Hôm nay,  

Dân Miên Đổ Tội Csvn Xua Chuột Phá Lúa

12/03/200000:00:00(Xem: 5337)
Tòa đại sứ CSVN: Hãy xét giấy thông hành chuột xem gốc Việt hay Miên

NAM VANG (KL) - Thông tín viên Kay Johnson và Khieu Kola tại Phnom Penh đã có nhận xét qua bài với đề mục “Quan đầu tỉnh của Kampuchia có cảm nhận về con chuột qua sự phá hại lúa.”
Sự nhậy cảm về ngoại giao trên đấu trường chính trị đã phát giác ra những tin đồn choáng váng, giật gân như tin “Bọn thổ phỉ Việt Nam bị bắt quả tang đang phá hoại vựa lúa của Kampuchia.”
Tin này đã được đăng ngay trang đầu của các báo phát hành tại Nam Vang, nơi hiện nay đang có phong trào chống Việt Nam. Nhưng ngày 9/3 nhà cầm quyền Kampuchia đã kêu gọi dân chúng Kampuchia giữ bình tĩnh và im lặng, cho biết chuyện này chẳng qua chỉ vì mấy con chuột mà người ta cố tình xuyên tạc để tỏ thái độ đối với Việt Nam.
Qaun đầu tỉnh phía đông của Takeo đã xác nhận, cả ngàn mẫu lúa mùa trong tỉnh đã bị nhiều bầy chuột đói cắn nát.
Để chặn đứng sự phá hoại mùa màng, nông dân Kampuchia đã mở phong trào săn chuột ngày 10/3. Các đợt tiễu trừ chuột đầu tiên đã kéo hàng trăm dân làng tay giáo, tay mác ra ngoài đồng lùng, bẫy và diệt loài gậm nhấm đã xâm nhập ruộng lúa.
Qaun đầu tỉnh Kep Chutena cho biết: “Tôi đã chỉ huy dân làng giết chuột bằng mọi cách, nhưng công tác này không phải là dễ như người ta tưởng.”


Nguyên do chính là sự xâm lấn của bầy chuột mà một tờ báo xuất bản tại Nam Vang đã cho một tít lớn với lời lẽ xuyên tạc và đăng ngay trang đầu của tờ báo. Tin của nhà nước Kampuchia và tờ báo Moneaksekar Khmer đã tường trình bầy chuột phá lúa đã băng biên giới từ Việt Nam qua.
“Có trên một triệu chuột non đã xâm nhập những cánh đồng lúa của dân Khmer trong tuần qua”, theo như mục đăng tin của báo Moneaksekar dùng ngôn từ như làm nhục dân tộc Việt Nam.
Tờ báo đã đăng tin những con chuột chạy sang Kampuchia vì lúa của xứ này ăn thấy ngon hơn loại lúa Việt Nam kém phẩm vị.
Các mục của tờ báo này đã viết với giọng lưỡi cong cớn, nhồi nặn vấn đề trong thiên kiến chống Việt Nam vốn có sẵn tại Kampuchia trong các vấn đề căng thẳng thuộc biên giới có từ lâu. Những cuộc căng thẳng của đôi bên hiện nay trong vòng tranh chấp, không bên nào chịu thua bên nào, nhưng qua cuộc đàm phán hai bên đã quyết tâm ký một hiệp định giải quyết dứt khoát nội cuối năm nay.
Đa số dân Kampuchia vẫn còn hận Việt Nam đã chiếm đóng xứ của họ mười năm sau khi lật đổ chế độ khát máu của Khmer đỏ.
Ngày 9/3 chính quyền Kampuchia đã vội vàng chỉ cho dân chúng thấy bầy chuột thường lẩn quất giữa biên giới Kampuchia và Việt Nam để kiếm ăn.
Một nhân viên của tòa đại sứ CSVN tại Nam Vang đã khôi hài:
“Xin quí ngài cứ xét giấy thông hành của chúng, xem chúng là chuột của nước nào.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khoảng cuối tháng 07/2019, một số nguồn tin cho biết, một nghiên cứu mới dự kiến sẽ được thử nghiệm ở Mỹ sẽ dùng CRISPR để trị một chứng bệnh rối loạn di truyền có khả năng gây mù loà.
Bộ du lịch Trung Cộng loan báo hôm 31/07: ngưng cấp giấy phép du lịch cá nhân tới Taiwan vì tình hình căng thẳng hiện nay, hiệu lực từ đầu Tháng 8.
Bắc Hàn lại bắn phi đạn sáng Thứ Tư 31/07.
Dùng drone (phi cơ không người lái) để giao hàng tới nơi hẻo lánh bắt đầu được thực nghiệm tại Nam Hàn.
Vào ngày 31/07, bom ven đường xé tung xe đò tại tỉnh Farah, miền tây Afghanistan.
Mùa mưa hàng năm gây ngập lụt thành phố cảng Karachi, thủ phủ thương mại của Pakistan, 12 người chết.
Miền đông Congo ghi nhận tử vong thứ nhì do khuẩn Ebola gây ra vào ngày 30/07.
Hàng trăm học sinh xuống đường tại thủ đô Sudan hôm Thứ Ba 30/07 để phản đối đàn áp biểu tình bằng súng đạn gây thiệt mạng 6 học sinh tại thành phố Al-Obeid hôm Thứ Hai.
Cùng ngày 31/07 khi đề nghị của ngoại trưởng Pompeo bị Iran từ chối, các viên chức của Iran và Arap Emirates (UAE) họp về an ninh hàng hải lần đầu tiên từ 6 năm.
Phó chủ tịch tỉnh Tân Cương (Xinjiang) họp báo hôm Thứ Ba 30/07 cho hay số người thiểu số theo đạo Hồi là cư dân Xinjiang đã được trả về xã hội từ các trại tập trung. Nhưng Mỹ phủ nhận.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.