Hôm nay,  

Một ngày Duy Dân, một đời Duy Dân

21/05/202510:11:00(Xem: 652)

Một ngày Duy Dân, một đời Duy Dân
 

Đinh Quang Anh Thái

  

Giáo sư Đoàn Viết Hoạt là một người làm cách mạng.

Cuốn Hồi Ký của ông là hồi ký của một người làm cách mạng.
 
blank 

Ông là cán bộ Duy Dân Cách Mạng Đảng, dấn thân vào con đường làm cách mạng do kế thừa tinh thần và tấm gương của thân phụ ông là cụ Lang Nhân.

Đảng Duy Dân do ông Thái Dịch Lý Đông A sáng lập và là Bí Thư Trưởng của đảng. Cụ Lang Nhân hơn ông Lý Đông A 16 tuổi, và vì tâm phục-khẩu phục người bí thư trưởng nên tận tụy với lý tưởng Duy Dân cho tới cuối đời.
 

Giáo sư Hoạt, đi Mỹ du học năm 1967 do học bổng của Văn Hóa Á Châu cấp cho Đại học Vạn Hạnh chứ không chỉ đích danh cho cá nhân nào. Lúc bấy giờ, Giáo sư Hoạt là bí thư của Thượng tọa Thích Minh Châu, Viện trưởng Đại học Vạn Hạnh. Theo lời ông kể lúc ở chung phòng giam 10BC trại giam T30 Chí Hòa năm 1979, Thượng tọa Thích Minh Châu muốn cho ông đi du học để khi về sẽ giữ trọng trách cải tổ Viện Đại học Vạn Hạnh. Nhưng ông nói, “con là bí thư của thầy, thầy ưu ái cho con đi thì không công bằng với người khác, nên con xin thầy thông báo ai muốn đi thì nộp đơn.”
 

Trong hai người nộp đơn, ông Hoạt và một nữ sinh viên của trường, bài thi của ông được chấm điểm cao hơn nên ông được sang Mỹ học và trở về Việt Nam năm 1971 với văn bằng tiến sĩ ngành Quản trị Đại học. Ông được bổ nhiệm là Phụ tá Viện trưởng Viện đại học Vạn Hạnh. 30 Tháng Tư 1975, nhiều bạn thúc giục ông ra đi nhưng Giáo sư Hoạt chọn ở lại. Ông nói với những bạn đồng tù, ông quyết định ở lại vì hai lý do: Về mặt tình cảm, ông không thể bỏ thân phụ ông ở lại một mình; và ông phải ở lại để cùng với những anh em đồng chí hướng mưu tìm đường thoát cho dân tộc khỏi sự cai trị của cộng sản.
 

Giáo sư Hoạt bị bắt lần thứ nhất tại nhà lúc 5 giờ sáng ngày 29 tháng 8 năm 1976. Tội trang ghi trong lệnh bắt là “phản cách mạng” và bị tù 12 năm không xét xử.

Những năm tháng chung phòng tù với Giáo sư Đoàn Viết Hoạt, nhiều bạn tù được ông giảng cho nghe về Chủ thuyết Duy Dân.

 

Thành thật mà nói, không dễ để hiểu được những điều ông Hoạt muốn trao truyền. Nào là “Trinh, Bình, Hòa…”; nào là “Trinh trên sắc tính”, “Bình trên nhu yếu tính”, “Hòa trên tự vệ tính”; rồi “thai giáo”, “tĩnh viên”, “chuẩn động viên”, “động viên”, “phục viên”, v.v.
 

Một số bạn tù thuộc lớp trẻ nói, “chịu thua, bí hiểm quá, không hiểu nổi.” Vị giáo sư “cả đời Duy Dân” Đoàn Viết Hoạt nói, ông Lý Đông A viết Chủ thuyết Duy Dân vào năm 1943, lúc đó tiếng Việt, về mặt triết học còn thiếu nhiều, thành ra phải dùng chữ Hán để sáng tác, nên có thể không thích hợp với ngôn ngữ của thời đại bây giờ. Và ông cam kết, nếu sống sót ra khỏi nhà tù, ông sẽ dành trọn thời gian viết về Chủ thuyết Duy Dân bằng ngôn ngữ dễ hiểu để truyền bá rộng rãi hơn.

Trong tù, Giáo sư Đoàn Viết Hoạt từ lúc thức cho đến lúc ngủ, không giây phút nào không là người cán bộ “cả đời Duy Dân.” Ông kín đáo trao truyền lý tưởng ông đeo đuổi từ thời thành niên cho bạn tù nào muốn tìm hiểu, học hỏi.

