Hôm nay,  

Lễ Cúng Voi Nhập Làng

20/04/200600:00:00(Xem: 2533)

Theo báo quốc nội, tại các buôn làng ở Cao nguyên Trung phần, khi bắt được voi rừng, người Thượng không dẫn ngay con voi ấy vào buôn  mà đưa về bãi thuần dưỡng để tập, rèn dạy. Khoảng 2-3 tháng khi con voi đã khôn ngoan, hiền lành, thuần thục các động tác mới đưa voi vào buôn làng  để sử dụng và làm một lễ cúng voi nhập buôn. Tập tục này được báo Bình Định ghi lại dựa theo tài liệu của báo tỉnh Đắc-Nông với  diễn tiến như sau. <"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />


 


Lễ cúng voi nhập buôn được tổ chức tùy theo khả năng tài chính của gia đình. Lễ lớn, sang trọng thì giết trâu ăn mừng, còn lễ cúng bình  thường thì giết heo, gà. Các lễ vật bắt buộc phải đi kèm theo là 7 ché rượu cần, một chén gạo có cắm đèn sáp, 1 chén cơm, 1 bầu nước, một vài chén lòng lợn, lòng gà...Trước khi cúng cho voi thì thầy cúng phải làm lễ nghi cúng cầu sức khỏe, bình an cho gia đình. Nghi lễ này được tiến hành trong ngôi nhà của chủ voi. Lễ tiết quan trọng nhất  trong buổi cúng này là việc cúng Thần voi.


 


Lễ được tiến hành ở ngoài sân và trên sàn hiên của chủ voi. Con voi lớn đã có công bắt được voi rừng, giúp người thuần dưỡng cũng có mặt trong lễ cúng này. Chiếc giàn cúng làm bằng tre nứa, dựng lên giữa sân, là nơi đặt các lễ vật để làm lễ. Giàn cúng gồm 4 cây nứa nhỏ, sơn màu đỏ bằng huyết heo, gà, phía trên đầu cọc cắm những tua rua vót bằng nứa, treo lủng lẳng những xâu lòng, tai và đuôi heo. Người ta gài miếng phên nứa nhỏ phía trên 4 cái  cọc và đặt đầu heo lên đấy để cúng. Giàn cúng như một "lễ đài" để làm lễ hiến sinh  cho thần voi. Bên dưới giàn cúng người ta cắm một chiếc sừng trâu và đặt một chiếc mâm với đầy đủ lễ vật. Lời khấn thần có nội dung sâu sắc, cô đọng, thể hiện tình cảm quý mến của con người dành cho chú voi, thành viên mới của buôn làng với nội dung như sau: Xin báo với thần Ngoách Ngual, nay ta dẫn con voi mới vào làng. Thần khiến con voi yên tâm ở buôn làng. Thần khiến con voi yên tâm chuyên chở. Voi đừng có sợ hãi đi hoang, voi yên tâm ăn bụi tre làng. Voi ở làng phải sống trăm tuổi, voi phải ngoan trở thành voi thợ. Sau này ta đi săn bắt voi con, bắt sáng được trăm, bắt chiều được nghìn. Buôn làng có sai phạm luật voi, voi đừng đau, đừng bệnh, đừng gay, voi luôn luôn vui vẻ, khỏe mạnh...



 


