tỉnh lỵ 60 cây số về phía Nam, có đồng muối Sa Huỳnh, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ rộng hơn 112 hécta là vựa muối lớn của miền Trung.
Theo báo SGGP, trên địa bàn thành phố Sài Gòn, có những phường nghèo mà đa số cư dân thuộc thành phần nhập cư, điều kiện kinh tế khó khăn.
Theo báo Sài Gòn, gần đây, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và các tỉnh, thành phố lân cận xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông do xe container gây ra.
Theo báo Thanh Niên, trên địa bàn thành phố Sài Gòn, hàng loạt dự án địa ốc đang bị chậm tiến trình thực hiện, ít thì 6 - 8 tháng, thường gặp là cả năm, hoặc tới vài năm.
Theo báo Sài Gòn, tại miền Tây Nam phần, khu vực bán đảo Cà Mau được mệnh danh là "mỏ tôm" của cả VN vì diện tích, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản không khu vực nào sánh bằng.
Tại miền Đông Nam phần, có làng Bến Cá là địa danh văn hóa của vùng đất được người Việt định cư khá sớm, nay thuộc xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
Theo báo Sài Gòn GP, tại khu vực duyên hải huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, có làng chài Hà Lợi Trung nằm ven biển bãi ngang của xã Trung Giang.
Theo báo Sài Gòn, tại miền Tây Nam phần, có chợ Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) được đánh giá là nơi giao thương hàng hóa đa dạng, sầm uất nhất so với các cửa biển khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.