Giáo Hoạt ra tù lần đầu tiên vào đầu năm 1988. Ông tiếp tục hoạt động và năm 1990, cùng với những người đồng chí hướng, bí mật in và phát tán tờ Diễn Đàn Tự Do.
 

Năm 1989, khối Cộng Sản Đông Âu tan rã; kế tiếp là Cộng Sản Liên Xô xụp đổ. Trong bối cảnh đó, một số anh em tại Nam California cho ra đời tờ báo Người Dân, không nhận quảng cáo, bằng tiền túi của mỗi người, in và gửi bằng bưu điện tới nhiều độc giả khắp các tiểu bang nhằm vận động mọi người góp phần vào triển vọng thay đổi chế độ độc đảng tại quê nhà.
 

Nhà báo Lê Thiện Tùng là một trong những người có mặt đầu tiên của tờ Người Dân. Một hôm, anh Tùng giao cho Người Dân một cuốn băng cassette thâu giọng một người đàn ông đọc một bài nhận định, phân tách tình hình Việt Nam và đưa ra những phương hướng đấu tranh chống chế độ đương quyền.
 

Người Dân đánh máy nguyên văn nội dung cuốn băng, in nhiều ngàn bản với tựa đề “Thư Quốc Nội”, phổ biến rộng rãi tại Mỹ.

Sau này, lúc gặp lại Giáo sư Hoạt tại Bangkok-Thái Lan vào Tháng Chín năm 1998, ông kể: Một người bạn trẻ tên là Nguyễn Xuân Phước giới thiệu với ông một người Ấn Độ, đại diện một tổ chức giáo dục Singapore sang Việt Nam làm việc. Người Ấn Độ đó hỏi ông Hoạt có gì muốn chuyển ra ngoại quốc không vì ông ta có visa ngoại giao nên không bị xét. Giáo sư Hoạt đã nhờ ông Ấn Độ này cầm cuốn băng Toàn Dân Vận Động Cho Dân Chủ để chuyển ra ngoài và tờ Người Dân đã in toàn bộ nội dung với tựa đề Thư Quốc Nội.
 

Cán bộ “một đời Duy Dân” Đoàn Viết Hoạt bị bắt lần thứ nhì tháng 11 năm 1990. Lệnh bắt qui chụp ông tội “tuyên truyền chống chế độ”.

Thế là cán bộ “một đời Duy Dân” lại tiếp tục ăn cơm tù và tiếp tục rao giảng Duy Dân cho những người đồng cảnh ngộ.

Giáo sư Hoạt ra tù lần thứ nhì năm 1998.
 

Trong Hồi Ký, Giáo sư Hoạt cho biết, chiều ngày 31 tháng 8 năm 1998, ông được được đưa vào một căn buồng khách khá sang trọng. Hai ba người công an đã ngồi chờ sẵn. Có cả một người Mỹ là nhân viên tòa đại sứ Hoa Kỳ. Người Mỹ đưa cho ông một cuốn sổ thông hành đã được làm sẵn, rồi nói, “Mai ông sẽ lên đường sang Mỹ đoàn tụ với gia đình.” Sáng hôm sau, một công an vào buồng giam gọi Giáo sư Hoạt ra và đọc cho nghe lệnh «đặc xá» trước khi đưa ra phi trường để tống xuất đi Mỹ. Vốn vẫn từ chối ra khỏi nước, vẫn muốn ở lại trong nước để tiếp tục vận động cho tự do dân chủ và nhân quyền, giáo sư Hoạt yêu cầu tay công an cho ông lệnh «đặc xá» này để làm kỷ niệm - nghĩ rằng có thể dùng lệnh này để ra khỏi trại giam và ở lại Việt Nam nhưng tay công an từ chối.
 

Giáo sư Hoạt được đưa ra phi trường Nội Bài. Một ký giả người Canada là Frederik Balfour làm việc cho hãng thông tấn AFP đã tìm cách biết được chuyến bay của ông, mua vé đi chung chuyến bay, để là ký giả đầu tiên phỏng vấn ông. Ngay trên máy bay, ông Frederik Balfour phỏng vấn Giáo sư Hoạt về đời sống trong tù, về những suy nghĩ của ông đối với cộng sản và về những dự tính của ông trong những ngày sắp tới. Tới Bangkok, ông Frederick Balfour đưa Giáo sư Hoạt tới tận buồng khách sạn và tối hôm đó, nhà báo này mời ông ăn cơm với cùng với một ký giả của báo Time. Câu chuyện xoay quanh các trại tù ở Việt Nam, và tình hình Việt Nam.
 

