Hôm nay,  

Luật SB54 Ảnh Hưởng Đến Cấp Địa Phương Ra Sao?

18/04/201800:00:00(Xem: 4435)
Tạ Đức Trí
 

Lời Tòa Soạn: Bài viết sau đây của Thị Trưởng Tạ Đức Trí gửi tới Việt Báo, có lời muốn trình bày với cư dân. Bài viết như sau.
 

Buổi họp thành phố vào ngày thứ Tư, 11 tháng 4, vừa qua kéo dài gần 5 giờ đồng hồ với hơn 80 người phát biểu để ủng hộ và chống đối về luật SB54 của tiểu bang đưa ra từ tháng 10 năm 2017 đã cho thấy nhiều quan tâm của mọi người về đạo luật này.

Vậy SB54 là gì và sao lại khiến cho nhiều người bênh và chống đến như vậy? Luật SB54 được Thượng Nghị Sĩ Kevin De León soạn thảo, đưa ra Thượng Viện California bỏ phiếu và sau đó được Thống Đốc Jerry Brown ký thành luật vào ngày 5 tháng 10 năm 2017. Nói một cách tổng quát, đạo luật SB54 ngăn cấm (prohibit) giới công lực tiểu bang và địa phương không được phép dùng công quỹ hay nhân viên vào việc điều tra tình trạng di trú của những người đang bị tạm giam, đồng thời ngăn cản giới công lực địa phương cung cấp thông tin về những người di dân không có giấy tờ và từng có tiền án cho nhân viên di trú cấp liên bang. Điều này cho thấy California là tiểu bang duy nhất của Hoa Kỳ không muốn hợp tác với chính quyền liên bang. Và chính sự bất hợp tác này của California đã tạo ra khó khăn cho hơn 400 thành phố của tiểu bang, đặc biệt là cho các cơ quan công lực, dẫn đến việc nhiều thành phố đã phải lên tiếng về điều này. Hiệp Hội Cảnh Sát Tiểu Bang (California State Sheriffs' Association) đã chính thức lên tiếng phản đối đạo luật này, và Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ (Department of Justice, hay DOJ) cũng chính thức khởi kiện tiểu bang California.

Trong những ngày gần đây, một vài bài viết đăng trên Việt Báo ghi lại cảm nhận của một số quý vị về việc tôi và hai đồng viện bỏ phiếu thuận để thành phố Westminster tham gia với các thành phố khác gửi một văn bản ủng hộ Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ trong vụ kiện tiểu bang California. Do đó, tôi nhận thấy cần phải lên tiếng để xác định lại một lần nữa quan điểm của mình, nhằm tránh gây thêm nhiều hoang mang và ngộ nhận không cần thiết đối với độc giả của Việt Báo nói riêng và với cộng đồng người Việt nói chung.

Trước hết là vấn đề nghị trình họp của thành phố. Mọi thành viên của Hội Đồng Thành Phố bất kể là Nghị Viên hay Thị Trưởng đều có quyền đưa vào nghị trình một vấn đề nào đó để được thảo luận và bỏ phiếu. Phiếu bầu của mỗi thành viên đều độc lập và có giá trị ngang nhau. Đây là điểm son của một xã hội dân chủ và bình đẳng. Do đó, người đưa vấn đề vào nghị trình không thể được cho là có tầm ảnh hưởng chi phối quyết định của các thành viên còn lại. Trong quá khứ, tôi đã từng đưa vào nghị trình vô số vấn đề để được bỏ phiếu và được các đồng viện ủng hộ tuyệt đối, nhưng chưa bao giờ tôi lập luận rằng họ bị tôi điều khiển vì tôi luôn tôn trọng quyết định của các đồng viện. Thêm vào đó, các buổi họp của Hội Đồng Thành Phố mở cửa cho công chúng và bất cứ ai cũng đều có quyền nêu lên quan điểm của mình về bất kỳ đề tài nào, có hoặc không có trong nghị trình, và Hội Đồng Thành Phố không có quyền ngăn cản vì đó thuộc về quyền tự do ngôn luận của mỗi cá nhân. Trong buổi họp ngày 11 tháng 4 vừa qua, bên cạnh một số cư dân của thành phố Westminster, còn có mặt của cư dân thuộc nhiều nơi khác trong cả hai bên ủng hộ và chống đối luật SB54, và cả hai bên đều rất gay gắt trong việc bảo vệ quan điểm của mình.   

