Hôm nay,  

Hãy Cởi Trói Cho Báo Chí, Đại Biểu Và Đối Lập!

10/06/200800:00:00(Xem: 7328)
Với hoàn cảnh một đất nước đang đứng trước tình trạng khủng hoảng trong các lãnh vực chính yếu, việc hoá giải các bế tắc của đất nước không còn là vấn đề riêng của đảng cầm quyền nữa. Bây giờ, sự an nguy của đất nước đã trở thành mối lo âu và trách nhiệm chung cho toàn xã hội. Muốn giải quyết được nó, những vướng mắc cố hữu cần được sớm tháo gỡ.

Trên căn bản đó, Nhà nước Việt Nam (NNVN) cần thực sự quan tâm, nghiên cứu và thực hiện ngay một số cải cách lớn trong những ngày tháng tới.

Trước nhất, NNVN cần hãy cỡi trói ngay cho báo chí, trả lại họ quyền độc lập của giới truyền thông. Một khi những người cầm bút được hành xử chức năng của họ một cách đúng đắn và tự do, các vấn nạn Việt Nam sẽ được nhận diện một cách nhanh chóng và trung thực. Các nhóm nhà báo tự do và mọi công dân Việt Nam cũng cần được tôn trọng và đối xử theo tinh thần các điều khoản Hiến pháp hiện hành đã quy định. Ngày nào những người cầm bút Việt Nam được tự do bày tỏ thắc mắc, có quyền nói lên nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân và nêu lên những đề xướng cải cách cần có cho xã hội, thì ngày đó những khó khăn hôm nay sẽ sớm có những đáp án thích hợp và hữu hiệu.

Cùng lúc đó, NNVN cũng cần lắng nghe ý kiến xây dựng của những người tiến bộ trong bộ máy chính quyền và quân đội; tạo cơ hội cho những người đang làm nhiệm vụ quản lý và giữ gìn đất nước được đóng góp một cách cụ thể vào các chính sách quốc gia.

Kế tiếp, NNVN cũng cần trả lại ngay quyền tự do và độc lập cho những đại biểu nhân dân, để họ có điều kiện thể hiện nguyện vọng của đồng bào cả nước và thực hành chức năng một cách hữu hiệu, thay vì tiếp tục bị gò ép trong khuôn khổ các chính sách và quyết định của đảng CSVN. Trả lại quyền lập pháp cho những người đại diện cho tiếng nói, nguyện vọng và quyền lợi của nhân dân là nhu cầu không thể thiếu vắng trong công cuộc xây dựng một “đất nước độc lập, dân chủ, giàu mạnh, công bằng và văn minh” như nhà nước vẫn hằng tuyên bố. Sự cải cách này là nền tảng cần thiết để kỳ bầu cử Quốc Hội lần tới sẽ có được sự tham dự của những ứng cử viên độc lập và thuộc các đảng đối lập ôn hòa -- một điều mà nhân dân Việt Nam và thế giới hằng mong đợi.

Một cải cách quan trọng khác cần có là NNVN nên cởi mở thực sự trong cái nhìn đối với những cá nhân và đoàn thể đối lập ôn hoà.

Với bối cảnh xã hội và nhu cầu của đất nước ngày nay, quan điểm xem “đối lập là kẻ thù” và “lấy đàn áp làm giải pháp đối phó” cần phải được thay đổi một cách dứt khoát. Hành động cụ thể cần có để chứng minh chính sách cởi mở thực sự của NNVN là hãy tiếp xúc và lắng nghe ý kiến, quan điểm của những cá nhân ngoài đảng CS, và các đoàn thể đối lập ôn hòa. Với tiềm lực chất xám hùng hậu của những nhân tài ngoài đảng (CS) ở cả trong và ngoài nước, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội vươn lên một cách nhanh chóng, một khi sự đối kháng đã được chuyển thành hợp tác. Ngược lại, ngày nào NNVN vẫn tiếp tục duy trì sự độc tài cai trị, thì ngày đó những khó khăn chồng chất thêm mỗi lúc vẫn là gánh nặng riêng cho đảng CSVN.

Tóm lại, nếu NNVN thực tâm muốn hoá giải những bế tắc của đất nước, những người lãnh đạo hiện nay cần tạo điều kiện cùng với các đoàn thể đối lập bước qua ranh giới bất đồng chính kiến, nhằm tìm kiếm một số đồng thuận cần thiết cho những vấn đề chung của đất nước.

