Hôm nay,  

Sự Khẩn Thiết Về Những Niềm Tin Chung

28/08/201300:00:00(Xem: 11935)
Gần hai thế kỷ qua, Việt Nam liên tục ngập chìm trong chiến tranh, khủng hoảng và rối loạn. Nhưng ở hiện tại, vấn đề không còn từ sự xung đột của chủ nghĩa mà phần lớn do sự những thuẫn ở niềm tin. Người Việt, bao gồm đại khối trong nước và tập thể đang sinh sống ở ngoài nước, kể cả Cộng sản, đều bị khủng hoảng trầm trọng ở những niềm tin chung, và niềm tin với nhau.

Đảng CSVN, trong tư thế cầm quyền đang mất niềm tin ở chủ nghĩa, ở sự lãnh đạo của đảng, cũng như sự hậu thuẫn hữu nghị quốc tế đúng nghĩa. Ngày nay, dù với quyền lực tuyệt đối đang nắm, đảng CSVN vẫn không tự tin được vào sự ủng hộ của đảng viên và quần chúng. Vì vậy, nhà cầm quyền lúng túng rõ rệt trong việc bảo vệ chủ quyền đất nước và sự phát triển xã hội công dân. Có thể nói, nếu không có sự kềm kẹp thô bạo đối với hệ thống báo chí nhà nước và các mạng truyền thông ngoài luồng, Nhà nước Việt Nam (cũng là đảng CSVN) sẽ nhanh chóng bị mất kiểm soát toàn diện. Những vụ đàn áp, xử tù nghịch lý những người yêu nước và ủng hộ dân chủ tự do... cho thấy nỗi lo bị đào thải của đảng cầm quyền.

Nhưng tình trạng mất niềm tin không phải chỉ ở nội bộ đảng CSVN. Cho đến nay, sĩ số người dấn thân cho quyền yêu nước, đòi thực thi dân chủ và các quyền tự do căn bản... một cách công khai vẫn còn quá khiêm nhường (dưới tỷ lệ một phần ngàn). Đáng chú ý nhất là đa số thành phần trí thức, các tầng lớp trẻ và đại thể quần chúng vẫn chưa thật sự nhập cuộc. Những người đang xông pha ở tuyến đầu đấu tranh dân chủ trong nước đang rất khó khăn và cô đơn. Nhận định này không phải và cũng không nhằm quy trách nhiệm cho bất cứ ai nhưng là một dấu chỉ cần thiết để nhận diện thực tế. Cái gì đã ngăn cản sự bất mãn cùng cực của đại khối nhân dân và đông đảo đảng viên CS biến thành hành động đấu tranh cụ thể? Có phải chăng cho đến nay vẫn chưa có được một niềm tin chung xứng đáng để mọi người xả thân đấu tranh cứu dân, cứu nước?

Niềm tin vào sự thay đổi đất nước bao gồm nhiều yếu tố cần và đủ. Đó là:

• nhu cầu cách mạng xã hội, hay cải cách chính trị;
• sự quyết tâm làm tốt hơn của các tầng lớp chủ đạo xã hội;
• sự ủng hộ của đông đảo quần chúng và cộng đồng quốc tế;
• thực lực của lực lượng đối lập, bao gồm các thực thể chính trị khả tín; và
• một định hướng ổn định và phát triển đất nước mang tính thuyết phục (sau khi có thay đổi).

Cho đến nay, những yếu tố căn bản trên chỉ mới được thành hình một cách cơ bản, rời rạc và chưa có bảo đảm có thể tồn tại được trong lâu dài; và hiện tình thay đổi vẫn là những nỗ lực đơn lẻ, kể cả của đảng cầm quyền. Bế tắc đầy khó khăn và phức tạp này không nằm trong khả năng giải quyết riêng của bất cứ tập thể nào, kể cả đảng CSVN. Đây là một nhu cầu tổng hợp nhiều lãnh vực, phạm trù mà chỉ có một ý thức mạnh mẻ và đồng bộ từ nhiều tập thể khác nhau mới có thể tạo thành hiện thực.

Nhưng bế tắc đó không hẳn là giới hạn của “cơ trời vận nước”. Người Việt ta vẫn có thể vận dụng được cách giải tỏa nếu như phục hồi lại được những niềm tin chung.

Trước nhất là niềm tin ở sự thay đổi cơ chế lãnh đạo quốc gia.

Cho đến nay, ngoại trừ thành phần CS bảo thủ, quá khích…, ai cũng hiểu và tin rằng sự thay đổi cơ chế lãnh đạo sẽ tạo điều kiện giải quyết những bế tắc lớn của đất nước; chứ KHÔNG gây ra những khủng hoảng nghiêm trọng, nguy hiểm như Nhà nước Việt Nam vẫn tuyên truyền. Mặt khác, với sự thay đổi bằng tiến trình dân chủ hóa ôn hòa, chắc chắn là các bộ máy hành chính, quân đội và công an vẫn sẽ được tiếp tục lưu dụng chứ không bị giải thể toàn diện như Cộng sản đã làm với chế độ Việt Nam Cộng hòa vào năm 1975. Sự đãi lọc về nhân sự tất nhiên sẽ phải có nhưng sẽ là những cá thể có trách nhiệm với những tội lỗi, sai lầm nghiêm trọng. Đối với đại đa số quân nhân, công chức, công an… sự khác biệt chỉ là đối tượng phục vụ: Sẽ là Quốc gia thay vì là đảng CSVN.

