Hôm nay,  

Mẹ & Quê Nhà Cuối Đông

05/02/200200:00:00(Xem: 4675)
Bạn,
Khi lá thư này đến tay bạn thì VN đang vào những ngày cuối mùa đông của năm Tân Tỵ. Với những người đã trải qua thời thơ ấu khốn khổ ở các các vùng nông thôn Việt Nam, thì hình ảnh người mẹ ở làng quê vào mùa Đông, mùa của thiên tai tàn phá, mùa của những ngày thiếu ăn, thiếu mặc, luôn được khơi dậy trong ký ức. Đất làng quê càng cằn cỗi, khí hậu làng quê càng khắc nghiệt, người mẹ làng quê lam lũ nghèo khó thì nỗi nhớ làng quê lại càng quay quắt hơn trong lòng những người sống xa quê vào ngày cuối Đông. Hoài niệm về làng quê VN cách xa chúng ta nửa vòng trái đất, mời bạn nghe câu chuyện của một độc giả báo Tuổi Trẻ ghi lại trong mục tạp bút của báo này.
Tôi (độc giả báo TT) nhớ quê nhà cồn cào nhất là những hôm nghe đài báo có đợt gió mùa đông bắc tràn về. Ngày bé, tôi sợ đi trên con đường làng vào ngày rét lớn, chỉ mới nghe gió lướt qua vành tai lạnh buốt đã thấy rùng mình, chân bước líu ríu không vững. Con đường làng vào ngày mùa thì tấp nập và thơm mức mùi rơm tươi, giờ đây chỉ còn mênh mang ruộng khô nẻ, đất im lìm nằm phơi mình theo từng thớ cày, rắn câng trong gió mùa heo hút và khô hanh. Cỏ dại mọc kín bờ mương, thỉnh thoảng những con cá mòi lượn lên tợp vào ngọn lá xanh rồi lại hối hả rúc mình xuống đáy bùn ấp áp. Những hôm nắng ấm, tôi thường mê mải ngồi đếm lũ cá cho đến tối mịt mới về. Đó là những ngày tất bật trong làng. Người làng tôi thường căn cứ vào cữ có nắng, nhiệt độ khoảng 14 độ trở lên là vỡ đất, trồng thêm luống bắp cải, su hào, xà lách, những thứ rau trái ông trời dành tặng riêng cho mùa đông. Trong khi chờ đợi đến thời điểm đưa được cây mạ ra đồng, nhà nhà đã có thêm vạt rau. Vại trong nếp, tiện thể làm thêm môn dưa hành, nhanh hơn thì muối xổi bắp cải, rau cần, chấm được mắm ngon ăn cùng với cơm gạo trắng, khỏi cần thức ăn mặn. Nhà ai cũng có thứ rau ấy nhưng vẫn thích đưa ra chợ để gặp nhau, hàn huyên dăm ba câu chuyện, các bà dúi vào tay nhau miếng trầu săn lá. Có xe buôn nào trên phố xuống thì bán luôn cả vạt rau, kiếm vài ba đồng lãi, sắm cho con chiếc áo mới cho dịp tết sắp đến. Sau này khi đã dọn ra phố, tôi vẫn thường ngơ ngẩn trước mấy hàng rau tự hỏi: rau này có phải của làng tôi đưa lên chăng"

Mùa đông, tôi lại nhớ dáng mẹ mải miết tết rơm làm đệm kê dưới giường cho chúng tôi. Đêm, chị em tôi ôm nhau ngủ ngon lành trong mùi rơm rạ hăng hăng nồng nồng. Có lúc chợt tỉnh giấc vẫn thấy mẹ ngồi gỡ rối chiếc áo len cũ đã chật để đan lại cho các con. Bà tôi thường nắc nỏm: Đám trẻ làng này nhờ ngửi mùi rơm rạ mà lớn nhanh như thổi. Không lo đau ốm bệnh tật gì sất. Và tôi đã tin lời bà. Mùa đông, mẹ không bao giờ đánh các con đau. Roi chưa rơi xuống mông thì mẹ đã xót. Mẹ giành hết mọi việc lớn bé. Gạo vo sẵn trong nôi, rau nhặt sẵn, rửa sạch để ngoài bể nước. Chúng tôi chỉ còn một việc vào bếp nổi lửa và vầy nghịch trong ấy. Còn mẹ tất tưởi cuốc thêm luống đất, dăm thêm đám hành và rau thơm, đợi bố về. Có lần bố mang về một hộp thuốc nẻ rất to để bôi trong mùa đông. Mẹ chỉ quệt một tí lên vành môi nứt nẻ của mình, còn lại thì tự tay xoay đều lên má, lên hai tay cho các con.
Bạn,
Người mẹ trong lá thư này cũng như những phụ nữ trong làng, lam lũ vất vả để lo cho con cái, không một tiếng than van; mẹ cũng như đất làng âm thầm tích lũy màu mỡ cho cây trái xanh tốt, ngay cả vào giữa mùa đông căm rét.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.