Cũng theo báo Bình Định, lễ cúng voi nhập buôn làng là lễ quan trọng nhất trong hàng loạt các lễ nghi cúng thần voi của người sắc tộc M'nông. Để tỏ lòng ngưỡng mộ vị thần của loài vật có sức mạnh ghê gớm này, trước khi nhập voi vào gia đình, buôn làng, người M' nông bao giờ cũng tổ chức lễ cúng Thần voi. Qua lễ cúng, dân làng cầu mong sức khỏe cho con voi, sự  bình yên và phát đạt cho chủ voi cùng là để thần linh cùng mọi người chứng giám con voi mới đã nghiễm nhiên trở thành thành viên yêu quý, thành "đứa con" của buôn làng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị tại VN đang đau đầu khi giải bài toán chống mất cắp ở siêu thị nhưng không làm phiền khách hàng. Thống kê chưa đầy đủ cho thấy bình quân tỉ lệ
Một mùa trung thu lại đến, tại Sài Gòn và nhiều thành phố ở VN, những món đồ chơi, chiếc lồng đèn nhiều màu sắc, mẫu mã hiện đại của Hoa Lục lại tràn xuống phố. Nhưng ở đây đó
Không một con đường nào ở Đà Nẵng mà dấn ấn của bão ít khốc liệt. Một căn nhà sập xuống vương vấn vài đoạn tôn cong queo, những mái nhà trống rỗng, mái rời đàng mái, tường đứng chơ chơp mặt tiền cũng bị bão xé toang...
Trong ngày 1 tháng 10 vừa qua, cơn bão số 6 khủng khiếp đã tàn phá các tỉnh miền Trung. Theo ghi nhận của báo quốc nội, các tỉnh Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và thành phố Đà Nẵng đã bị
Theo các nhà khảo cổ học VN, tại miền Tây Nam phần, văn hóa "óc Eo" là nền văn hóa lớn gắn liền với đất nước và con người vùng hạ lưu sông Mê Kông thời cổ. Kiên Giang là địa phương có nhiều di tích khảo cổ học về nền văn hóa óc Eo, trong đó có di tích Đá Nổi nằm trên cánh đồng lúa thuộc ấp Đá Nổi A, xã Thạnh Đông
Theo báo quốc nội, tại miền núi tỉnh Quảng Ngãi có một làng nghề dệt vải thổ cẩm, một loại vải đặc biệt của nhiều sắc dân thiểu số tại VN. Đó là ngôi làng Teng thuộc xã Ba Thành, huyện Ba Tơ. Đây là ngôi làng duy nhất của người Hrê hiện nay còn giữ được nghề dệt thổ cẩm. Gần như toàn bộ phụ nữ các sắc dân thiểu số vùng
Theo báo quốc nội, tại miền Tây Nam phần, có truyền thuyết kể rằng, trong cõi U Minh lam sơn chướng khí có một "vương quốc rắn" do đôi mãng xà thân to mấy trượng trị vì. Cũng ở đây, có những ông thầy bùa đạo hạnh cao thâm dùng tà thuật "khiển" các loài rắn độc theo ý mình. Cũng theo báo quốc nội, trên toàn U Minh Hạ chỉ còn
Trung tuần tháng 9 vừa qua, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, những cơn lốc xoáy kèm theo mưa, bụi mù mịt bất ngờ xuất hiện tại xã Khánh Phú, huyện miền núi Khánh Vĩnh. Cơn lốc đủ mạnh để cuốn tung tất cả những gì nó gặp trên đường đi. Nhiều gia đình bị thiệt hại về nhà cửa, hoa màu. Những tài sản có giá trị trong chốc lát trở thành đống đổ nát
Theo báo quốc nội, tại miền Tây Nam phần, hàng trăm năm qua, biết bao người dân đã sống nhờ những sản vật do rừng tràm U Minh ban tặng. Nhưng càng ngày con người càng lạm sát tàn bạo cây rừng và tài nguyên dưới tán rừng. Xung quanh khu vực rừng đệm U Minh Thượng và U Minh Hạ hiện có hơn 8 ngàn 500 gia đình cư dân
Theo báo quốc nội, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, tại làng Thu Bồn thuộc xã Duy Thu, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, có lăng thờ một nữ thần phù hộ cho những ngư dân, những người sống nghề sông nước, gọi là Lăng Bà Thu Bồn. Hiện nay, Lăng Bà tuy đã mang nhiều nét hoang phế bởi thời gian, nhưng dân địa phương
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.