Hôm nay,  

Ông Bác Sĩ Trẻ Và Cô Y Tá Già

02/02/201300:00:00(Xem: 8810)
Đôi Lời giới thiệu:

"Bác Sĩ Nhà Quê" là biệt hiệu của Bác Sĩ Ngoại Thần Kinh - Nguyễn Như Thạch (BS phẫu thuật não và cột xương sống...), anh có ba là Bác Sĩ Quân Y phục vụ trong quân đội của VNCH và bị đi học tập cải tạo sau 1975. Với bản sơ yếu lý lịch bị "trù dập" như vậy mà anh vẫn có số điểm vượt trội để lọt vào trường Đại Học Y khoa, và khi học anh lại tạo được thành tích để thành bác sĩ Ngoại Thần Kinh... rồi khi tốt nghiệp thì anh bị "biệt phái" về vùng quê hẻo lánh như lãnh 1 bản án "giam lỏng cuộc đời và tuyệt đường sự nghiệp". Anh vẫn kiên trì chăm sóc bệnh nhân trong môi trường thôn dã đầy thiếu thốn thuốc men và công cụ y khoa, rồi thì kỹ năng anh vẫn tỏa sáng để được chuyển mời về các bệnh viện lớn hơn, nhưng anh vẫn luôn là "Bác Sĩ Nhà Quê" của dân nghèo trong những miền thôn dã...

Giới thiệu đến độc giả Việt Báo đôi nét phác họa về bác sĩ ngoại thần kinh tại quê nhà...

Thành Nguyện
Ngày ngày thắp nén tâm hương
Kính lạy Trời đất, tông đường, mẹ cha.
Cầu cho chốn chốn thái hòa
Trẻ già thọ mạnh, tề gia trong ngoài.
Cầu cho nước có hiền tài
Nhà không nghịch tử, đặng hoài an vui
Thiên tai, địch họa cùng lui
Dẫu nghèo con cũng an vui thanh bần.

Có một câu chuyện được đăng trên mạng từ lâu lắm rồi, nhưng không biết tác giả là ai, đó là chuyện " Cô Y tá trẻ và ông bác sĩ già".

Chuyện rằng trong một cuộc mổ, khi người bác sĩ thông báo đóng vết mổ, thì có một cô y tá trẻ, người lần đầu tiên được vào ê kíp phụ mổ cho ông bác sĩ già, cô nói rằng chưa thể đóng vết mổ vì còn có một miếng gạc nữa chưa được lấy ra. Ông bác sĩ già quyết đoán: "Cứ đóng, tôi đã kiểm tra rồi".

Nhưng cô gái vẫn cương quyết:" Không được! Chúng ta đã dùng hết mười hai miếng gạc, trong khi mới lấy ra mười một miếng".

Bác sĩ già nghiêm khắc nói: " Tôi sẽ chịu trách nhiệm".

Cô gái lại phản đối một lần nữa:" Tất cả chúng ta cùng chịu trách nhiệm, nhưng người bệnh mới là người gánh chịu hậu quả, đề nghị bác sĩ xem lại". Ông bác sĩ già lúc này mới mỉm cười, ông mở bàn tay mình ra, miếng gạc thứ mười hai đang nằm ở đó và ông nói: "Tốt lắm, cô đã chính thức trở thành phụ tá của tôi rồi đó. Biết phản đối những mệnh lệnh sai lầm mới là người thật sự có dũng khí."

Đọc xong chuyện về " Cô Y tá trẻ và ông bác sĩ già ", tôi lại nhớ về một chuyện khác của mình, đó là chuyện "Ông bác sĩ trẻ và cô Y tá già".

