Hôm nay,  

Nhiếp Aûnh Nghệ Thuật Và Nghệ Thuật Cây Kiểng

27/04/200000:00:00(Xem: 6140)
Thường một người có thể vừa viết văn vừa làm thơ như Mai Thảo, như Võ Phiến, như Nhã Ca. Hoặc vừa nhà văn vừa họa sĩ như Tạ Tỵ như Thái Tuấn... Nghĩa là những món sở trường của họ có thể nói là “tương cận”. Điều này dễ hiểu. Nhưng bảo một người vừa làm vườn vừa cầm máy ảnh thì có hơi ngược đời. Tôi muốn nói đến trường hợp ông Trần Công Nhung. Tình cờ tôi theo họa sĩ Rừng đến dự khai giảng lớp nhiếp ảnh hồi tháng 2 vừa qua do ông tổ chức, thực tế trước mắt làm cho tôi rất đổi ngạc nhiên: Những tác phẩm nhiếp ảnh bên cạnh vườn cây kiểng cùng non bộ của ông. Điều mà tôi nghĩ như một sự ngược đời đã khiến tôi hôm nay trở lại thăm ông và hỏi ông đôi điều.

- Thưa ông Nhung, tôi đựơc biết ông là một nghệ nhân qua bài viết của ông trên Việt Báo số xuân Canh Thìn, ông lại cũng là nhiếp ảnh gia, không phải mới đây mà từ mấy thập kỷ trước, qua loạt bài Chụp Ảnh Các Nhà Văn. Tôi muốn ông cho biết đôi điều về hai sinh hoạt nghệ thuật đặc biệt của ông mà theo tôi xem ra có phần trái ngược.
- Thưa anh, có lẽ chúng ta cứ gọi nhau bằng anh cho thân mật. Điều anh yêu cầu không có gì khó, tuy nhiên xin anh đừng gọi tôi là Nghệ Nhân là Nhiếp Ảnh Gia. Tôi chỉ là người thích chơi như chim thích hót. Tôi là người chơi cây người chơi ảnh.
- Vâng, vậy hai món này anh chơi món nào trước "
- Thật ra trước hai món này tôi đã mò mẫm qua nhiều món mà tôi có nói trong lọat bài Chụp Ảnh Các Nhà Văn. Cho đến năm 69 tôi mới thực sự bước vào nhiếp ảnh.
- Anh có thể cho biết anh bước vào nhiếp ảnh bằng cách nào và những chuyển biến.
- Bằng cách tự tìm đường mà đi, sách vở, bạn hữu, dự các cuộc triển lãm... đó là trường học của tôi.
- Những thành quả anh gặt hái được từ bấy đến nay"
- Khiêm nhường thôi anh, một vài huy chương, một vài bằng cấp. Phải thú thật là hồi đó thích lắm, có thể nói là mê. Cho nên đã có lần dại dột để nhà tôi một mình đêm hôm đi sinh đẻ. (Vì nghe tiếng gọi của hư danh bỏ về Sài Gòn lãnh giải năm 71.)
- Và qua đây" - Tôi qua đây năm 94 và cũng không có ý trở lại nhiếp ảnh nhưng do tình cờ đưa đẩy, đúng ra cũng tự tôi táy máy, thế rồi ngựa quen đường cũ. Thâm tâm tôi muốn làm cái gì đó để thấy mình không là thứ dư thừa của xã hội chứ cũng chẳng phải ham muốn như mấy mươi năm về trước.
- Tôi nghe nói cách nay mấy năm anh tham gia hoạt động nhiếp ảnh với nhiều hội ở quận Cam"
- Nhiều hội thì chẳng có đâu, có hội mời tôi dạy một buổi, có hội mời tôi trực tiếp tham gia, nhưng chỉ thời gian ngắn là tôi rút lui. Phần vì sức khỏe, phần có những điều không phù hợp với mình. Thôi đó là chuyện đã qua.
- Nói sức khỏe, hình như anh có mổ tim"
- Người ta mổ tim tôi chứ tôi có mổ đâu" (cười). Tôi vào bệnh viện USC tháng 8-98 để làm bypass.
Tôi chợt nhìn ra một chậu kiểng và hỏi anh:
- Thế còn cây kiểng thì anh chơi từ bao giờ"
Anh suy nghĩ mấy giây rồi trả lời:
- Chuyện này nó cũng dong dài lắm, tôi đang viết loạt bài Buồn Vui Trong Nghề Chơi Cây Kiểng.
- Anh có thể cho biết cách khái quát"
- Mỗi lần nghĩ lại tôi cũng không hiểu sao tôi có thể làm được chuyện này. Lý do chính có lẽ “cùng tắc biến”. Năm 79 đi tù về, xã hội hoàn toàn đổi thay, tự nhiên từ trên bục giảng nhảy xuống cầm cuốc, trăm ngàn khó khăn. Nghĩ mình còn tay trái, nhờ anh bạn đồng nghiệp cũ (Phạm Tấn Phước) cho mựơn cái máy ảnh, đi chụp dạo ở bờ biển, kiếm sống qua ngày.


