Hôm nay,  

Lễ Cúng Voi Nhập Làng

20/04/200600:00:00(Xem: 2722)

Theo báo quốc nội, tại các buôn làng ở Cao nguyên Trung phần, khi bắt được voi rừng, người Thượng không dẫn ngay con voi ấy vào buôn  mà đưa về bãi thuần dưỡng để tập, rèn dạy. Khoảng 2-3 tháng khi con voi đã khôn ngoan, hiền lành, thuần thục các động tác mới đưa voi vào buôn làng  để sử dụng và làm một lễ cúng voi nhập buôn. Tập tục này được báo Bình Định ghi lại dựa theo tài liệu của báo tỉnh Đắc-Nông với  diễn tiến như sau. <"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />


 


Lễ cúng voi nhập buôn được tổ chức tùy theo khả năng tài chính của gia đình. Lễ lớn, sang trọng thì giết trâu ăn mừng, còn lễ cúng bình  thường thì giết heo, gà. Các lễ vật bắt buộc phải đi kèm theo là 7 ché rượu cần, một chén gạo có cắm đèn sáp, 1 chén cơm, 1 bầu nước, một vài chén lòng lợn, lòng gà...Trước khi cúng cho voi thì thầy cúng phải làm lễ nghi cúng cầu sức khỏe, bình an cho gia đình. Nghi lễ này được tiến hành trong ngôi nhà của chủ voi. Lễ tiết quan trọng nhất  trong buổi cúng này là việc cúng Thần voi.


 


Lễ được tiến hành ở ngoài sân và trên sàn hiên của chủ voi. Con voi lớn đã có công bắt được voi rừng, giúp người thuần dưỡng cũng có mặt trong lễ cúng này. Chiếc giàn cúng làm bằng tre nứa, dựng lên giữa sân, là nơi đặt các lễ vật để làm lễ. Giàn cúng gồm 4 cây nứa nhỏ, sơn màu đỏ bằng huyết heo, gà, phía trên đầu cọc cắm những tua rua vót bằng nứa, treo lủng lẳng những xâu lòng, tai và đuôi heo. Người ta gài miếng phên nứa nhỏ phía trên 4 cái  cọc và đặt đầu heo lên đấy để cúng. Giàn cúng như một "lễ đài" để làm lễ hiến sinh  cho thần voi. Bên dưới giàn cúng người ta cắm một chiếc sừng trâu và đặt một chiếc mâm với đầy đủ lễ vật. Lời khấn thần có nội dung sâu sắc, cô đọng, thể hiện tình cảm quý mến của con người dành cho chú voi, thành viên mới của buôn làng với nội dung như sau: Xin báo với thần Ngoách Ngual, nay ta dẫn con voi mới vào làng. Thần khiến con voi yên tâm ở buôn làng. Thần khiến con voi yên tâm chuyên chở. Voi đừng có sợ hãi đi hoang, voi yên tâm ăn bụi tre làng. Voi ở làng phải sống trăm tuổi, voi phải ngoan trở thành voi thợ. Sau này ta đi săn bắt voi con, bắt sáng được trăm, bắt chiều được nghìn. Buôn làng có sai phạm luật voi, voi đừng đau, đừng bệnh, đừng gay, voi luôn luôn vui vẻ, khỏe mạnh...



 