Ông bác sĩ trẻ ở đây là tôi. Hồi đó, tôi ra trường về làm việc tại bệnh viện Sông Bé, lúc tôi mới có 24-25 tuổi. Trong bệnh viện còn nhiều cô Y tá, điều dưỡng thuộc hàng bề trên của tôi mà tôi phải kêu bằng cô hay bằng bác, xưng con, như cô Ngân Ba, cô Thể , cô Hai Lệ là má của mấy đứa bạn tôi, cô Lộc, cô Quang, cô Bành Lan, cô Ba (Tiêu Thị Ba) là bạn của dì tôi. Nhưng lớn hơn hết là cô Mười, y tá trưởng phòng mổ, cô Mười bằng tuổi Má tôi, tức là lớn hơn tôi ba chục tuổi. Tuy thuộc hàng bề trên, nhưng mấy cô luôn luôn gọi tôi bằng "ông", bằng "bác". Riêng cô Mười và cô Quang ở phòng mổ thì đôi khi còn gọi bằng "ông thầy" theo tiếng hồi xưa của người Y tá gọi ông bác sĩ (Oai chưa?). Làm tôi mắc cỡ quá trời, vì mình chưa biết gì hết trơn, mặc áo mổ, đeo găng còn rất lúng túng,mấy cô phải phụ giúp và chỉ cho từng li từng tí.

Còn nhớ, tôi về làm bữa trước thì bữa sau được phân vô trực ngay, từ sáng tới chiều phụ với anh Nhựt mổ 9 ca ruột thừa, rồi khuya lại phụ với anh Thiện làm CAG (chụp mạch máu não) , sau đó mổ vì máu tụ ngoài màng cứng. Hồi sinh viên chỉ làm phụ 2, bây giờ lên phụ chính nên không khỏi lộng ca lộng cộng, nhất là ca mổ sọ não. Cô Quang tiếp dụng cụ và chỉ dạy cho tôi phải làm sao, làm sao... Cô còn động viên nói tôi làm vậy là khá lắm rồi, nhiều người mới về không biết gì hết, tệ hơn tôi nhiều. Cô còn khen tôi có tướng bác sĩ ngoại.

Mấy tháng sau, tôi được tập tành mổ một mình mấy ca ruột thừa dễ dễ hay cắt lọc vết thương, nối gân... cô Mười cô Quang vô phụ hoặc đứng bên ngoài tiếp dụng cụ và bày vẽ cho tôi, gặp mấy chỗ khó, tôi hỏi phải làm sao, mấy cô cũng bày nói anh này anh kia làm vậy làm vậy, tôi cũng theo đó mà làm. Tôi có tật hay vung vít, gòn gạc thấm máu rồi bỏ tùm lum, cô Mười làm cái túi nilon kẹp vô góc bàn dụng cụ, nói bỏ vô đây nè ông ơi, làm rớt ra đất rồi đạp bị lây Si đa bây giờ. Rồi cô đi gắp mấy miếng gạc tôi làm rớt, cẩn thận bỏ vô thùng rác. Lâu lâu cô lại nhắc tôi kéo găng tay lên vì hở cổ tay. Trên bàn dụng cụ, cô luôn nhắc mấy anh chị phụ mổ sắp xếp thường xuyên cho gọn gàng, đâu ra đó, chỗ nào chỉ cột, chỗ nào chỉ khâu, chỗ nào kim, hồi đó còn xài kim xỏ chỉ, cô nhắc lúc nào cũng nên có cọng chỉ xỏ qua kim để rủi có rớt dễ tìm. Cô nhắc bác sĩ trẻ phải tiết kiệm chỉ khâu, spongel cầm máu vì mấy thứ này hồi đó không có nhiều như bây giờ. Rồi cô nhắc người chạy vòng ngoài phải ghi lên bảng số lượng gòn gạc đang dùng, số lượng chỉ. Khi cuôc mổ sắp xong, cô lấy cái túi nilon xuống, đổ ra miếng trãi dưới đất để đếm 2-3 lần, đủ số mới thôi. Khi bắt đầu đóng vết mổ là cô thông báo liền về tình trạng gòn gạc, dụng cụ và kim khâu để bảo đảm không để quên trong bụng người bệnh. Khi bác sĩ cởi găng, cô còn nhắc các chị kiểm tra xem găng có bị rách không, nếu rách thì có mất mảnh nào không, để tìm kiếm cho đủ, vì hồi đó còn dùng găng hấp lại, rất dễ rách. Khi mổ mà có các cô, các chị lớn như chị Láng, chị Nguyệt, chị Ngoa... phụ thì sướng lắm, nhất là các cô, các chị đều hiểu ý mình hết, tới thì nào, làm gì thì dụng cụ đều đưa đúng. Đó là chưa kể cái vụ bày cho các bác sĩ trẻ làm như tôi nói ở trên.