- Chắc chắn là anh xoay sở được"
- Vâng nhưng chỉ mấy tháng thôi, vì đến giai đoạn mà tất cả khách dồn về tôi thì cũng là lúc khó khăn ùn ùn kéo đến với tôi. Công an văn hóa nhất định lùng bắt tôi, vì tội vượt biển, tội làm CIA (") không được sử dụng máy ảnh. Tôi đành nằm nhà, vợ con bán chè bán cháo. Từ đó tôi suy gẫm nghiên cứu về cây kiểng, non bộ và làm lồng chim mục đích là để tự giải thoát mình ra khỏi mặc cảm tù tội cứ giai giẳng theo đuổi. Không ngờ sau mấy năm âm thầm nghiên cứu tôi đã thành công. Tôi sống nhờ làm lồng, làm non bộ cho đến những ngày cuối cùng tôi còn bán được 1200 đô tất cả cây kiểng cho một Đạo Diễn Việt Kiều, ông Hồ Công Minh, để đi ngao du đây đó trước khi giã từ quê hương.
- Khi làm cây kiểng anh không bị rắc rối"
- Vì cây và đá thì suy diễn thế nào để kết tội" Vã chăng tôi làm ở nhà gọi là chơi, ai mua thì bán. Tôi nhớ thời gian mới ở tù về, anh bạn Nguyễn văn Trợ, thợ vàng ở chợ Đầm cho tôi để nhờ cái tủ nhỏ, nhận chụp đám cưới, tôi có bày tấm ảnh: Hai tay khoanh đầu gối, Công An đã hỏi tôi: Ý anh nói thời buổi này bó gối khoanh tay hả"
- Sau đó thú chơi kiểng trở thành nghiệp dĩ của anh"
- Gần như vậy.
- Tính ra anh qua chưa mấy năm, làm sao anh tạo được một vườn kiểng như vầy"
- Đây là kết quả ba năm lặn lội núi rừng của tôi. Nói cho đúng cũng phải còn nhiều năm nữa mới có thể gọi là coi được. Nó là phương thuốc an thần đấy anh ạ.
- Theo anh giữa Nhiếp Ảnh và Cây Kiểng có sự tương quan"
- Hai bộ môn này tưởng như biệt lập, nhưng đi sâu vào anh sẽ thấy nó gần gũi nhau, bổ sung nhau rất lý thú. Anh có thể áp dụng bố cục một tấm ảnh vào cách tạo dáng cho một cây kiểng. Ngược lại khi anh quen với cây kiểng anh cũng dễ nhận ra vẻ đẹp ngoài thiên nhiên lúc đi sáng tác ảnh.
- Như vậy một nhiếp ảnh gia, một nghệ nhân phải am hiểu cả hai bộ môn"
- Không hẳn thế. Riêng tôi được cái may từ cái không may nên tôi thấy vậy.
- Mới đây anh phụ trách GABĐ trên VBKT có vẻ được lắm"
- Nói thật với anh, đựợc thì chả được gì, bất quá cũng như tìm bạn bốn phương thôi. Bên viết thư tìm tri âm, bên chụp ảnh tìm tri kỷ. Gọi là cho vui vậy mà. Chứ nội cái việc chạy giao ảnh hàng tuần cho tòa soạn cũng ngại lắm, anh hỏi bên biên tập thì biết. Đó là chưa nói chuyện chọc cho người khác ghét. Mà chẳng lẽ viết mà lại giấu tên. Nhất là đề cập đến những vấn đề văn học nghệ thuật. Anh cũng biết, trong cái xã hội Việt Nam ở đây đầy dẫy nhiêu khê. Ai cũng tự cho mình cái quyền ngồi lên trên thiên hạ. Bởi vậy, tôi muốn tránh chuyện làm nghệ nhân, nghệ sĩ, nhiếp ảnh gia. Những danh xưng đó xin dành cho các danh tài quốc tế, tôi chỉ muốn tìm bạn chơi thôi. Tình thật mà thưa với anh như vậy chứ không có ý xách mé đâu. Và lai rai tôi cũng có đôi người tương đắc xa gần mến mộ. Đây mới là phần thưởng quí giá nhất đó anh.
- Còn cái Hội Nhiếp Ảnh của anh"
- Anh muốn nói đến PASB" Phải nói là vất vả lắm mới gầy dựng được anh à. Đẻ con thì dễ mà nuôi cho nó nên thân, có nết có na được kẻ xa người gần thương yêu là chuyện vô cùng khó. Tôi đã phải thức khuya dậy sớm để chăm sóc đủ điều, nay có thể nói là niềm vui vừa chớm nở.

Thấy đã quấy rầy ông “nhiếp ảnh xương” (không gia thì xương) khá nhiều, tôi bèn nói lời cáo từ:
- Dẫu sao tôi cũng chúc anh nhiều thành công trên con đường anh đang theo đuổi. Tốt cho anh và tốt cho người khác nữa.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.