Hôm nay,  

Tài Liệu Về ‘vụ Gián Điệp Quan Trọng Trương Thị Lý’

02/06/200400:00:00(Xem: 6790)
Kỷ Niệm Ngày Đức TGM Nguyễn Kim Điền Bị Đầu Độc (08-06-1988 / 08-06-2004):
LTS: Trong tuần lễ này, vừa đúng 16 năm ngày Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền bị CSVN đầu độc, Giáo Sư Nguyễn Lý Tưởng công bố một số tài liệu về hồ sơ mà nhà nước Hà Nội gọi là “Vụ Gián Điệp Quan Trọng Trương Thị Lý,” trong đó nêu lên các thủ đoạn công an đã truy bức ra sao. Bài viết của Giáo Sư như sau.
Tháng 7 năm 1985, Đức TGM Philippe Nguyễn Kim Điền đã gởi thư trình bày thực trạng Giáo Phận Huế cho Đức Thánh Cha Gioan Phaolô đệ II. Bức thư viết bằng tiếng La Tinh và Ngài đã nhờ hai Nữ Tu Trương Thị Nông và Trương Thị Lý (Bề Trên Dòng Mến Thánh Giá, Huế) mang thư vào Sài Gòn, nhờ Tổng Lãnh Sự Pháp chuyển qua Roma.
Công An đã theo dõi và đã bắt hai Nữ Tu nói trên; đồng thời chúng cũng bắt Linh Mục Trần Văn Quý là Bí Thư của Đức TGM Huế, tra khảo bắt buộc phải khai rõ về điều mà chúng gọi là “Vụ Gián Điệp Quan Trọng Trương Thị Lý”ạ. Trước sự đàn áp, bắt bớ các người thừa hành của Tòa Giám Mục, ngày 3 tháng 7 năm 1986, Đức TGM Philippe Nguyễn Kim Điền đã gởi một thư cho Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Thừa Thiên, Công An tỉnh và cho Thủ Tướng Chính Phủ CSVN, Chủ Tịch Quốc Hội CSVN, đồng thời cũng thông báo cho Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, các Tu Sĩ trong Giáo Phận Huế và Tòa Thánh Roma.
Nội dung bức thư như sau:

Thơ gửi:
- Ủy Ban Nhân Dân, Công An tỉnh Thừa Thiên
- Thủ Tướng Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa
- Chủ Tịch Quốc Hội VNXHCN
Tôi, Nguyễn Kim Điền, Tổng Giám Mục trong bản văn này mang chữ ký của tôi, tôi xác nhận hôm nay những điều sau đây:

1. Những thơ từ và những bản văn các nhà chức trách bắt giữ từ túi dì phước Trương Thị Nông đều nằm trong các hoạt động của Giáo Phận Huế. Nội dung những tài liệu đó hoàn toàn thuộc phạm vi tôn giáo. Những tài liệu có tính cách thông tin, khách quan và hoàn toàn hợp với sự thực. Đó là thư từ trao đổi giữa những người bạn, không chỉ trích ai mà cũng không chống đối ai.

2. Tôi đòi cho chính tôi tất cả trách nhiệm trong việc này. Bí thơ của tôi là cha Trần Văn Quý, hai dì phước Trương Thị Lý và Trương Thị Nông chỉ là những người chấp hành: dì phước chỉ là người mang thơ mà chính dì không biết gì về nội dung.

3. Tôi biết rõ điều 74 hình luật. Điều ngang với luật hình năm 1986 thì tôi không biết. Tôi cũng chỉ biết Hiến Pháp Cộng Hòa Xã Hội VN năm 1980 những khoản 71, 67, 69 và 70 liên hệ tới quyền công dân.

4. Tôi biết Cộng Hòa Xã Hội VN là thành phần tổ chức Liên Hiệp Quốc, mà bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền xác nhận trong điều 19:
“Tất cả mọi cá nhân có quyền tự do phát biểu và cho ý kiến, điều đó gồm quyền không phải lo sợ vì những ý kiến mình nói ra và quyền tìm, nhận và phổ biến không kể ranh giới, những tin tức, những ý nghĩ, bằng bất cứ phương tiện phát biểu nào...”

5. Tôi là Tổng Giám Mục Giáo Hội Công Giáo, một Tôn Giáo được chấp nhận ở VN, và tôi biết theo sắc lệnh của Chủ Tịch Hồ Chí Minh và theo những bản văn lập pháp được áp dụng hiện nay, những mối liên lạc giữa Giáo Hội VN và Tòa Thánh Roma là việc nội bộ (Sắc Lệnh số 234, ngày 14/6/1955, điều 13).
Là con của Giáo Hội Công Giáo, nên tôi có quyền gởi về Giáo Hội Mẹ tôi những tin tức của tôi cùng những tin tức của anh chị em gần xa của tôi.
Là Tổng Giám Mục của Giáo Hội nói trên, tôi có nghĩa vụ thông tin cho Cha tôi là Đức Thánh Cha, về tình trạng tôn giáo thuộc Giáo Phận và Giáo Tỉnh tôi có trách nhiệm.