Quan trọng là với một thể chế dân chủ đa đảng, không một cá nhân, đảng phái, tổ chức nào có thể lạm quyền để làm những điều nghịch lý, đi ngược lại quyền lợi quốc gia, dân tộc cũng như nguyện vọng chung của nhân dân; vì ai làm sai, kể cả nguyên thủ quốc gia, sẽ bị đào thãi bởi những lá phiếu tự do.

Thứ hai là niềm tin ở khả năng phát triển của đất nước.

Chỉ cần nhìn vào sự cố gắng giao thương, hợp tác hiện nay của cộng đồng thế giới đối với Việt Nam, chúng ta có quyền tin rằng mức độ liên lập giao thương với Việt Nam sẽ tăng gấp bội khi nước ta thật sự có tự do, dân chủ. Thật vậy, dù Việt Nam hiện vẫn còn trong chế độ độc tài, đầy khiếm khuyết theo tiêu chuẩn quốc tế (như nạn tham nhũng hối lộ, đàn áp báo chí, vi phạm nhân quyền, pháp luật không quang minh, v.v…) mà cộng đồng thế giới vẫn còn cố gắng giao thương. Điều này cho thấy là quốc tế chỉ vì quyền lợi, chứ không phải là lý tưởng gì cả. Do vậy, khi Việt Nam trở thành một nước dân chủ, tiến bộ hẳn trong các lãnh vực vốn bị khiếm khuyết nặng nề, thì sự đầu tư, giao thương, hợp tác sẽ tăng cao gấp bội -- vì tài sản của họ sẽ được bảo đảm, và quyền lợi của họ sẽ gia tăng hơn nhiều lần. Đó là chưa kể sự trợ giúp, đầu tư của tập thể người Việt sinh sống ở ngoài nước – một nguồn hậu thuẫn to lớn và vững mạnh về nhiều mặt.

Kế đến là niềm tin ở hàng ngũ nhân tài của đất nước.

Đất nước chúng ta đang có nhiều vấn đề đáng tiếc, đáng lo song dù vậy, chúng ta vẫn có thể có một niềm tin mãnh liệt rằng: Việt Nam vẫn đang có một hàng ngũ chuyên viên có khả năng và tâm huyết.

Trong bối cảnh chính trị phức tạp hiện nay, nhân tài của Việt Nam không có nhiều điều kiện để có thể giúp dân giúp nước một cách hiệu quả. Nhưng một khi bế tắc chính trị đã được khai thông, Việt Nam sẽ có cơ hội “cất cánh” như mọi người hằng mong đợi trong bao nhiêu năm qua. Cùng lúc đó, hàng ngũ trí thức và nhân tài ở ngoài nước sẽ về nước, sẽ cùng hợp tác, yểm trợ cho hàng ngũ chuyên viên, trí thức trong nước. Mong đợi này là một tương lai khả thi trong tầm tay của người Việt chúng ta.

Tiếp nối niềm tin ở nền tảng Dân Chủ, Tự Do.

Khác với luận điệu của nhà nước đương quyền, Dân chủ và Tự do là hai yếu tố vô cùng quan trọng để xây dựng một xã hội nhân bản; ở đó quyền con người được tôn trọng, và quyền lực lãnh đạo quốc gia được kiểm soát, cân bằng một cách hiệu quả nhất.

Dân chủ, Tự do không phải là yếu tố duy nhất để tạo dựng hạnh phúc cho con người và sự phát triển của một quốc gia. Nhưng thiếu nó, không đất nước nào có thể trở thành hùng mạnh và được thế giới nễ trọng. Chỉ căn cứ vào những vấn đề nhức nhối nhất của xã hội hiện nay, nếu có một cơ chế tam quyền phân lập quang minh thì có nhiều vấn đề đã không xảy ra, và phần lớn những vấn đề khác sẽ được giải quyết ổn thỏa, công minh như ở các nước dân chủ.

Đối với vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia, nếu Việt Nam có một chính phủ dân chủ đa đảng thì Trung Cộng đã không thể gây áp lực một cách phi lý như đối với đảng CSVN được. Các siêu cường, dù là phía nào, có thể uy hiếp một triều đình, một đảng phái vọng ngoại song không thể trấn áp được ý chí của cả một dân tộc. Lịch sử thế giới chứng minh điều này, và lịch sử nước ta cũng ghi đầy những kinh nghiệm quý báu đó. Vấn đề là chúng ta có quyết tâm để thoát khỏi ách nô lệ nhục nhã đó hay không? Muốn độc lập, người Việt ta cần phải giải phóng lấy chính mình ra khỏi sự độc tài toàn trị.

