Hôm nay,  

Lễ Cúng Voi Nhập Làng

20/04/200600:00:00(Xem: 2419)

Theo báo quốc nội, tại các buôn làng ở Cao nguyên Trung phần, khi bắt được voi rừng, người Thượng không dẫn ngay con voi ấy vào buôn  mà đưa về bãi thuần dưỡng để tập, rèn dạy. Khoảng 2-3 tháng khi con voi đã khôn ngoan, hiền lành, thuần thục các động tác mới đưa voi vào buôn làng  để sử dụng và làm một lễ cúng voi nhập buôn. Tập tục này được báo Bình Định ghi lại dựa theo tài liệu của báo tỉnh Đắc-Nông với  diễn tiến như sau. <"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />


 


Lễ cúng voi nhập buôn được tổ chức tùy theo khả năng tài chính của gia đình. Lễ lớn, sang trọng thì giết trâu ăn mừng, còn lễ cúng bình  thường thì giết heo, gà. Các lễ vật bắt buộc phải đi kèm theo là 7 ché rượu cần, một chén gạo có cắm đèn sáp, 1 chén cơm, 1 bầu nước, một vài chén lòng lợn, lòng gà...Trước khi cúng cho voi thì thầy cúng phải làm lễ nghi cúng cầu sức khỏe, bình an cho gia đình. Nghi lễ này được tiến hành trong ngôi nhà của chủ voi. Lễ tiết quan trọng nhất  trong buổi cúng này là việc cúng Thần voi.


 


Lễ được tiến hành ở ngoài sân và trên sàn hiên của chủ voi. Con voi lớn đã có công bắt được voi rừng, giúp người thuần dưỡng cũng có mặt trong lễ cúng này. Chiếc giàn cúng làm bằng tre nứa, dựng lên giữa sân, là nơi đặt các lễ vật để làm lễ. Giàn cúng gồm 4 cây nứa nhỏ, sơn màu đỏ bằng huyết heo, gà, phía trên đầu cọc cắm những tua rua vót bằng nứa, treo lủng lẳng những xâu lòng, tai và đuôi heo. Người ta gài miếng phên nứa nhỏ phía trên 4 cái  cọc và đặt đầu heo lên đấy để cúng. Giàn cúng như một "lễ đài" để làm lễ hiến sinh  cho thần voi. Bên dưới giàn cúng người ta cắm một chiếc sừng trâu và đặt một chiếc mâm với đầy đủ lễ vật. Lời khấn thần có nội dung sâu sắc, cô đọng, thể hiện tình cảm quý mến của con người dành cho chú voi, thành viên mới của buôn làng với nội dung như sau: Xin báo với thần Ngoách Ngual, nay ta dẫn con voi mới vào làng. Thần khiến con voi yên tâm ở buôn làng. Thần khiến con voi yên tâm chuyên chở. Voi đừng có sợ hãi đi hoang, voi yên tâm ăn bụi tre làng. Voi ở làng phải sống trăm tuổi, voi phải ngoan trở thành voi thợ. Sau này ta đi săn bắt voi con, bắt sáng được trăm, bắt chiều được nghìn. Buôn làng có sai phạm luật voi, voi đừng đau, đừng bệnh, đừng gay, voi luôn luôn vui vẻ, khỏe mạnh...



 