Trong Hồi Ký, Giáo sư Hoạt viết: Sau bữa ăn với hai ký giả AFP và Time, tôi về đến buồng ngủ thì gặp Đinh Quang Anh Thái vừa từ Mỹ qua. Tôi rủ Thái sang ngủ cùng buồng với tôi để anh em tha hồ trò chuyện. Từ ngày tôi từ khu BC chuyển sang khu FG ở Chí Hòa năm 1982 tới nay đã 16 năm rồi chúng tôi mới lại gặp nhau. Thái ra tù trước tôi và vượt biên sang Mỹ. Mười sáu năm xa cách nhưng chúng tôi như vẫn gần nhau, vì cả hai chúng tôi vẫn chia sẻ với nhau cùng một giấc mơ, cùng một cố gắng.
 

Thấm thoát mà đã 24 năm, kể từ ngày đón Giáo sư Hoạt tại Bangkok. Mỗi người một tiểu bang, mỗi khi điện thoại thăm hai ông bà, hỏi hiền thê của ông là Giáo sư Trần Thị Thức, “chị ơi, ông anh của em ra sao rồi”, lần nào câu trả lời cũng kèm theo tiếng cười hồn nhiên, “ông anh của chú vẫn vậy, cả ngày lo việc Thắng Nghĩa, tới giờ cơm ngồi vào bàn, sau đó lại dính vào việc Duy Dân cho tới lúc đi ngủ!”
 

Thắng Nghĩa là một phần tư tưởng của Duy Dân. Và Giáo sư Hoạt từ ngày buộc phải “tự do trong lưu đầy” đã gầy dựng được mạng lưới cán bộ Thắng Nghĩa ở nhiều nơi.

Giáo sư Trần Thị Thức, hiền thê của Giáo sư Hoạt cũng du học ở Mỹ năm 1968, ngành Tâm Lý Thanh Thiếu Niên. Hai ông bà lấy nhau 1966 tại Sài Gòn, sau đó, bà sang Mỹ sau ông cùng với con trai đầu lòng, rồi cùng chồng con về lại quê nhà năm 1971. Hai cháu trai kế tiếp chào đời tại Sài Gòn.
 

Đầu tháng Ba 2022, thăm ông bà Giáo sư Hoạt-Thức tại Virginia. Bữa cơm trưa có hai vợ chồng Minh Tùng-Hồng Thục thuộc lớp tuổi 50. Suốt bữa cơm, ông Hoạt nói về Duy Dân với hai bạn trẻ mới quen. Ông Hoạt nói, tuần nào ông cũng sinh hoạt với một số anh em. Ông mời Tùng-Thục đến nhà ông “mỗi tuần để cùng trò chuyện, trao đổi.” Và như vậy chắc là Giáo sư Thức sẽ lại tiếp tục cặm cụi lo trà bánh, cơm nước cho chồng thù tiếp những bạn đồng chí hướng, y như cụ bà thân mẫu của Giáo sư Hoạt.
 

Còn nhớ căn nhà của hai cụ thân sinh Giáo sư Hoạt trên đường Trương Minh Giảng-Sài Gòn. Hầu như lúc nào ghé đến thăm Giáo sư Thức đang ở với bố mẹ chồng, cũng được cụ bà cho ăn cơm. Cụ bà nói, đã có thói quen từ ngày lấy cụ ông, là cứ sẵn nồi cơm, bát canh, để các đồng chí của cụ ông tạt ngang dùng bữa. Cụ bà bảo “cả những người không biết là ai, cứ đến là có cơm ăn.”
 

Có lần mời ông bà Giáo sư Hoạt dùng cơm ở California, xong bữa, ông Hoạt điềm nhiên rời bàn ăn ra phòng khách ngồi để tiếp tục đề tài Duy Dân đang dở dang với một số bằng hữu. Hỏi con trai út của ông bà Hoạt, rằng ở nhà, bố có giúp mẹ rửa chén-bát không, cháu cười bảo, không bao giờ, vì bố mải làm cách mạng nên mẹ quán xuyến hết.
 

Chia tay ông bà Hoạt, ra tới cửa, ông Hoạt còn nói vói theo cặp Tùng-Thục, nhớ nhé, mỗi tuần một lần nhé.