Cuối cùng là niềm tin ở kết quả của sự đoàn kết đấu tranh

Khi vững lòng tin vào thể chế dân chủ pháp quyền sắp tới, chúng ta KHÔNG cần phải lo ngại là tổ chức này hay đảng phái kia sẽ tiếp tục lạm dụng quyền lực và áp đặt một hình thái độc tài khác sau khi cơ chế chính trị có thay đổi.

Sự lạm quyền lãnh đạo sẽ rất khó xảy ra trong một chính phủ liên hiệp, đa đảng. Nếu một bộ phận nào đó vi hiến hay vi luật, các cơ quan truyền thông báo chí, hiệp hội nhân quyền, và tất nhiên là các chính đảng, tổ chức chính trị, xã hội... khác sẽ có biện pháp can thiệp, ngăn chận ngay.

Ngày nay, hàng ngũ dân chủ có nhu cầu xây dựng một tổng lực để có khả năng đấu tranh áp lực thành phần bảo thủ trong đảng CSVN. Sự liên minh, hợp tác này có lợi ích chung, và giúp cho nỗ lực của mội đoàn thể được hữu hiệu hơn. Tổ chức hay chính đảng nào dẫn ngọn cờ đầu sẽ có vinh hạnh ghi danh vào trang sự hào hùng của dân tộc. Nhưng sự thành công trong nỗ lực giải thể độc tài không phải là sự đồng nghĩa với một quyền lãnh đạo duy nhất và tuyệt đối.

Một khi đất nước đã thay đổi, lá phiếu của toàn dân sẽ quyết định thành phần lãnh đạo quốc gia. Những ai cố công, đoàn thể nào có quá trình đóng góp to lớn sẽ nhận được sự tín nhiệm nhiều hơn của nhân dân nhưng không có nghĩa là sẽ mặc nhiên lãnh đạo đất nước trong lâu dài. Với kinh nghiệm của các nước hậu Cộng sản, việc chọn thành phần lãnh đạo phát triển quốc gia cần được ưu tiên cho các tầng lớp trẻ và mới. Với nhận thức đó, chúng ta có thể bình tâm ở tiến trình dân chủ hóa đất nước. Đó cũng là một niềm tin vô cùng cần thiết cho hành trang đấu tranh giải trừ nạn độc tài, tham ô và bất công.

Đã đến lúc để những người yêu nước đến với nhau, bắt tay nhau và đồng lòng đấu tranh cho đất nước và dân tộc. Chỉ có sự cảm thông, hòa đồng và đoàn kết mới tạo dựng được những niềm tin đã mất. Khi có được niềm tin những niềm tin lớn, chúng ta sẽ có khả năng giải quyết những vấn đề lớn của đất nước.

Tương lai của Việt Nam sẽ được xây dựng bằng niềm tin của những thế hệ hôm nay và mai sau.

Lâm Thế Nguyên (ĐVDVN)

Nguồn: www.vidan.org

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ông Bill Burns, Trùm CIA, hôm 19/04/24, cảnh báo « Ukraine có thể thua cuộc chiến sanh tử với Poutine từ đây tới cuối năm ». Lời tuyên bố đưa ra trước hôm Hạ viện Huê kỳ biểu quyết có nên tháo khoán 61 tỷ USD để giúp Ukraine hay không? Nay thì Ukraine có 61 tỷ, và còn thêm phần viện trợ của Otan nữa, để tăng cường khả năng quân sự và cả kinh tế để đối đầu với Poutine. Vậy tới cuối năm, chiến tranh Ukraine sẽ kết thúc và thắng lợi sẽ ngả về phía Ukraine?
Thời gian còn làm Trung Sĩ Thông Dịch Viên trong Bộ Tư Lệnh Lục Quân Hoa Kỳ ở căn cứ Long Bình, Việt Nam vào năm 1969, trước khi tôi được chuyển sang phục vụ trong ngành phi hành của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, thì tôi có dịp tháp tùng phái đoàn Dân Sự Vụ (Civic Action) Lữ Đoàn 18 Quân Cảnh Hoa Kỳ (U.S. 18th Military Police Brigade) đi công tác ở Nhật Bản. Cũng trong chuyến công du này tôi đã phát hiện ra rằng, Nhật Bản là một quốc gia thực thi được chính sách phát triển kinh tế làm thịnh vượng cho toàn thể xã hội, và xóa bỏ được nhiều điều bất công...
Trong bất kỳ cuộc đấu tranh nào, cần phải phân loại, xác định rõ ràng các loại “địch” để tìm cách đối phó hoặc vận động gây cảm tình làm đồng minh, tùy loại địch. Mọi người thường nói, “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” là vậy.
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.