Cũng theo báo Bình Định, lễ cúng voi nhập buôn làng là lễ quan trọng nhất trong hàng loạt các lễ nghi cúng thần voi của người sắc tộc M'nông. Để tỏ lòng ngưỡng mộ vị thần của loài vật có sức mạnh ghê gớm này, trước khi nhập voi vào gia đình, buôn làng, người M' nông bao giờ cũng tổ chức lễ cúng Thần voi. Qua lễ cúng, dân làng cầu mong sức khỏe cho con voi, sự  bình yên và phát đạt cho chủ voi cùng là để thần linh cùng mọi người chứng giám con voi mới đã nghiễm nhiên trở thành thành viên yêu quý, thành "đứa con" của buôn làng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo ghi nhận của báo quốc nội, những ngày hạ tuần tháng 10 này, dọc biên giới Tây Nam tại miền Tây Nam phần là cánh đồng nước mênh mông. Tình hình buôn lậu diễn ra sôi động với nhiều mặt hàng khác nhau. Đặc biệt, gần đây trâu, bò nhập lậu ào ạt vượt biên giới xuôi về các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Sài Gòn, miền Đông Nam phần và cả miền Trung.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, tại nhiều trường mầm non, tiểu học, trung học trên địa bàn thành phố Sài Gòn, Quỹ phụ huynh học sinh đã "biến tướng", trở thành nỗi bất bình của đông đảo phụ huynh. Nhiều hội phụ huynh học sinh tự đặt ra các khoản thu rất vô lý, mức thu cao ngất ngưởng và ép buộc phụ huynh đóng.Việc quản lý quỹ thì nhập nhằng, luộm thuộm, chi xài thoải mái.
Theo báo quốc nội, trong hơn 10 năm qua, kể từ khi thành phố Sài Gòn tiến hành chương trình tái phối trí cư dân tại các huyện ngoại thành, hình thành các khu "đô thị mới", mỗi năm lại có thêm nhiều gia đình nông dân đã bị giải tỏa nhà, di dời về các khu tái định cư mà hệ thống "cơ sở hạ tầng" hầu như là con số không
Theo báo quốc nội, nạn số đề đang là thảm họa cho nhiều gia đình cư dân của thành phố Sài Gòn. Khắp các phường, khu phố ở các quận nội thành đều có các điểm đại lý số đề, những nơi này đã thu hút dân chơi số đề thuộc đủ các thành phần.
Theo báo Người Lao Động, trên địa bàn thành phố Sài Gòn, hầu hết các trường trung học chuyên nghiệp đều trong tình trạng chấp vá, thiếu thốn trong việc trang bị cho máy móc cho các giờ học thực hành nghề nghiệp của học sinh. Do kinh phí đầu tư cao, nhiều trường đã phải "có tiền đến đâu sắm đến đó", dẫn đến máy móc không "đồng bộ".
Nàng tiên cá, mỹ nhân ngư, nữ thần biển..." qua nghiên cứu của các nhà sinh học là loại hải ngư có tên khoa học Trichechus manatus, thường gọi là "dugong" (hoặc bò biển). Loại động vật quý hiếm có tên trong sách đỏ vốn chỉ xuất hiện ở Côn Đảo (Bà Rịa- Vũng Tàu), đảo Phú Quốc, được tổ chức quốc tế, và tỉnh Kiên Giang nỗ lực bảo vệ đang bị lạm sát vô tội vạ.
Tại miền Tây Nam phần, có chợ rắn Phụng Hiệp thuộc tỉnh Hậu Giang) là chợ động vật hoang dã lớn và công khai nhất Việt Nam. Ngoài rắn và các loại chim trời, tại chợ này còn gặp nhiều loại thú hoang dã khác cũng được dân buôn trưng bán như tắc kè, kỳ đà, cua đinh, ba ba các loại... hoang dã như dơi quạ, dơi ngựa...
Theo báo Thanh Niên, tại Sài Gòn, nhiều trường đại học, cao đẳng dân lập (tư thục) phải thuê mướn trụ sở để dạy. Ngoài ra, một số trường đại học-cao đẳng cũng có chuyện "thuê" trường. Sẽ không có gì đáng nói nếu những cơ sở hay chi nhánh thuê đó hội đủ các điều kiện tối thiểu về phòng ốc, giảng đường, vệ sinh, môi trường, giúp sinh viên an tâm thoải mái học tập.
Theo báo SGGP, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, bên triền sông Mã, tại huyện miền núi Cẩm Thủy, Thanh Hóa, có hai " làng nổi" Tân Phong, Tân Thành. Trước kia, cả hai làng đều dựa vào con nước để giăng câu, thả lưới đánh bắt con tôm, con cá. Nhưng dần dà cá, tôm cũng vợi đi, nghề chài lưới của dân 2 làng nổi này trở nên truân chuyên, cơ cực.
Theo báo Người Lao Động, tại tỉnh Đồng Nai, gần 70% trong số gần 300 ngàn lao động ở Đồng Nai là nữ công nhân từ nơi khác đổ về, họ sống cuộc sống buồn tẻ trong các căn nhà trọ chật chội, sau giờ làm việc với bao cạm bẫy luôn rình rập hàng ngày. Nhiều nữ công nhân không bám "trụ nổi" nghề lao động lương thiện, bị dân xã hội đen chiêu dụ vào nghề nữ tiếp viên ở các quán bia ôm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.