Hôm nay,  

Dân Miên Đổ Tội Csvn Xua Chuột Phá Lúa

12/03/200000:00:00(Xem: 5533)
Tòa đại sứ CSVN: Hãy xét giấy thông hành chuột xem gốc Việt hay Miên

NAM VANG (KL) - Thông tín viên Kay Johnson và Khieu Kola tại Phnom Penh đã có nhận xét qua bài với đề mục “Quan đầu tỉnh của Kampuchia có cảm nhận về con chuột qua sự phá hại lúa.”
Sự nhậy cảm về ngoại giao trên đấu trường chính trị đã phát giác ra những tin đồn choáng váng, giật gân như tin “Bọn thổ phỉ Việt Nam bị bắt quả tang đang phá hoại vựa lúa của Kampuchia.”
Tin này đã được đăng ngay trang đầu của các báo phát hành tại Nam Vang, nơi hiện nay đang có phong trào chống Việt Nam. Nhưng ngày 9/3 nhà cầm quyền Kampuchia đã kêu gọi dân chúng Kampuchia giữ bình tĩnh và im lặng, cho biết chuyện này chẳng qua chỉ vì mấy con chuột mà người ta cố tình xuyên tạc để tỏ thái độ đối với Việt Nam.
Qaun đầu tỉnh phía đông của Takeo đã xác nhận, cả ngàn mẫu lúa mùa trong tỉnh đã bị nhiều bầy chuột đói cắn nát.
Để chặn đứng sự phá hoại mùa màng, nông dân Kampuchia đã mở phong trào săn chuột ngày 10/3. Các đợt tiễu trừ chuột đầu tiên đã kéo hàng trăm dân làng tay giáo, tay mác ra ngoài đồng lùng, bẫy và diệt loài gậm nhấm đã xâm nhập ruộng lúa.
Qaun đầu tỉnh Kep Chutena cho biết: “Tôi đã chỉ huy dân làng giết chuột bằng mọi cách, nhưng công tác này không phải là dễ như người ta tưởng.”


Nguyên do chính là sự xâm lấn của bầy chuột mà một tờ báo xuất bản tại Nam Vang đã cho một tít lớn với lời lẽ xuyên tạc và đăng ngay trang đầu của tờ báo. Tin của nhà nước Kampuchia và tờ báo Moneaksekar Khmer đã tường trình bầy chuột phá lúa đã băng biên giới từ Việt Nam qua.
“Có trên một triệu chuột non đã xâm nhập những cánh đồng lúa của dân Khmer trong tuần qua”, theo như mục đăng tin của báo Moneaksekar dùng ngôn từ như làm nhục dân tộc Việt Nam.
Tờ báo đã đăng tin những con chuột chạy sang Kampuchia vì lúa của xứ này ăn thấy ngon hơn loại lúa Việt Nam kém phẩm vị.
Các mục của tờ báo này đã viết với giọng lưỡi cong cớn, nhồi nặn vấn đề trong thiên kiến chống Việt Nam vốn có sẵn tại Kampuchia trong các vấn đề căng thẳng thuộc biên giới có từ lâu. Những cuộc căng thẳng của đôi bên hiện nay trong vòng tranh chấp, không bên nào chịu thua bên nào, nhưng qua cuộc đàm phán hai bên đã quyết tâm ký một hiệp định giải quyết dứt khoát nội cuối năm nay.
Đa số dân Kampuchia vẫn còn hận Việt Nam đã chiếm đóng xứ của họ mười năm sau khi lật đổ chế độ khát máu của Khmer đỏ.
Ngày 9/3 chính quyền Kampuchia đã vội vàng chỉ cho dân chúng thấy bầy chuột thường lẩn quất giữa biên giới Kampuchia và Việt Nam để kiếm ăn.
Một nhân viên của tòa đại sứ CSVN tại Nam Vang đã khôi hài:
“Xin quí ngài cứ xét giấy thông hành của chúng, xem chúng là chuột của nước nào.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cuối cùng chính quyền CSVN cũng phải nêu đích danh Trung Quốc để lên án nước này đã vi phạm chủ quyền Việt Nam trong vụ Bãi Tư Chính ở Biển Đông, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm 19 th
Đúng như câu tục ngữ VN có nói “tức nước vỡ bỡ,” người dân Thủ Thiêm đã không thể nhịn được nữa trước sự tắc trách của chính quyền thành phố Sài Gòn trong vụ chiếm đất nhà dân
Việc các cửa hàng tiên lợi, siêu thị mini đua nhau xuất hiện tận trong những khu dân cư, thậm chí những “hàng cùng ngõ hẻm” đã làm thay đổi chọn lựa của người tiêu dùng, nhất là các bà nội trợ, theo VnExpress.
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khiến các thương nhân Trung Quốc ngưng đặt hàng cherry từ Mỹ, mặt hàng này bị ế thừa lại đổ dạt về thị trường Việt Nam.
QUẢNG NINH, VN -- 5 người Trung Quốc, làm nhiễu loạn làn sóng các mạng di động làm trở ngại hoạt động của người dân và doanh nghiệp tại thành phố Móng Cái, cực bắc VN giáp với TQ, đã bị bắt, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm 19 tháng 7.
VIỆT NAM -- Ít nhất 55 luật sư đã ký tên vào bản kiến nghị bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của Luật Sư Trần Vũ Hải, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Sáu.
Westminster (Bình Sa)- - Tại tòa soạn Việt Báo vào lúc 4 giờ chiều Thứ Ba ngày 16 tháng 7 năm 2019 Giáo Sư Nguyễn Mai, Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Hội Phát Triển Truyền Thống và Đoàn Văn Nghệ Lạc Hồng
Nhà thơ Lưu Nguyễn là bạn học với tôi từ thời xa xưa, thời trước 1975, khi cùng học Ban Triết ở ĐH Văn Khoa Sài Gòn và cùng hoạt động trong Nhóm Nghiên Cứu Triết Học, cùng làm báo thời sinh viên.
Các cuộc hội đàm lớn nhỏ, bí mật hay công khai, thượng đỉnh hay bên lề, giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng diễn ra từ năm 2018 qua năm 2019, quan trọng nhất là giữa hai kỳ họp G-20 cuối năm 2018 tại Argentina, và vừa qua G-20 họp lần nữa tại Nhật Bản, đã đi vào bế tắc.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.