Cũng theo báo Bình Định, lễ cúng voi nhập buôn làng là lễ quan trọng nhất trong hàng loạt các lễ nghi cúng thần voi của người sắc tộc M'nông. Để tỏ lòng ngưỡng mộ vị thần của loài vật có sức mạnh ghê gớm này, trước khi nhập voi vào gia đình, buôn làng, người M' nông bao giờ cũng tổ chức lễ cúng Thần voi. Qua lễ cúng, dân làng cầu mong sức khỏe cho con voi, sự  bình yên và phát đạt cho chủ voi cùng là để thần linh cùng mọi người chứng giám con voi mới đã nghiễm nhiên trở thành thành viên yêu quý, thành "đứa con" của buôn làng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tại 1 trường trung học phổ thông (lớp 10-12) ở thành phố SG, mỗi khi tiếng trống tan học vang lên, cũng là lúc hàng loạt các chuông điện thoại di động (ĐTDĐ) của nhóm học sinh nhà giàu í ới gọi nhau với đủ các loại âm thanh. Phần lớn đó là các tin nhắn, các cuộc gọi hò hẹn. Báo Ngôi Sao gọi đây là trò chơi dế và ghi nhận như sau.
Chuyện trong lá thư này là chuyện những người dân ở vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang, kiếm sống bằnng nghề leo hái cây thốt nốt ở độ cao 10 đến 15 mét. Đây là nghề hết sức nguy hiểm. Người làm nghề leo thốt nốt không có bất kỳ dụng cụ bảo hộ nào, vậy nê n nguy cơ "sinh nghề tử nghiệp" rất cao... Báo Pháp Luật TPSG viết như sau.
Theo báo quốc nội, tại vùng biên giới VN-Trung Quốc, khu chợ Đông Hưng thuộc địa phận TQ có một "trung tâm thương mại" chuyên phục vụ cho dân chơi, nhân viên là các cô gái Việt Nam với những trang phục rất mát mẻ. Trong tòa nhà trước đây là một trung tâm thương mại, các "giai nhân" đứng, ngồi lố nhố trước cửa từng ki-ốt. Cô nào ăn mặc cũng hết sức "mát mẻ"
Hơn 2 tháng qua, khu vực Bắc phần hầu như không có mưa. Mưa ít nên lượng nước các dòng sông suối hiện chỉ còn bằng 45% so với trung bình nhiều năm. Hơn 1 triệu ha ruộng ở đồng bằng Bắc phần đang cạn khô nằm phơi mình chờ mưa. SGGP ghi nhận về thực trạng hán hạn tạo miền Bắc VN như sau. Dọc quốc lộ 1 ven theo 3 tỉnh, thành phố đồng bằng sông Hồng là Hà Nội, Hà Tây
"Hung thần trên biển" là biệt danh mà ngư dân Phan Thiết, Hàm Tân và Tuy Phong đặt cho thuyền làm nghề giã cào của các tỉnh khác đến Bình Thuận khai thác. Với công suất từ 400-500CV, các "hung thần" này không chỉ khai thác hải sản không đúng địa phận mà còn làm thiệt hại tài sản cho các tàu thuyền nhỏ của ngư dân địa phương, ảnh hưởng đến sản lượng đánh bắt hải sản.
Tại miền Bắc VN, mỗi năm sông Hồng có một mùa nước cạn. Nhưng năm nay, nhiều đoạn trên sông Hồng cạn đến trơ đáy, dân địa phương có thể lội qua được. Hiện trạng này đã gây khốn khổ cho những gia đình nghèo các xóm chài ven sông Hồng, kiếm sống bằng công việc đánh bắt cá trên sông. Những ngày hạ tuần tháng 12 này, nhiều dân chài chỉ còn biết ngồi chờ con nước lên.
Trên địa bàn TPSG, dòng kênh Nhiêu Lộc được mở chạy dài qua nhiều quận nội thành, và cũng từ khi "con kênh đen đen" này hình thành thì hàng loạt quán nhậu cũng theo đó mà xuất hiện, chủ yếu là về đêm. Từ khu vực cầu Thị Nghè (dọc đường Hoàng Sa, quận 1) chạy dọc theo bờ kè đến khu vực chung cư Miếu Nổi có quá nhiều quán nhậu đêm. Báo Ngôi Sao viết như sau.
Tại VN, các phòng trà bây giờ như nấm mọc sau mưa. Đó là mảnh đất để các ca sĩ mới vào nghề có cơ hội thể hiện giọng hát của mình. Tuy nhiên không ít phòng trà đã trở thành điểm hẹn của các cuộc tình chớp nhoáng giữa ca sĩ và những kẻ lắm tiền.Những sự việc xảy ra liên tiếp gần đây liên quan đến các ca sĩ có danh cũng như vô danh khiến nhiều người thất vọng.
Hàng năm cứ đến mùa Noel, nhiều sinh viên nghèo đã kiếm tiền bằng những công việc làm thêm như làm ông già Noel, gửi qua, trang trí... Vốn lận lưng chỉ khoảng vài trăm nghìn đồng, vừa mua quà vừa chi trả khoản mướn quần áo ông già Noel và chi phí đi lại. Ai kêu gì thì đặt ở cửa hàng rồi đi giao theo yêu cầu ngày giờ, địa điểm của khách hàng, món quà giá trị bao nhiêu.
Theo báo quốc nội, tại VN, chuyện nhiều thiếu niên tụ tập thành băng nhóm đua đòi ăn chơi, quậy phá đã không còn là hiện tượng riêng biệt. Sự hư hỏng và tính chất côn đồ còn tăng lên ở mức độ báo động khi thiếu tiền xài, mua sắm. Các nhóm thiếu niên này sẵn sàng lao vào con đường trộm cắp, cướp của, thanh toán theo kiểu xã hội đen chỉ để chứng tỏ mình là "người lớn", là dân "anh chị.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.