Hôm nay,  

Con Dốc Nhỏ đưa em về Căn Gác Nhỏ

27/03/202411:03:00(Xem: 1027)
Tản mạn

quang
(Nhân ngày giỗ Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, 27/3).

Chuỗi dài thời gian của quá khứ ta còn giữ được. Giữ được mãi mãi cho đến khi trí đã mòn sức đã kiệt. Giây phút hiện tại coi như chẳng có gì. Nó vuột khỏi tay ta từng sát na rồi cũng tan biến vào quá khứ đề xếp hàng cùng với chuỗi thời gian đã qua. Tương lai là điều chưa có, chưa đến nên ta cũng chẳng làm chủ được gì của những điều ở cõi xa thẳm diệu vợi.
    Nếu nói về hạnh phúc thì hạnh phúc thuộc về quá khứ. Còn khổ đau? Khổ đau của quá khứ trở thành thực tại hiện hữu. Nó có mặt trong trong từng hơi thở hôm nay và theo ta đến cả ngày mai – và mãi mãi mai sau…
    Tôi biết một người có hạnh phúc lẫn khổ đau trong quá khứ nhưng hạnh phúc ấy đã bị đánh mất, còn khổ đau thì vẫn cứ chập chờn lẽo đẽo theo chiếc bóng gầy gò của chàng…Đó là hình ảnh của một chàng trai tuổi tầm mười tám đôi mươi đang lầm lũi bước dưới cơn mưa lạnh buốt của trời cao nguyên, bỏ lại sau lưng những con dốc dài lên xuống gần nơi phố thị, chàng dừng chân đứng lại trước một Con Dốc đá nhầy nhụa rêu phong để nhìn lại phía sau là cơn mưa đêm không dứt. Chàng dẫm chân trên từng phiến đá xám xịt lổm chổm, bước từng bước nặng nề cho đến khi đôi chân đặt trên phiến đá cuối cùng cuối con dốc. Trời vẫn mưa. Có một điều gì khiến lòng chàng ray rứt khôn nguôi. Con dốc đã khuất sau màn mưa đêm. Cả thành phố chìm vào tĩnh lặng. Bước thêm một đoạn đường ngắn là đến ngôi nhà nằm thấp dưới mặt đường, chàng lại đặt những bước chân nặng nề xuống mấy bậc cấp, men theo vách tường nhà, lòn mình vào Căn Gác gỗ lạnh lẽo ẩm mốc để rồi ôm trọn nỗi khổ đau sau lần gặp gỡ để chia tay “lần cuối” với người yêu của mối tình đầu từ những tháng ngày chàng mười sáu tuổi và cô nữ sinh áo trắng vừa mười bốn tuổi vào năm 1960.
    “Con Dốc Nhỏ” và “Căn Gác Nhỏ” đã trở thành một thứ “ngôn ngữ” riêng của bọn chúng tôi là những đứa đã kết nghĩa anh em với Nguyễn Đức Quang – Quang Du Ca. Con Dốc đó và Căn Gác đó là hai chứng tích của một cuộc tình tràn đầy hạnh phúc lẫn khổ đau của Quang lẫn người thiếu nữ có tên NKA. Họ gặp nhau, làm quen rồi yêu nhau bằng một mối tình trong sáng. Họ đã cùng nhau sống trong những ngày tình yêu chớm nở ở một thành phố có sương lạnh, có mây mù, có cả những cơn mưa kéo dài từ sáng đến chiều, những cơn mưa bất chợt về đêm cùng với gió rét tràn qua những thung lũng thông xanh. Và người dân ở đó, ít có người không biết đến mối tình của đôi tình nhân lý tưởng này.