Ngày nay, hầu như nhân dân các nước trên thế giới đều phải đoàn kết để tạo sức mạnh ganh đua cho dân tộc họ trước một thế giới biến chuyển không ngừng. Muốn được tồn tại một cách vững mạnh, chúng ta không có cách nào khác hơn là hoá giải nhanh các mâu thuẫn nội tại để dồn sức phát triển đất nước. Với thân phận một quốc gia có diện tích lãnh thổ nhỏ, một hệ quả chiến tranh phức tạp và một lượng dân số đáng ngại, Việt Nam chúng ta sẽ mất rất nhiều cơ hội để cất cánh nếu như dân tộc ta tiếp tục phân hoá bởi sự mâu thuẫn, bất đồng chính kiến trầm trọng như hiện nay.

Nếu vậy, có phải chăng đã đến lúc để người Việt chúng ta bước qua những khác biệt để tìm kiếm cơ hội tạo thế tương đồng" Nói cách khác, có phải chăng, vì vận mệnh dân tộc và tương lai đất nước, chúng ta cần mạnh dạn đối thoại để san bằng dần những ngăn cách do hoàn cảnh lịch sử tạo ra"

Đất nước Việt đã hết chiến tranh bom đạn nhưng dân tộc ta vẫn chưa thoát khỏi cuộc chiến đối đầu với nạn độc tài, tham ô và lạc hậu. Tình trạng khủng hoảng trong các lãnh vực quan yếu như giáo dục, xã hội, kinh tế, chính trị… đang thách thức khả năng  ổn định của toàn dân tộc. Thực tế này không cho phép xã hội chờ đợi khả năng hoá giải của một đảng cầm quyền. Những người lãnh đạo NNVN hiện nay cần có những quyết định khôn ngoan, sáng suốt là tạo điều kiện vận động khả năng, ý chí của mọi thành phần dân tộc ở cả trong và ngoài nước. Muốn làm được điều đó, những cuộc đối thoại để hoá giải cách biệt cần được khuyến khích và thực hiện một cách sớm sủa. Trong bối cảnh chính trị hiện nay, NNVN cần tiên phong biểu hiện tinh thần cởi mở và đối thoại với những người đối lập ôn hoà. Đó là ưu thế song cũng là trách nhiệm của NNVN.

Hãy tự cho chúng ta cơ hội hoà giải để thực thi quyền tự quyết của dân tộc mình. Hãy cho đất nước ta cơ hội vươn lên trước những thử thách to lớn của thời đại mới./.

Lâm Thế Nguyên

Thành viên Đảng Vì Dân

www.tapsanhoamai.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ông Bill Burns, Trùm CIA, hôm 19/04/24, cảnh báo « Ukraine có thể thua cuộc chiến sanh tử với Poutine từ đây tới cuối năm ». Lời tuyên bố đưa ra trước hôm Hạ viện Huê kỳ biểu quyết có nên tháo khoán 61 tỷ USD để giúp Ukraine hay không? Nay thì Ukraine có 61 tỷ, và còn thêm phần viện trợ của Otan nữa, để tăng cường khả năng quân sự và cả kinh tế để đối đầu với Poutine. Vậy tới cuối năm, chiến tranh Ukraine sẽ kết thúc và thắng lợi sẽ ngả về phía Ukraine?
Thời gian còn làm Trung Sĩ Thông Dịch Viên trong Bộ Tư Lệnh Lục Quân Hoa Kỳ ở căn cứ Long Bình, Việt Nam vào năm 1969, trước khi tôi được chuyển sang phục vụ trong ngành phi hành của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, thì tôi có dịp tháp tùng phái đoàn Dân Sự Vụ (Civic Action) Lữ Đoàn 18 Quân Cảnh Hoa Kỳ (U.S. 18th Military Police Brigade) đi công tác ở Nhật Bản. Cũng trong chuyến công du này tôi đã phát hiện ra rằng, Nhật Bản là một quốc gia thực thi được chính sách phát triển kinh tế làm thịnh vượng cho toàn thể xã hội, và xóa bỏ được nhiều điều bất công...
Trong bất kỳ cuộc đấu tranh nào, cần phải phân loại, xác định rõ ràng các loại “địch” để tìm cách đối phó hoặc vận động gây cảm tình làm đồng minh, tùy loại địch. Mọi người thường nói, “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” là vậy.
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.