Hôm nay,  

Cuộc Đấu Tranh Cắt Viện Trợ Hoa Kỳ Cho Việt Nam

29/07/200400:00:00(Xem: 7380)
Alan Boyd (Asia Times) -- Văn Hiền dịch (VNN)
Cựu tổng thống Bill Clinton từng tự hào cho rằng đó là một trong những thành công ngoại giao của chính phủ ông trong lịch sử của chính sách đối ngoại. Thật ra, đó chỉ là vấn đề thời gian khi Hoa Thịnh Đốn bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào năm 1994, một biến cố làm phật lòng phía bảo thủ cũng như những người Việt Nam tỵ nạn ở ngoại quốc.
Tuần này (20-7-2004, VNN) Hạ viện Hoa Kỳ đã biểu quyết với tỷ số 323 phiếu thuận trên 45 phiếu chống đạo luật về Nhân quyền Việt Nam. Theo luật này thì những khoản trợ giúp không phải là viện trợ nhân đạo sẽ bị đình lại cho đến khi Việt Nam chứng tỏ họ muốn thực thi dân chủ cũng như tôn trọng quyền tự do cá nhân. Theo đạo luật này, được dân biểu Cộng hòa Chris Smith đơn vị New Jersey đệ trình, nhà cầm quyền Việt Nam đang "theo đuổi một chính sách đàn áp, phân biệt đối xử và sỉ nhục đối với những ai diễn tả sự bất đồng chính kiến, quan điểm của mình đối với chính sách nhà nước hay của đảng một cách ôn hòa."
Đạo luật này không cho phép Washington gia tăng những khoản viện trợ ngoài vấn đề nhân đạo cho Việt Nam quá mức hiện nay là 40 triệu Mỹ kim, ngoại trừ khi Hà Nội trả tự do cho những tù nhân chính trị hay tôn giáo và cải tiến chính sách nhân quyền của họ hiện nay. Một cách quan trọng hơn, luật này gây áp lực kinh tế gián tiếp bằng cách cho phép tổng thống quyền phủ quyết những số tiền vay nợ ngoài vấn đề nhân đạo của Qũy tiền tệ quốc tế IMF (International Monetery Fund) hay Ngân hàng Thế giới WB (World Bank), cả hai cơ cấu tài chánh này đăng theo đuổi chính sách giúp đỡ rất mạnh mẽ cho Việt Nam. Có một trường hợp ngoại lệ trong vấn đề viện trợ là cho phép Washington chuẩn cấp số tiền mặt lên đến 4 triệu đô la cho những cá nhân hay những nhóm người Việt trong nước trong niên khóa 2004-05 có mục tiêu cổ động cho những quyền tự do căn bản được thế giới công nhận. Một ngân khoản 10 triệu Mỹ kim khác sẽ được sử dụng để tăng cường công suất cho đài Á châu Tự do và ngăn chặn việc Việt Nam phá sóng của mạng lưới cổ động cho việc dân chủ hóa, mạng lưới này được tài trợ trực tiếp từ Washington.
Dân biểu Smith là phó Chủ tịch Ủy ban Quan hệ Quốc tế có nhiều thẩm quyền, và đã làm việc trong 3 năm qua để thúc đẩy dự luật được hình thành. Tuy đã được Hạ viện thông qua, dự luật này cần phải được thượng viện thông qua thì mới thành luật, và chặng đường này không phải dễ dàng vượt qua. Chính ông Smith cũng thú nhận tại sao mất quá lâu mới thực hiện được đến đây, là vì dự luật này gặp sự chống đối trong từng gia đoạn của nhóm dân biểu nghị sĩ cấp tiến do John Kerry dẫn đầu, người từng nằm trong ban vận động của ông Clinton trong thập niên 1990. Kerry là cựu chỉ huy trưởng một đơn vị Hải quân trong thập niên 1960 tại Đông Dương trước khi ông ta nhảy sang phía chống đối chiến tranh trong giai đoạn sau của cuộc chiến, hiện nay là ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ. Vô hiệu hóa một dự luật không phải là việc dễ làm, nhưng luật này có khe hở cho phép Kerry nếu đắc cử tổng thống vào tháng 11, sẽ có quyền phủ quyết đạo luật này một phần hay toàn phần với lý do là việc viện trợ cho Việt Nam sẽ tạo quan hệ gần gũi hơn với Việt Nam, và sẽ mang lại lợi ích về an ninh cho nước Mỹ. Nhiều chiến lược gia Hoa Kỳ cũng không tán đồng đạo luật, vì cho rằng đạo luật này không tạo thuận lợi cho chính sách của Hoa Kỳ, muốn có sự hiện diện Hải quân tại hải phận Nam Việt Nam như là lực lượng có khả năng đương đầu nhanh chóng với Trung Quốc trước những căng thẳng tại Đài Loan cũng như tại Nam Hải. Một tiến trình tạo tin tưởng đã được cẩn thận thực hiện bằng cuộc viếng thăm của chiến hạm Hoa Kỳ tại cảng Sàigòn hồi tháng 11 năm ngoái, là cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa hai phía từng là thù địch trong gần 3 thập niên. Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld, một trong những nhân vật cứng rắn của chính phủ Bush gặp gỡ bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phạm Văn Trà tại Ngũ giác đài trong tuần đó, được coi như là thể hiện chính sách hậu chiến của Hoa Kỳ.