6. Tôi cũng biết điều này: Không có luật nào cấm tôi biên thơ và xin một số người tôi chọn để mang thơ đó đi gởi mà không cần họ phải biết nội dung những thơ từ đó.
Và đây là lời kết cấu của tôi:
Khi viết thơ và thông tin, tôi chỉ dùng nhân quyền tôi có thôi. Khi liên lạc với Ðức Giáo Hoàng và thông tin cho Ngài những tin tức trong phạm vi nghĩa vụ của tôi, tôi chỉ muốn làm tròn bổn phận tôn giáo của một Giám Mục.
Vậy nếu việc thông tin này có hậu quả dẫn tôi tới tình trạng lỗi lầm theo con mắt của nhà chức trách và tòa án nước Cộng Hòa Xã Hội VN, xứ sở của tôi, thì tôi xin kể như người bị bách hại vì lý do tôn giáo, một nạn nhân nhân danh nhân quyền. Ðó là một vinh dự lớn lao cho tôi được là mục tiêu cho mọi đường lối đối phó mà tôi sẽ phải chịu vì lý do tôn giáo và nhân quyền.


Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền
(Ngày 3 tháng 7 năm 1986)
Tiểu sử Đức TGM Philippe Nguyễn Kim Điền (1921- 1988)

Đức TGM Philippe Nguyễn Kim Điền, sinh ngày 13 tháng 3 năm 1921 tại Long Duệ, Giáo Phận Vĩnh Long. Chịu chức Linh Mục ngày 21 tháng 5 năm 1947, làm Giáo Sư rồi Giám Đốc Chủng Viện.
Năm 1955, gia nhập Dòng Tiểu Đệ của Thánh Charles de Foucault, sinh hoạt mục vụ với người nghèo trong các xóm lao động, đạp xích lô để sống tự túc. Ngài cũng đã qua Bắc Phi, sống tập thể trong sa mạc Sahara với các tu sĩ Dòng Tiểu Đệ theo truyền thống của Dòng này. Năm 1957 trở về Việt Nam, Ngài đã từng sống ở Sài Gòn, Lâm Đồng, Cần Thơ.
Ngày 8 tháng 12 năm 1960, Ngài được Tòa Thánh Vatican chính thức bổ nhiệm làm Giám Mục Giáo Phận Cần Thơ (lúc 39 tuổi), lễ tấn phong được tổ chức tại Sài Gòn ngày 22 tháng 01 năm 1961.
Ngày 30 tháng 9 năm 1964, Ngài được Tòa Thánh cử làm Giám Quản Tổng Giáo Phận Huế thay thế Đức Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục đi họp ở Roma và không trở về sau biến cố 01 tháng 11 năm 1963. Ngày 11 tháng 3 năm 1968, Ngài được chính thức làm Tổng Giám Mục Huế.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Ngài tuyệt đối trung thành với Giáo Hội Roma, lên tiếng phản đối chính sách tiêu diệt tôn giáo nhất là đối với Công Giáo của CSVN. Năm 1977, trong cuộc họp của Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc VN tổ chức tại Huế, Ngài đã lên tiếng đòi “Tự Do Tôn Giáo tại Việt Nam”. Ngài cấm các Linh Mục và Tu Sĩ Nam Nữ không được tham gia Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo Yêu Nước là một tổ chức tay sai của CSVN nhằm lũng đoạn hàng ngũ Giáo Hội. Năm 1980, trong dịp tiếp kiến các Giám Mục Việt Nam tại Roma, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô đệ II đã ca tụng Đức TGM Philippe Nguyễn Kim Điền là “một người anh hùng”. Ngày 19 tháng 10 năm 1983, Ngài gởi thư cho Linh Mục Nguyễn Thế Vịnh (34 Ngô Quyền, Hà Nội) là “Chủ Tịch Ủy Ban Liên Lạc Công Giáo Yêu Nước” nói lên lập trường “hiệp nhất” với Giáo Hội Hoàn Vũ và cảnh giác trước âm mưu lập Giáo Hội Việt Nam “ly khai” với Vatican. Ngày 11 tháng 8 năm 1984, Ngài gởi thư cho ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ Tịch Quốc Hội CSVN phản đối việc Công An tỉnh Bình Trị Thiên đối xử với Linh Mục Nguyễn Văn Lý là vi phạm điều 10 khoản 7 của Hiến Pháp CSVN.