Đúng là mẫu người suốt đời làm cách mạng, tuổi ngoài 80 mà lửa vẫn cứ hừng hực cháy trong lòng.

Hướng Đạo sinh có tâm niệm: Một ngày Hướng Đạo, cả đời Hướng Đạo. Với Giáo sư Đoàn Viết Hoạt: Một ngày Duy Dân, cả đời Duy Dân.

 

 




Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
18/06/202509:53:00
Từ Tehran rực cháy đến Washington ồn ào, trong vòng chưa đầy một tuần, câu hỏi đơn giản cho Washington đã thay đổi: không còn là dính líu bao nhiêu, mà là: tham chiến hay không?
18/06/202508:42:00
Đạo Phật là đạo của từ bi và trí tuệ. Hai phẩm chất này không liên hệ chút gì tới màu da, sắc tộc. Con đường giải thoát là Bát Chánh Đạo, cũng hoàn toàn không phân biệt gì tới sắc tộc, màu da. Tu tập hàng ngày là phải viễn ly, buông bỏ, xa lìa tham sân si -- và như thế, cũng hoàn toàn không dính chút gì tới những bức tường biên giới hay các bãi mìn giữa các quốc gia tranh chấp.
16/06/202508:36:00
Hạnh phúc là những người cha biết tìm ra Phật pháp, tài sản quý nhất trong cõi này, để trao lại cho con mình. Cũng y hệt như ông trưởng giả trong Kinh Pháp Hoa, giấu viên ngọc trong góc áo của cậu con trai bụi đời. Và cũng hạnh phúc là những người con nhận ra rằng cha mình đã dạy cho con từ những ngày thơ ấu về niềm tin Tam Bảo, đã dạy cho con biết tin sâu vào nhân quả để không bao giờ dám làm ác, đã dạy cho con biết từ bi với người và yêu thương với đời, và đã dạy chữ cho con bằng cách đánh vần theo những dòng kinh để không bao giờ trôi lạc trong cõi này.
14/06/202511:57:00
Bài viết này sẽ phân tích lời dạy của sách Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh về ý chỉ Thiền Tông: Đạo giấu kín ở chỗ có nói gì đâu, Đạo thánh nhân giấu kín trong chữ Vô vi, không thấy dấu vết nhưng người người đều chịu ơn. Trong sách này, ý chỉ đó được gọi là Tiếng Ấn Giấu – viết theo âm Hán-Việt là Tàng Thanh. Sách Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh là một tác phẩm về Thiền Tông Việt Nam xuất bản lần đầu vào năm 1796. Tác phẩm này được in trong Ngô Thì Nhậm Toàn Tập - Tập V, ấn hành năm 2006 tại Hà Nội, do nhiều tác giả trong Viện Nghiên Cứu Hán Nôm biên dịch.
13/06/202511:44:00
Vào Thứ Bảy này, thủ đô Washington D.C. sẽ tổ chức một cuộc duyệt binh lớn để mừng 250 năm ngày thành lập Lục Quân Hoa Kỳ – trùng đúng ngày sinh nhật lần thứ 79 của tổng thống Donald Trump. Nhưng không chỉ có xe tăng, quân nhạc và pháo hoa, cùng lúc đó sẽ có hàng ngàn cuộc biểu tình nổ ra khắp nước Mỹ, với một thông điệp rất rõ ràng: "Chúng tôi không muốn một vị vua." Nếu có ý định tham dự cuộc biểu tình No Kings một cách hiệu quả và an toàn, bạn đọc nên ghi danh tham gia tại trang chính thức của chiến dịch biểu tình hoặc qua các tổ chức vận động tại địa phương. Trang chính của No Kings: truy cập NoKings.org, vào mục Attend (tham dự) hoặc Find an event near you (tìm một cuộc biểu tình gần bạn) để xem danh sách sự kiện theo từng khu vực. Trang này cung cấp bản đồ tương tác giúp bạn chọn và ghi danh rõ địa điểm mình muốn tham gia. Và nhớ rằng biểu tình ôn hoà ở nơi công cộng (đường phố, vỉa hè, công viên) là quyền được Tu Chính án thứ nhất bảo vệ.
13/06/202500:00:00
