Hôm nay,  

Ấn Độ La Làng TQ Xâm Lăng Đất Đai

05/08/201700:00:00(Xem: 3872)
Trung Quốc không những đang xâm lược tại Biển Đông mà gần đây còn hăm he lấn chiếm đất ở biên giới Bhutan khiến cho Ấn Độ phải lên tiếng báo động với thế giới về tham vọng xâm lăng của TQ, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm Thứ Sáu.

Bản tin VOA viết rằng, “Trung Quốc đang sử dụng một tranh chấp ở khu vực biên giới ở khu vực Himalaya để tiếp tục thử nghiệm chiến lược “cắt lát xúc xích” để bành trướng lãnh thổ và các nhà lãnh đạo thế giới nên đoàn kết chống lại mưu đồ của Bắc Kinh, một tờ báo của Ấn Độ kêu gọi.

“Ấn Độ đang vướng vào tranh cãi ngoại giao với Trung Quốc xung quanh một phần lãnh thổ ở khu vực biên giới giữa ba nước Ấn-Trung và Bhutan. Tranh cãi đang có nguy cơ leo thang thành xung đột quân sự khi Bắc Kinh đe dọa sẽ “dùng mọi biện pháp” để “bảo vệ chủ quyền” nếu Ấn Độ không rút quân khỏi vùng tranh chấp.

“Trung Quốc cáo buộc Ấn Độ đưa quân bất hợp pháp vào khu vực Donglang của họ mà phía Ấn Độ gọi là Doklam. Đây là khu vực đang có tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Bhutan. New Delhi nói họ hành động theo đề nghị của Bhutan sau khi Trung Quốc bắt đầu cho xây dựng một con đường ở khu vực này – một hành động mà Ấn Độ cho rằng uy hiếp nghiêm trọng an ninh của họ.

“Tờ India Today hôm thứ Sáu ngày 4/8 đã kêu gọi các lãnh đạo thế giới không nên ngồi yên trước tham vọng lãnh thổ của Bắc Kinh trong khi New Delhi đang phải chống lại.

“Chiến lược “cắt lát xúc xích” (salami slicing) của Trung Quốc, hay có thể gọi là “tằm ăn dâu” là chiến lược xâm chiếm dần dần, từng bước một để làm giảm khả năng đối phương có phản ứng quyết đoán cũng như tránh phản ứng mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế. Tờ báo Ấn Độ nói không riêng ở Doklam/Donglang, Trung Quốc cũng đang thực hiện chiến lược này trên Biển Đông và Biển Hoa Đông.”

Bản tin VOA kết luận rằng, “Ấn Độ lo ngại rằng nếu Trung Quốc kiểm soát khu vực tranh chấp với Bhutan này, họ sẽ khống chế một dải đất hẹp vốn là yết hầu nối cả phần còn lại của Ấn Độ với vùng đông bắc của nước này.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG:
Ngấp nghé bước lên hàng năm, mắt nhiều vết chân chim, da cổ chùng, da bụng nhão… Mỗ cảm nhận cái già đã hiện tướng, cái vô thường đã lãng đãng… nên phát tâm tu học đặng kiếm chút phước huệ về sau.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Thứ Bảy ngày 16/11/2019 tại Toà Thị Chính, thành phố Asolo, một buổi lễ kỷ niệm 40 năm người Việt tỵ nạn tại Ý được diễn ra do hội đoàn (Pro Loco) và chính quyền địạ phương tổ chức, cùng với sự hợp tác của hội Đông Sơn - Cộng Đồng Người Việt tại Ý.
Westminster (CA) - Hội Nhiếp Ảnh Nghệ Thuật PSCVN sẽ tổ chức triển lãm nhiếp ảnh nghệ thuật học viên vừa mãn khóa năm 2019 trong 2 ngày cuối tuần tuần này, Thứ Bẩy và Chủ Nhật ngày 23 và 24 tháng 11, 2019 từ 10 giờ sáng đến 5 giờ chiều tại Phòng Sinh Hoạt Nhật Báo Người Việt 14771 đường Moran, Westminster, California.
Việc đàn hặc tại Hoa Kỳ cũng như trong các nước dân chủ là tiến trình dân chủ bảo vệ quyền của người dân trong việc quản trị đất nước. Quyền này được ghi trong hiến pháp Hoa kỳ và được tôn trọng do sự hiện diện của hai đảng tạo sự quân bình quyền lực mà không đưa đến độc tài, độc quyền.
Miền Nam trước đây gọi nhạc vàng là tân nhạc để phân biệt với cổ nhạc. Sau chiến tranh, bên thắng cuộc mở “mặt trận” tấn công vào nền văn hóa miền Nam, cả tân nhạc lẫn cổ nhạc đều bị nghiêm cấm và bị hủy diệt.
Hình ảnh cảnh sát Hong Kong tràn vào đại học đàn áp đánh đập sinh viên Hong Kong ngày 19-11-2019 lan truyền khắp thế giới gây xúc động nhiều người. Nhạc sĩ Trần Chí Phúc vừa viết xong ca khúc mới nhất Cám Ơn Hong Kong, đàn hát, quay video bằng Iphone và đưa lên Youtube.
California là vùng đất của giấc mơ vàng đã trở thành cơn ác mộng nhà cửa tồi tệ nhất của nước Mỹ. Những trận cháy rừng gần đây chỉ nâng cao giá nhà đối với một tiểu bang có vẻ không thể xây cất đủ nhà mới.
RIO DE JANEIRO - Dữ liệu mới do “National Institute for Space Research – INPE” cung cấp cho hay mức độ phá rừng nhiệt đới tại Brazil là rộng lớn nhất từ 2008, có ảnh hưởng từ chính quyền phái hữu của TT Bolsonaro.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.