Hôm nay,  

Vài cảm nghĩ về Anh hùng Lý Tống

29/04/201917:23:00(Xem: 4747)

Vài cảm nghĩ về Anh hùng Lý Tống
 

T T Thành  – Trường SNQĐ/ TSN

 

          Trong lịch sử và quân sử nước Việt Cộng Hòa có những anh hùng như anh Trần văn Bá, Đại tá Hồ Ngọc Cẩn, Thiếu tá Hải Quân Ngụy văn Thà và còn nhiều nữa, nhưng sau Tháng Tư, 1975 cho đến nay – tháng Tư, 2019 , có lẽ chỉ có một vị anh hùng sáng chói là anh hùng Lý Tống của Không lực VNCH.  Ó Đen Lý Tống  - theo tài liệu của nhà văn/báo H.H. Chi -  vượt ngục CS và sau đó vượt biên bằng đường bộ qua năm quốc gia , dài hơn ba ngàn cây số, trong thời gian gần hai năm, trốn thoát ba nhà tù, cuối cùng bơi qua eo biển Lohore Baru từ Mã Lai đến Singapore và định cư tại Hoa kỳ năm Tám Ba.  Ông hoàn tất chương trình Tiến sĩ  năm 1992 nhưng rời khỏi môi trường khoa bảng để dấn thân chiến đấu cho lý tưởng Tự Do.  Cuộc vượt biên và vượt biển của ông ly kỳ, vô tiền khoáng hậu, độc nhất vô nhị của thế kỷ thứ Hai mươi và được Tổng Thống Ronald Reagan vinh danh ông: ” Your courage is an example and inspiration to all who would know the price of Freedom.” (Tạm dịch: Sự can đảm của ông là một ví dụ và là nguồn cảm hứng cho tất cả ai biết giá trị của Tư Do.)  Ông cũng được ký giả của các báo và tạp chí nổi tiếng như Wall Street Journal, Reader’s Digest như Barry Wain,  Anthony Paul ca ngợi.  “His flight is one of the great escape saga of our time”, Anthony Paul viết trong tạp chí nổi tiếng Reader’s Digest.  (xin tạm dịch:  Cuộc đào thoát của ông là một trong những cuộc vượt thoát mang tính truyền kỳ của thời đại chúng ta.)

          Ông được sử gia Tiến sĩ danh tiếng Stephen E. Ambrose đưa ra so sánh với: “ Like Eisenhower, a fighter for freedom, /he is/ a hero from another war.”( xin tạm dịch:  “Như Eisenhower, một chiến sĩ cho Tự do, / ông là/ một anh hùng của một trận chiến khác.”).

         Nhà báo H.H. Chi viết: “ Từng hơi thở của ông Lý Tống đã dành hết vào công cuộc đấu tranh cho Tự Do Dân Chủ nơi các nước còn bị cộng sản cai trị, trong đó VN là mục tiêu chính của ông... Ông đã chứng tỏ khí phách và bản lĩnh can trường của một người sĩ quan Không quân QLVNCH... Xin trân trọng kính chào vĩnh biệt Lý Tống, người đối với tôi là một anh hùng chống cộng bất khuất của QLVNCH và của người Việt toàn thế giới.”

       Hành động dũng cảm của anh hùng Lý Tống là một cái tát thẳng tay vào mặt của bọn gọi là ‘phe thắng trận’, đã bôi lọ danh dự của QLVNCH và chiến sĩ CH và cho bọn chúng thấy thế nào là tinh thần anh dũng và chống cộng triệt để của  người chiến sĩ Cộng Hòa dù đã bị thua trận vì bị phản bội, và bị làm ‘con tốt thí ’, vì thân phận nhược tiểu trong bàn cờ quốc tế, giữa các cường quốc chỉ biết quyền lợi cho quốc gia của họ. 

                                   Anh Lý Tống:

 Tôi với anh cũng cùng thế hệ

cũng cùng chung quân ngũ Cộng Hòa

nhưng lý tưởng của anh cao vượt trội

một anh hùng trong Quân sử Việt Nam

Anh tạo kỳ tích không phải vì mong danh tiếng

mà vì lòng anh dũng cho Tự Do

cho dân tộc đang bị làm nô lệ

 

Anh là người có một không hai

làm vang danh Việt khắp toàn thế giới

 

Vùng trời Thái, Việt, Cuba, anh ngự trị

kêu gọi người dân hãy đứng lên

phá bỏ , dẹp, gông xiềng Cộng sản

Biết bao giờ Việt Nam ta có lại

một người anh hùng chiến đấu mảnh liệt cho Tự Do

không ngừng nghỉ và không màng danh lợi

 

Tôi sẽ giữ mãi trong tâm một tấm gương sáng chói

vị danh nhân chỉ có một hiện nay.
  

  * Các bạn có thể đọc bài “Tạ từ Lý Tống” của Nguyễn Quang Duy – Việt Báo MN, số ngày April, 12 & 13, 2019, để biết rõ  thêm chi tiết về tiểu sử và gia thế ông Lý Tống qua tập hồi ký của ông. - ttt


 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thời gian còn làm Trung Sĩ Thông Dịch Viên trong Bộ Tư Lệnh Lục Quân Hoa Kỳ ở căn cứ Long Bình, Việt Nam vào năm 1969, trước khi tôi được chuyển sang phục vụ trong ngành phi hành của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, thì tôi có dịp tháp tùng phái đoàn Dân Sự Vụ (Civic Action) Lữ Đoàn 18 Quân Cảnh Hoa Kỳ (U.S. 18th Military Police Brigade) đi công tác ở Nhật Bản. Cũng trong chuyến công du này tôi đã phát hiện ra rằng, Nhật Bản là một quốc gia thực thi được chính sách phát triển kinh tế làm thịnh vượng cho toàn thể xã hội, và xóa bỏ được nhiều điều bất công...
Trong bất kỳ cuộc đấu tranh nào, cần phải phân loại, xác định rõ ràng các loại “địch” để tìm cách đối phó hoặc vận động gây cảm tình làm đồng minh, tùy loại địch. Mọi người thường nói, “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” là vậy.
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.