Hôm nay,  

Lễ Cúng Voi Nhập Làng

20/04/200600:00:00(Xem: 2547)

Theo báo quốc nội, tại các buôn làng ở Cao nguyên Trung phần, khi bắt được voi rừng, người Thượng không dẫn ngay con voi ấy vào buôn  mà đưa về bãi thuần dưỡng để tập, rèn dạy. Khoảng 2-3 tháng khi con voi đã khôn ngoan, hiền lành, thuần thục các động tác mới đưa voi vào buôn làng  để sử dụng và làm một lễ cúng voi nhập buôn. Tập tục này được báo Bình Định ghi lại dựa theo tài liệu của báo tỉnh Đắc-Nông với  diễn tiến như sau. <"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />


 


Lễ cúng voi nhập buôn được tổ chức tùy theo khả năng tài chính của gia đình. Lễ lớn, sang trọng thì giết trâu ăn mừng, còn lễ cúng bình  thường thì giết heo, gà. Các lễ vật bắt buộc phải đi kèm theo là 7 ché rượu cần, một chén gạo có cắm đèn sáp, 1 chén cơm, 1 bầu nước, một vài chén lòng lợn, lòng gà...Trước khi cúng cho voi thì thầy cúng phải làm lễ nghi cúng cầu sức khỏe, bình an cho gia đình. Nghi lễ này được tiến hành trong ngôi nhà của chủ voi. Lễ tiết quan trọng nhất  trong buổi cúng này là việc cúng Thần voi.


 


Lễ được tiến hành ở ngoài sân và trên sàn hiên của chủ voi. Con voi lớn đã có công bắt được voi rừng, giúp người thuần dưỡng cũng có mặt trong lễ cúng này. Chiếc giàn cúng làm bằng tre nứa, dựng lên giữa sân, là nơi đặt các lễ vật để làm lễ. Giàn cúng gồm 4 cây nứa nhỏ, sơn màu đỏ bằng huyết heo, gà, phía trên đầu cọc cắm những tua rua vót bằng nứa, treo lủng lẳng những xâu lòng, tai và đuôi heo. Người ta gài miếng phên nứa nhỏ phía trên 4 cái  cọc và đặt đầu heo lên đấy để cúng. Giàn cúng như một "lễ đài" để làm lễ hiến sinh  cho thần voi. Bên dưới giàn cúng người ta cắm một chiếc sừng trâu và đặt một chiếc mâm với đầy đủ lễ vật. Lời khấn thần có nội dung sâu sắc, cô đọng, thể hiện tình cảm quý mến của con người dành cho chú voi, thành viên mới của buôn làng với nội dung như sau: Xin báo với thần Ngoách Ngual, nay ta dẫn con voi mới vào làng. Thần khiến con voi yên tâm ở buôn làng. Thần khiến con voi yên tâm chuyên chở. Voi đừng có sợ hãi đi hoang, voi yên tâm ăn bụi tre làng. Voi ở làng phải sống trăm tuổi, voi phải ngoan trở thành voi thợ. Sau này ta đi săn bắt voi con, bắt sáng được trăm, bắt chiều được nghìn. Buôn làng có sai phạm luật voi, voi đừng đau, đừng bệnh, đừng gay, voi luôn luôn vui vẻ, khỏe mạnh...



 