Trở lại với các bài viết của hai tác giả Dân Việt và Nguyên Yên đăng trên Việt Báo trong những ngày qua. Cả hai tác giả đều cho rằng tôi không bênh vực người di dân và không nghĩ về nguồn gốc tỵ nạn của mình. Tác giả Nguyên Yên cho rằng việc tôi chia sẻ hoàn cảnh đến Hoa Kỳ hợp pháp của mình và nhấn mạnh thời gian chờ đợi 12 năm dưới chế độ Cộng Sản là đã “...quên mất cha ông, dân tộc ông mới ngày nào liều mình bỏ mạng ở biển khơi, ra đi khỏi Việt Nam không một mảnh giấy tờ hợp pháp và táp vào bờ bất kỳ một quốc gia nào mở lòng nhân đạo đón họ”.


Trong suốt 12 năm tôi làm dân cử và hơn 20 năm sinh hoạt cộng đồng, đã rất nhiều lần tôi xác định căn cước tị nạn của mình; tôi luôn ghi nhớ nguồn gốc của mình và luôn ghi nhận sự hy sinh của thế hệ đi trước cũng như là luôn đồng cảm với hành trình đi tìm tự do và nỗi khó khăn trong những ngày đầu trên đất khách của các làn sóng người Việt tỵ nạn sau ngày chúng ta mất nước. Đó chính là lý do mà vào năm 2008 khi còn là Nghị Viên, tôi đã tạo cơ hội giúp đỡ Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài Thuyền Nhân tìm được địa điểm đặt tượng đài tại Nghĩa Trang Westminster Memorial Park thuộc thành phố Westminster, và tượng đài đã được khánh thành một năm sau đó. Cũng trong năm 2009, tôi là người soạn thảo nghị quyết vinh danh thuyền nhân và chọn ngày thứ Bảy cuối tháng Tư hàng năm là ngày Thuyền Nhân Việt Nam tại thành phố Westminster. Điều này cho thấy tôi luôn trân quý sự hy sinh bất chấp cả mạng sống của các thuyền nhân Việt Nam chúng ta trên con đường tìm đến bến bờ tự do.

Cần phải nhấn mạnh rằng, có sự khác nhau rất lớn giữa việc rời quê hương như thế nào và việc bước vào Hoa Kỳ như thế nào. Do đó, tôi muốn nhắc lại là người Việt chúng ta sau biến cố đau thương 30 tháng 4, tuy rời Việt Nam bằng nhiều phương cách nhưng đều bước vào Hoa Kỳ một cách hợp pháp. Vào thời điểm đó, hàng trăm ngàn người Việt đã bỏ nước ra đi vì hoàn cảnh chính trị, và Quốc Hội Hoa Kỳ đã thông qua luật Indochina Migration and Refugee Assistance Act do Tổng thống Gerald Ford ký thành luật vào ngày 23 tháng 5 năm 1975 để giúp cho người tỵ nạn gốc Việt định cư tại Hoa Kỳ.

Đối với thuyền nhân Việt Nam trong thập niên 80, Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc (United Nations High Commissioner for Refugees) đã phối hợp với các quốc gia tại Á Châu Thái Bình Dương thành lập các trại tỵ nạn để các thuyền nhân Việt Nam được giúp đỡ và sau đó được các quốc gia như Hoa Kỳ, Canada, Úc, Pháp, và một số quốc gia khác phỏng vấn để quyết định cho định cư một cách chính thức. Do đó, thuyền nhân Việt Nam đến Hoa Kỳ hoàn toàn trong một tiến trình hợp pháp. Hiện nay, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục có những chương trình tỵ nạn tương tự nhằm tạo điều kiện định cư tại Hoa Kỳ cho người dân của các quốc qua đang bị chiến tranh tàn phá.