    Biết bao lần chàng và nàng nắm tay nhau, từng bước từng bước trên Con Dốc Nhỏ, và Căn Gác Nhỏ lạnh lẽo bỗng rực ấm khi cả hai cùng ngồi bên nhau nói chuyện tương lai, nói điều mơ ước. Hạnh phúc biết bao! Nhưng rồi oan khiên nghiệt ngã đã kéo đến cho cả hai. Có một lần chia tay. Cũng có một lần hàn gắn. Không phải chỉ một lần mà cả đến nhiều lần làm tràn nước mắt cho đến khi có cuộc chia tay cuối cùng và vĩnh viễn…không còn gì níu kéo lại được nữa…
    Tôi là nhân chứng của mối tình Quang và NKA từ ngày đầu cho đến khi cuộc tính kết thúc. Tôi cũng đã cùng họ bước trên Con Dốc nhỏ và bao lần được nhìn thấy niềm hạnh phúc của họ trong Căn Gác Nhỏ. Rồi đường ai nấy đi mang theo cả một mối tình khó nỗi phôi phai.
    Trên con đường dài Du Ca, Quang không bao giờ quên những hạnh phúc lẫn khổ đau của một thời. Trong bài hát “Về Con Phố Xưa” Quang viết: “Có ai trở lại thăm ngôi nhà cũ. Hãy chở hồn tôi về con phố xưa. Bước chân muộn màng xin chớ vội nhé. Một ngày nơi này, một dĩ vảng về. Có ai trở về nơi ngôi trường đó. Hãy để lòng tôi về theo bóng mây. Nhớ em thật buồn nơi khung cửa gỗ, ngồi đợi tôi về…
    Trong bàiTình Tôi Con Dốc Nhỏ” Quang viết: “Nơi tôi ở rất gần một con đường, con dốc nhỏ đắm mình giữa mù sương. Thành phố âm thầm nhìn con dốc đứng. Nhà cũ vây quanh tường vôi nứt rạn, khung cửa lầu cao có em ánh đèn sáng. Con dốc nhỏ thích tôi – người đứng chờ. Trông ngây dại giữa chiều nắng chiều mưa. Chờ bước chân quen gập ghềnh đất đỏ. Chờ hoang liêu một mùi phấn nhẹ. Tôi đưa nàng bước lên tuổi xuân thì. Phố xóm nghèo sớm lan chuyện chúng mình…Chuyện lúc hai tôi ngôi chân dốc vắng…Chân dốc nhỏ dẫn đi quanh bóng hồ…Từng đêm từng đêm con dốc vàng ánh đèn…”.
    Trong bài hát “Về Đây Nhé” Quang viết “Về đây nhé người em phong ba đã quên ân tình xưa. Về đây nhé tựa trăng sao khuya quen một mái nhà. Những ngày thao thức, đêm nối mong chờ. Thấy lòng nô nức như sắp sang bờ…Về đây với muôn ngàn ước mơ còn chưa tới. Về đây như rừng xanh có hôm cũng tàn phế…Tới ngày chia cách chim về núi sâu ta về cõi sầu…”
    Quang viết khoảng hai chục bài hát cho mối tình đầu nhưng phổ biến rất hạn chế. Tôi may mắn có được những bài hát này. Tôi và Quang là anh em kết nghĩa, chơi với nhau dạo còn là thiếu niên nên cuộc tình của Quang và người thiếu nữ tên NKA tôi chứng kiến và cũng đã vài lần đứng ra hòa giải giữa đôi bên nhưng không hàn gắn được. Âu cũng là định mệnh.
    Ngày Quang lìa xa cõi trần cách nay mười ba năm, tôi đã viết một số bài nói về Quang, trong đó có hai bài thơ. Một là bài “Con Dốc Nhỏ”, hai là bài “Căn Gác Nhỏ” vì hai chốn ấy đối với tôi có rất nhiều kỷ niệm. Nhà tôi ở cách nhà Quang năm cây số và khi đến chơi, họp hành, sinh hoạt với nhau ở Căn Gác Nhỏ tôi đều phải bước lên Con Dốc Nhỏ.
 