Hơn 58 ngàn binh sĩ Hoa Kỳ và 3 triệu người Việt Nam đã hy sinh trong cuộc chiến kéo dài 20 năm, nhưng 60% số người Việt Nam ngày nay sinh ra sau chiến tranh, một luận điểm được nhắc đi nhắc lại bởi cựu tướng lãnh Colin Powell, hiện là Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ. Bộ Ngoại giao rất miễn cưỡng trong vấn đề tranh cãi vì dự luật dựa trên căn bản những báo cáo của bộ Ngoại giao về vấn đề Nhân quyền, trù dập chính trị, và những đường lối Tôn giáo mập mờ cũng như chuyện cố tình ém nhẹm vấn đề đàn áp người Thượng thiểu số tại Việt Nam. Hôm tháng Hai 2004, phụ tá Ngoại giao Matthew Daley báo cáo trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện rằng Hà Nội cần phải có thái độ thành thật giữ lời hứa nhiều hơn nữa về vấn đề cải thiện quyền tự do cá nhân nếu họ muốn có quan hệ gần gũi hơn với Washington. Ông Daley nói rằng: "Mặc dù Việt Nam ít đàn áp hơn so với 10 năm trước đây, nhưng vẫn còn những ngăn cấm về tự do ngôn luận, báo chí và hội họp... nói chung thì chính sách về nhân quyền của Việt Nam còn rất tồi tệ." Tuy nhiên ông Daley cũng cẩn trọng tránh phản ứng quá đáng của những nhà làm luật lưu ý rằng có nhiều chỉ dấu tốt tại Việt Nam vì sự tái hội nhập của Việt Nam vào cộng đồng quốc tế. Ông nói: "Việc tiếp tục cảnh giác của chính phủ Hoa Kỳ và những cơ quan khác sẽ đóng vai trò quan trọng trong vấn đề thúc đẩy những chỉ dấu tốt phát huy thêm. Những cố gắng nhằm tái cô lập hay trừng phạt với những hình thức ngăn chận có thể sẽ trì hoãn những mục tiêu cũng như quyền lợi dài hạn của Hoa Kỳ tại Việt Nam".
Chắc chắn Hà Nội sẽ coi đạo luật này như một đe dọa. Tháng này họ đã thả hai nhà phản kháng lớn tuổi là Đại tá (cộng sản) Phạm Quế Dương và Tiến sĩ Trần Khuê với ngụ ý rằng họ đón nhận những lời chỉ trích của bộ Ngoại giao Mỹ về tình trạng đàn áp tại Việt Nam hiện nay một cách nghiêm chỉnh. Đảng Cộng sản cầm quyền bình luận trong mục quan điểm trên báo Nhân Dân rằng đạo luật này "gây ra những ảnh hưởng xấu đối với quan hệ song phương". Nhưng thật ngạc nhiên là lời lẽ của báo Nhân dân không thô bỉ như những lần trước, có thể rằng họ đánh giá là nó có thể gây nên những tổn thất về kinh tế hay chăng" Những đầu tư của các công ty của Mỹ tại Việt Nam chỉ ở mức độ bình thường so với những quốc gia khác trong vùng, có khoảng 350 công ty Hoa Kỳ đăng bộ tại Việt Nam, nhưng tổng số tiền đầu tư chỉ có khoảng chừng 1.5 tỷ Mỹ kim. Gần 70% hàng xuất cảng của Việt Nam nhập vào Mỹ trong năm nay, tăng từ con số không hồi năm 1994, khi Bill Clinton mới bãi bỏ lệnh cấm vận từ hồi năm 1975. Kể từ khi hiệp ước thương mại song phương được ký kết vào tháng Mười hai năm 2001, Hoa Kỳ bán sang Việt Nam những hàng hoá như nông cơ, nông cụ, phi cơ tăng lên 150%, tổng số trao đổi kinh tế lên đến khoảng 6 tỷ Mỹ kim vào năm 2003. Theo hiệp ước này Việt Nam phải mở cửa thị trường cho hàng hoá Hoa Kỳ và phải cải tổ hàng loạt những ngành kinh tế. Họ bị trễ nãi, nhưng Daley lý luận rằng: "Dù sao thì những vấn đề chậm trễ đã được đưa ra để giải quyết chung cho thấy hai phía hiện đang chú tâm về tương lai thay vì nhìn về quá khứ."
Những quan hệ kinh tế đã gặp khó khăn trước khi có dự luật mới này, một phần vì Việt Nam thành công trong vấn đề xuất cảng, nhưng cũng một phần vì Việt Nam không đạt tiêu chuẩn để gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO (World Trade Organization).
Những sắc thuế chống lại việc phá giá và những quy định số lượng nhập cảng đã được Washington áp dụng trên một số lớn mặt hàng xuất cảng của Việt Nam đe doạ thị trường của giới sản xuất Hoa Kỳ như Tôm và Tơ Lụa. Vấn đề định số hàng Tơ Lụa lẽ ra được bãi miễn vào tháng Giêng vừa qua nếu Việt Nam hội đủ tiêu chuẩn gia nhập WTO. Vì bị lọt sổ vào WT, tổng số kim ngạch tổn thất cho Việt Nam lên đến 2.5 tỷ trong năm 2003.
Cuộc tranh đấu sôi nổi về dự luật sẽ diễn ra tại Thượng viện với dân biểu Smith cố sức lồng vấn đề dân chủ hóa và lý tưởng Hoa Kỳ vào trong nghị trình của phe bảo thủ trong lúc Hoa Kỳ đang đi vào mùa bầu cử vào tháng 11 năm nay. Trong hiện tại Hà Nội đã bày tỏ lập trường trên mục quan điểm của báo Nhân dân rằng: "Cuộc chiến tranh gây hấn của Hoa Kỳ tại Việt Nam đã là cao điểm của sự vi phạm nhân quyền và chủ quyền quốc gia."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.