Cũng theo báo Bình Định, lễ cúng voi nhập buôn làng là lễ quan trọng nhất trong hàng loạt các lễ nghi cúng thần voi của người sắc tộc M'nông. Để tỏ lòng ngưỡng mộ vị thần của loài vật có sức mạnh ghê gớm này, trước khi nhập voi vào gia đình, buôn làng, người M' nông bao giờ cũng tổ chức lễ cúng Thần voi. Qua lễ cúng, dân làng cầu mong sức khỏe cho con voi, sự  bình yên và phát đạt cho chủ voi cùng là để thần linh cùng mọi người chứng giám con voi mới đã nghiễm nhiên trở thành thành viên yêu quý, thành "đứa con" của buôn làng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo báo quốc nội, các trường đại học VN vưà khai giảng niên học 2005-2006. Đối với sinh viên mới nhập trường thì chỗ ở lý tưởng nhất là nội trú trong Ký túc xá, vì giá rẻ, lại gần trường học, tránh bị "bắt nạt" khi còn bỡ ngỡ với cuộc sống thành thị. Tuy nhiên, theo thống kê của Bộ Giáo dục& Đào tạo CSVN, hiện có tới 80% sinh viên phải ở ngoại trú.
Theo báo Thanh Niên, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, có làng Hòa Phước, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang đang đối mặt với tình trạng thiếu nước uống. Tất cả giếng trong thôn này, đều khô cạn nước mặc dù có giếng sâu hơn 10m. Người dân đang lâm vào tình cảnh khó khăn khi mọi sinh hoạt chỉ phụ thuộc vào con nước thủy triều. Báo TN ghi nhận thực trạng tại làng này như sau.
Theo báo Thanh Niên, tỉnh Bình Định đang đối mặt với cơn đại hạn khủng khiếp nhất trong vòng 30 năm trở lại đây. Nông dân khốn khổ vì hạn hán đến mức phải than rằng "có vắt đất cũng không ra nước". Trong báo cáo khẩn cấp gửi lên cấp trên về tình hình hạn hán, thiếu nước sinh hoạt cho người, nước cho gia súc, ngành nông nghiệp địa phương đã dẫn ra một con số
Theo báo Pháp Luật TPSG, tại thành phố Cần Thơ, một ông giáo hơn 60 tuổi mở trường dạy xem tướng số, trị bệnh, cải tử hoàn sinh, đào tạo giáo sư, bác sĩ thành những nhà tướng số. Trên tờ rơi quảng cáo có ghi số giấy phép được thành lập doanh nghiệp hẳn hoi: Trụ sở doanh nghiệp tư nhân tư vấn Lương Tâm của ông Nguyễn Văn Nhiều tọa lạc tại số 218/10A Trần Hưng Đạo, phường An Nghiệp, quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.
Theo báo quốc nội, từ cuối tháng 8 đến nay, các trường trung, tiểu học trên toàn Việt Nam đã đặt ra nhiều khoản thu để "móc tiền" của phụ huynh học sinh. Quy định thì ít khoản, nhưng thu lại nhiều, mỗi trường thu một kiểu, thậm chí đua nhau "tận thu", công khai mà vẫn "mờ mịt. Đó là thực trạng bức tranh "thu - chi" đầu niên khóa 2005-2006 ở các trường học hiện nay.
Những ngày này, tại miền Tây Nam phần, dòng sông Hậu giang trở nên dữ dội hơn, cuộn nước băng băng vào ruộng đồng. Trên địa bàn vùng ngoại thành của thành phố Cần Thơ, nước lũ đã trắng đồng và gây ra những thiệt hại đầu tiên cho cư dân ở các huyện đầu nguồn. Nhưng lũ cũng mang về nguồn lợi không nhỏ cho người nông dân.
Theo báo quốc nội, tại Biên Hòa có một số cư dân đang kiếm sống bằng nghề nhặt phế liệu. Do phế liệu kim loại "lộ thiên" ngày càng ít, những người nhặt phế liệu phải chuyển sang cách đào, bới để tìm chúng dưới mặt đất. Và, để làm được công việc này có hiệu quả, họ đã áp dụng nguyên lý của máy dò mìn để chế tạo ra máy dò phế liệu có nguồn ngốc từ kim loại như sắt, nhôm, đồng, chì, kẽm v.v...
Theo báo quốc nội, tại Hà Nội, chưa có một thống kê cho biết thành phố này hiện có bao nhiêu đứa trẻ "hành nghề" đi bụi, nhưng chắc chắn con số đó không ít. Có nhiều lý do để những đứa trẻ chọn con đường này, vì mưu sinh, để "trưởng thành", đi cho bằng chúng bằng bạn hay đơn giản chỉ để thoả mãn một thú chơi quái đản nào đấy.
Theo ghi nhận của báo Lao Động, một khảo sát thực tế của các cơ quan chuyên môn trên địa bàn TPSG cho biết, nguyên nhân khiến trẻ em phải bỏ học, lao động sớm chính yếu là bởi đói nghèo. Mọi việc xoay quanh một cái vòng luẩn quẩn: Nhà nghèo phải phụ bố mẹ kiếm sống nên không có thời gian học, không bỏ công sức cho việc học dẫn đến học kém rồi chán học và rồi lại bỏ học để kiếm sống.
Theo báo Người Lao Động, trên sân khấu cải lương miền Nam, nghề nhắc tuồng tưởng rằng chỉ là nghề nhất thời, không ngờ nghề này vẫn tồn tại và đang phát triển. Không chỉ tồn tại trên sân khấu cải lương như lâu nay mà còn phát triển sang cả trên phim trường điện ảnh truyền hình. Thâm nhập vào hậu trường sân khấu lúc các nghệ sĩ đang biểu diễn, nhất là diễn khai trương, mới thấy sự náo nhiệt của nghề nhắc tuồng. Báo NLĐ ghi nhận toàn cảnh về nghề này qua đoạn ký sự như sau.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.