Tháng năm dần qua, tôi trưởng thành rất nhiều, nhờ ơn các anh chị bác sĩ đồng nghiệp và các cô, các anh chị ở phòng mổ chỉ dạy. Từ một bác sĩ trẻ măng lóng nga lóng ngóng khi mang găng, mặc áo của ngày đầu, tôi trở thành cột 2 , rồi cột 1, có khi là trưởng kíp trực ngoại của 3 khoa gồm 6 bác sĩ và thêm 3 liên chuyên khoa. Bây giờ, tôi không còn trẻ nữa, các cô, các chị cũng lần lượt hưu trí, phòng mổ giờ được mở rộng, nhân viên nhiều hơn xưa rất nhiều, đến nỗi tôi không tài nào nhớ hết các anh chị em, nhất là khi có mang khẩu trang. Nhưng nói thật lòng, xin các anh chị em đừng buồn, các điều dưỡng, Y tá phụ mổ bây giờ không còn cẩn thận như các cô, các anh chị y tá ngày xưa. Có những nguyên tắc tưởng chừng như rất sơ đẳng của phòng mổ, mà nói hoài các anh em cũng không thực hiện được, không hiều vì sao nữa? Nói gì tới những chuyện khác, trong cuộc mổ, làm cái gì, tới thì nào, chuẩn bị cái gì....nhiều khi các anh em rất lơ mơ, chậm chạp, dù rằng đó là các trường hợp rất thường gặp. Nói đúng ra, cũng có những em rất nhạy và tinh ý, khéo tay... mà tôi thường nói đùa rằng, có thể thay thế bác sĩ làm được rồi, nhưng số này thật sự là hiếm. Biết bao giờ mới được như ngày xưa?

Câu chuyện "Ông bác sĩ trẻ và cô Y tá già" của tôi là như vậy đó.

Bacsinhaque - Bác Sĩ Nguyễn Như Thạch (26/01/2013)

Ý kiến bạn đọc
04/02/201321:03:47
Khách
Toi doc bai nay va cam on nen y te VN con co BS nhu BS Thach la nguoi Saigon cu~ voi tinh cach lam viec rat chuyen mon va het long`cua Ong va qui vi Y Ta da phu giup voi ong khi ong con tre. May man cho nguoi dan ben do con co duoc BS nhu BS Thach lam viec cuu giup cho ho. Chu ai cung di ra ngoai quoc riet roi, chi con lu+'a BS Cachmang , chet da^n het rao' roi con gi .
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thời gian còn làm Trung Sĩ Thông Dịch Viên trong Bộ Tư Lệnh Lục Quân Hoa Kỳ ở căn cứ Long Bình, Việt Nam vào năm 1969, trước khi tôi được chuyển sang phục vụ trong ngành phi hành của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, thì tôi có dịp tháp tùng phái đoàn Dân Sự Vụ (Civic Action) Lữ Đoàn 18 Quân Cảnh Hoa Kỳ (U.S. 18th Military Police Brigade) đi công tác ở Nhật Bản. Cũng trong chuyến công du này tôi đã phát hiện ra rằng, Nhật Bản là một quốc gia thực thi được chính sách phát triển kinh tế làm thịnh vượng cho toàn thể xã hội, và xóa bỏ được nhiều điều bất công...
Trong bất kỳ cuộc đấu tranh nào, cần phải phân loại, xác định rõ ràng các loại “địch” để tìm cách đối phó hoặc vận động gây cảm tình làm đồng minh, tùy loại địch. Mọi người thường nói, “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” là vậy.
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.