Trở lại với đạo luật SB54, chính quyền tiểu bang vì không đồng ý với chính sách di trú của liên bang nên đã đưa ra đường hướng bất hợp tác và từ đó tạo khó khăn cho cấp thành phố. Nói một cách tổng quát, Hiến Pháp Hoa Kỳ, hay có thể hiểu đơn giản là luật liên bang, là bộ luật tối cao tại Hoa Kỳ. Tuy các tiểu bang và cấp địa phương đều có quyền ban hành các luật lệ riêng nhưng không thể vượt trên hay xem thường Hiến Pháp Hoa Kỳ. Là một dân cử đại diện cho cư dân thành phố, tôi phải tôn trọng luật pháp. Trong trường hợp này, tiểu bang không cho phép thành phố cộng tác với liên bang và tôi cho rằng tiểu bang đã không tôn trọng bản Hiến Pháp Hoa Kỳ mà những người dân cử như tôi đã từng tuyên hứa sẽ bảo vệ và bênh vực trong lời tuyên thệ nhậm chức.

Tuy gửi thư ủng hộ DOJ trong vụ kiện tiểu bang California, thành phố Westminster sẽ không tham gia vụ kiện. Quyết định này theo tác giả Dân Việt chỉ mang tính “biểu tượng”. Vậy thiết nghĩ độc giả của Việt Báo và cộng đồng người Việt cũng nên hiểu rõ ý nghĩa “biểu tượng” này là như thế nào. Là một người tỵ nạn luôn ghi nhớ nguồn gốc của mình và luôn biết ơn đất nước Hoa Kỳ đã tạo cơ hội cho tôi và nhiều người Việt khác được hưởng không khí tự do và bình đẳng, tôi đã chọn bày tỏ lòng biết ơn của mình bằng cách tôn trọng pháp luật của một đất nước dân chủ pháp trị, thể hiện qua quyết định “biểu tượng” là ủng hộ chính quyền liên bang bảo vệ Hiến Pháp Hoa Kỳ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ông Bill Burns, Trùm CIA, hôm 19/04/24, cảnh báo « Ukraine có thể thua cuộc chiến sanh tử với Poutine từ đây tới cuối năm ». Lời tuyên bố đưa ra trước hôm Hạ viện Huê kỳ biểu quyết có nên tháo khoán 61 tỷ USD để giúp Ukraine hay không? Nay thì Ukraine có 61 tỷ, và còn thêm phần viện trợ của Otan nữa, để tăng cường khả năng quân sự và cả kinh tế để đối đầu với Poutine. Vậy tới cuối năm, chiến tranh Ukraine sẽ kết thúc và thắng lợi sẽ ngả về phía Ukraine?
Thời gian còn làm Trung Sĩ Thông Dịch Viên trong Bộ Tư Lệnh Lục Quân Hoa Kỳ ở căn cứ Long Bình, Việt Nam vào năm 1969, trước khi tôi được chuyển sang phục vụ trong ngành phi hành của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, thì tôi có dịp tháp tùng phái đoàn Dân Sự Vụ (Civic Action) Lữ Đoàn 18 Quân Cảnh Hoa Kỳ (U.S. 18th Military Police Brigade) đi công tác ở Nhật Bản. Cũng trong chuyến công du này tôi đã phát hiện ra rằng, Nhật Bản là một quốc gia thực thi được chính sách phát triển kinh tế làm thịnh vượng cho toàn thể xã hội, và xóa bỏ được nhiều điều bất công...
Trong bất kỳ cuộc đấu tranh nào, cần phải phân loại, xác định rõ ràng các loại “địch” để tìm cách đối phó hoặc vận động gây cảm tình làm đồng minh, tùy loại địch. Mọi người thường nói, “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” là vậy.
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.