– Phong Châu

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tiếng hát Cẩm Vân trong trẻo, vút cao, nghèn nghẹn đầy xúc cảm. Tôi buông thả Mi7 và chuyển vội La thứ như chưa muốn ngừng những âm vang cuối. Nốt dứt đoạn ngân dài, tất cả lặng yên, bên ngoài có tiếng gió đêm Sài Gòn vội về, bất chợt...
Tố Như tiên sinh đã để lại cho hậu thế câu thơ tháng ba đẹp như tranh trong truyện Kiều, “cỏ non xanh tận chân trời/ cành lê trắng điểm một vài bông hoa…” Đọc xong câu thơ thì nửa số người đọc đã nhắm mắt lại để hình dung ra bức tranh mùa xuân vẽ bằng thơ; với hai màu xanh, trắng vào tay hoạ sĩ, chúng ta có bức tranh chiêm ngưỡng bằng mắt, nhưng với nhà thơ chúng ta có bức tranh trong trí tưởng tuyệt vời… Tôi nói với ông bạn mê thơ đang ngồi chung bàn cà phê mà mọi người đang nói chuyện thời sự nên không phù hợp với một sáng tháng ba trời mát lạnh vì mưa đêm qua rả rích tới sáng, anh em rủ nhau ra ngoài trời ngồi uống cà phê cho mấy ông bạn còn hút thuốc được thỏa mãn thú tính. Thế là những ông đã giã từ làn khói mỏng bị những ông còn hút thuốc giận cho, rồi cãi nhau.
Đầu tháng Tư, hoa tulip đã vội gõ cửa mọi nhà sau giấc đông miên ngắn ngủi. Mùa Xuân cũng theo hoa tulip trở về, mở ra khúc giao mùa. Trong gió Xuân đầu mùa còn lạnh, ngoài xa trên cánh đồng rừng quê muôn vạn búp non đang nẩy lộc đâm chồi. Cỏ non, cây rừng già vẫn mạnh mẽ vươn lên tràn đầy sức sống. Đàn cá hồi thức giấc bắt đầu vượt thác trở lại quê hương nguồn cội...
Một thời gian ngắn sau Hiệp Định Genève tháng 7, 1954, gia đình chúng tôi rời Phủ Cam dọn vào ở trong khuôn viên trường Đồng Khánh. Măng chúng tôi dạy môn Nữ Công Gia Chánh, và có lẽ vì là một quả phụ với 6 con, nên được Bà Hiệu Trưởng Nguyễn Đình Chi, ưu ái giúp đỡ cho gia đình được sống trong 2 căn phòng trên lầu Ba (bên phải, nếu từ cổng trước nhìn vào). Cùng ở trên lầu Ba sát cạnh gia đình chúng tôi là gia đình của bà quả phụ Trần Thi, mà chúng tôi thường kêu là Dì Hoàn vì Dì là bạn của Măng tôi từ khi 2 người học chung với nhau tại trường Đồng Khánh trong thập niên 30. Gia đình Dì cũng đông không kém gia đình tôi – 7 người. Dì ít cười và có vẻ nghiêm khắc. Các nữ sinh nghỉ trưa tại trường rất sợ gặp “Bà Thi”, dễ bị Bà la rầy hay cho “kỷ luật”, nhất khi bị bắt gặp đi lang thang trong hành lang thay vì phải ở trong phòng học.
Hạo chỉ có cậu Tân là người cậu duy nhất. Mẹ Hạo là chị cả trong gia đình có bốn người con. Mẹ, dì Hiên, cậu Tân và dì út Hậu. Cậu Tân vốn là một nông dân chính hiệu. Hình như cậu học mới qua bậc tiểu học là cậu bỏ cây bút để cầm cái cày, cái cuốc. Đến năm cậu trên bốn mươi, cậu đã có bảy người con, bốn trai, ba gái. Có lẽ cậu thấy cuộc sống làm một người nông dân quá cực hay sao mà cậu nhảy ra tham gia chánh quyền. Cậu được bầu làm xã trưởng...
Những chuyến xe ngập ngừng, chậm chạp lăn trên con đường gập ghềnh để chuyên chở đoàn người đi thăm cha, anh, em, con, chồng ở khắp nơi trong những trại tù, nơi mà lớp người mới gọi là "Trại Học Tập Cải Tạo" nghe ngược ngạo, chua chát nhiều đắng cay. Từ Quốc Lộ 1, phải đi khoảng chừng 2 cây số, trên một con đường mòn, xuyên qua rừng cây gỗ quý cẩm lai là đến trại tù cải tạo Hàm Tân...
Cuộc hôn nhân ngắn ngủi vài năm của Bình với người vợ cũ tan vỡ. Mộng Điệp là người phụ nữ vật chất, đứng núi này trông núi nọ, tính nết đanh đá chua ngoa luôn có những lời nặng nhẹ chê bai chồng không biết kiếm tiền giỏi như người ta...
Hôm đi Cần Thơ, đứa cháu gọi bằng chú kể chuyện đi Hòn Kẽm- Đá Dừng, ranh giới tự nhiên hiện nay giữa 2 huyện Quế Sơn-Hiệp Đức, một địa danh mà thời trung học và đến mãi sau này tôi vẫn nghĩ là vùng núi non hiểm trở phía thượng nguồn sông Thu Bồn, nơi được biết đến nhiều bởi trận lụt kinh hoàng ở Quảng Nam năm Giáp Thìn 1964...
Mùa hè một chín bảy hai, cha tôi tử trận ở Long Mỹ, để lại một vợ và bốn con. Mẹ lúc đó mới ba mươi sáu, tôi mười lăm và thằng Thanh vừa bảy tuổi. Sau gần ba tháng bàng hoàng, tang thương mẹ tôi trở lại với cuộc sống cơm áo đời thường với đàn con nhỏ dại...
Ngồi trên bãi biển Nha Trang khi thủy triều xuống cuốn nước xa bờ để lại vạt cát dài màu trắng mịn, và lúc nắng chiều chiếu xiên trên mặt biển gợn sóng lăn tăn, trông như dải lụa dát vàng lung linh đến tận các hải đảo xa mờ mây nước, khách nhàn du sẽ mê mẩn với sắc màu kỳ diệu của buổi chiều tà mà quên hết cảnh huyên náo chung quanh...
Buổi tối hôm ấy, Quân đến nhà Phượng chơi như thường lệ. Sau vài câu thăm hỏi tình hình bệnh của má Phượng, chàng thầm thì...
Mấy nay phân xưởng Debug của hãng máy tính nhận người vô liên tục, hàng hóa đang cần gấp. Hoài Hương lướt web và thấy hãng IMF đang cần nhiều người làm việc, có thể làm bán thời gian hoặc toàn phần...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.