Kể từ ngày 5 tháng 4 năm 1984, trong suốt 120 ngày, Ngài bị Công An tỉnh Bình Trị Thiên mời đi “làm việc” (thẩm vấn)... và ra lệnh quản chế, cấm không được đi ra khỏi chu vi TP Huế. Trước tình thế đó, ngày 19 tháng 10 năm 1985, Ngài đã viết thư gởi cho giáo dân: “Mai ngày khi tôi bị bắt, tôi xin anh chị em đừng tin một điều tuyên bố nào, dù lời tuyên bố đó mang chữ ký mà người ta gán cho tôi”.
Ngày 8 tháng 11 năm 1985, cảm thấy cái chết có thể đến với Ngài bất cứ lúc nào nên Ngài đã viết di chúc ngắn để lại cho các Linh Mục “khuyên các cha hãy trung thành với Hội Thánh và đoàn kết với nhau, sống trọn vẹn bổn phận của chủ chăn nhân hiền”...
Ngày 25 tháng 3 năm 1988, Ngài viết một bức thư gởi cho ông Nguyễn Văn Linh, sau khi ông được bầu làm Tổng Bí Thư đảng CSVN và tuyên bố chính sách “đổi mới”... Nội dung bức thư đòi xóa bỏ lệnh quản chế đối với Ngài, được phục hồi quyền công dân, được tự do đi lại để thi hành nhiệm vụ Tổng Giám Mục đối với giáo dân Huế và thăm viếng các Giáo Phận khác thuộc Tổng Giáo Phận Huế.
Cuối tháng 5 năm 1988, Ngài bị đau nặng phải đưa vào bệnh viện Nguyễn Trãi, Chợ Lớn. Tòa Thánh Vatican can thiệp xin cho Ngài đi Roma chữa bệnh nên sau đó, Ngài xin chuyển qua bệnh viện Chợ Rẫy để được xét nghiệm, làm thủ tục xuất ngoại. Lợi dụng cơ hội này, CSVN đã đầu độc Ngài tại bệnh viện.
Ngài qua đời lúc 13 giờ 30 ngày 8 tháng năm 1988 tại bệnh viện Chợ Rẫy (Sài Gòn), hưởng thọ 67 tuổi. Thi hài của Ngài được đưa về an táng tại nhà thờ Chánh Tòa Phủ Cam, Huế.
(Trích Thuyền Ai Đợi Bến Văn Lâu của Nguyễn Lý-Tưởng, xuất bản năm 2001, tr.331-335)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
MADRID - Chính quyền Trump định cưỡng chế thuế suất nhập cảng 25% với nông sản từ châu Âu sau khi thắng kiện vụ Airbus.
PARIS - Vào ngày 10 tháng 10, TT Pháp nhắc nhở Thủ Tướng Johnson: Brexit là khủng hoảng trong nươc tại vương quôc Anh, không là vấn đề với khối EU.
ANKARA - Vào ngày 10 tháng 10, Thổ Nhĩ Kỳ cảnh cáo EU chớ lên án cuộc hành quân của lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ tại bờ đông sông Euphrates thuộc vùng đông bắc Syria là xâm lăng.
KIEV - TT Ukraine xác nhận: cuộc điện đàm với TT Trump ngay 25-7 không có ý gây áp lực như thư nặc danh tống tiền.
MOSCOW - 1 tổ chức phi lợi nhuận ám trợ điều tra tham nhũng, bị Điện Kremlin ghi sổ đen như là “gián điệp của ngoại bang”.
RIYADH - Vương quốc Hồi Giáo nổi tiếng cực đoan bảo thủ loan báo: phụ nữ có thể tòng quân.
TUNIS - Vào ngày 9 tháng 10, tòa án Tunisia ra lệnh phóng thich ứng viên TT là tỉ phú truyền thông Nabil Karoui.
IDLIB - Dân quân Kurd đánh trả cuộc xâm lăng của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vượt biên giới hôm Thứ Tư 9 tháng 10, pháo kích 1 thị trấn bên kia biên giới.
PYONGYANG - Lấy cớ chính quyền Trump vận động Hội Đồng Bảo An LHQ lên án các cuộc phóng phi đạn mới đây từ bờ đông bán đảo Hàn, nhà nươc Băc Hàn dọa tái tục chương trình phát triển bom nguyên tử và phi đạn mới.
Hàng rào thuế quan ông Trump áp đặt lên hàng hoá Trung Quốc khiến nhiều hãng công nghệ không còn mặn mà với “công xưởng của thế giới”.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.