Vào ngày 2 tháng 6 năm 2025, thành phố Istanbul một lần nữa trở thành sân khấu cho các nỗ lực ngoại giao khi phái đoàn Ukraine và Nga có cuộc gặp thứ hai trong vòng một tháng. Tuy nhiên, trên bàn đàm phán cấp cao, hai chiếc ghế quan trọng nhất vẫn bị bỏ trống. Cả Putin và Zelenskyy lại một lần nữa vắng mặt. Trước đó, vào giữa tháng 5, một tia hy vọng mong manh đã lóe lên về viễn cảnh hai nhà lãnh đạo sẽ cùng xuất hiện tại Istanbul, ngồi lại trong cùng một phòng để đối thoại trực tiếp. Nhưng rồi hy vọng đó nhanh chóng vụt tắt. Putin đã thẳng thừng từ chối lời đề nghị của Zelenskyy; và với nhiều nhà quan sát, điều này không có gì đáng ngạc nhiên.
10/06/202510:11:00
Có một lời Đức Phật nói thường được nhắc tới. Đó là câu, “Ai thấy Pháp, là thấy Ta.” Nghĩa là, thấy Pháp, là thấy Phật. Câu nói này không có nghĩa là, thấy thân xác ngũ uẩn của Đức Phật. Pháp nơi đây có thể hiểu theo nhiều nghĩa, có thể là lời Đức Phật dạy, là con đường giải thoát, là nhận diện ra vạn pháp vô ngã trong lý nhân duyên, nguyên tắc vận hành của vạn pháp, và cả của thân tâm ta. Như thế, có thể hiểu là pháp vô vi nằm sẵn trong các pháp hữu vi, tức là Niết bàn đã có sẵn trong pháp ấn vô thường của sinh và tử.
08/06/202514:03:00
Rạng sáng chủ nhật, một người đàn ông, 36 tuổi, theo đoàn người đói khác đến địa điểm phân phát lương thực nơi họ được chính quyền thông báo sẽ mở cửa sớm với hy vọng có chút thực phẩm đem về nhà cho vợ con đang thoi thóp chờ chết vì đói. Một viên đạn xuyên trán. Người đàn ông chết tươi ngay tại chỗ. Bên cạnh anh, một người thanh niên 30 tuổi, cũng đang hướng về khu vực cứu đói, một viên đạn xuyên qua cằm, anh ta sống sót chỉ vừa kịp để nhận ra rằng một chiếc xe tăng đang quay nòng bắn vào họ. Đoàn người chạy tán loạn. Những phát súng tiếp tục bắn xối xả vào đám đông. Cảnh trên không phải xảy ra trong trò chơi video Squid Game hay trong phim. Mà chính là những gì đã và đang diễn ra tuần qua, hay mới hôm qua, hôm nay. Các nhân chứng Palestine cho biết, vào sáng Chủ nhật hôm nay, lực lượng Israel đã nổ súng khi người dân đến nhận hàng cứu trợ tại một điểm phân phát ở Rafah do Tổ chức Gaza Humanitarian Foundation (GHF) — một tổ chức được Israel và Hoa Kỳ hậu thuẫn — điều hành.
06/06/202506:01:00
Bài viết này sẽ phân tích lời dạy của sách Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh về ý chỉ Thiền Tông: thấy được cái không được thấy, nghe được cái không được nghe. Trong sách này, gọi ý chỉ đó là Tiếng Không Thành – viết theo âm Hán-Việt là Bất Quả Thanh. Sách Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh là một tác phẩm về Thiền Tông Việt Nam xuất bản lần đầu vào năm 1796. Tác phẩm này được in trong Ngô Thì Nhậm Toàn Tập - Tập V, ấn hành năm 2006 tại Hà Nội, do nhiều tác giả trong Viện Nghiên Cứu Hán Nôm biên dịch.
06/06/202500:36:37
“Nếu không có tôi, Trump đã thua cuộc bầu cử, Đảng Dân Chủ đã kiểm soát Hạ Viện và Thượng Viện với tỷ lệ 51-49. Thật là vô ơn.” Musk tức giận và kiêu ngạo. Tức giận vì số tiền đầu tư quá lớn ($275 triệu) đã không thể mang lại cho Musk điều ông ta muốn từ Donald Trump. Đáp lại, Donald Trump gửi ra: “Cách dễ nhất để tiết kiệm tiền trong ngân sách của chúng ta, hàng $tỷ đô-la, là chấm dứt các khoản trợ cấp và hợp đồng mà chính phủ dành cho Elon.”
“Đây là quan điểm của người viết, không nhất thiết là quan điểm của Việt Báo.”
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.