Hôm nay,  

Bầu cử Tổng Thống

19/04/202417:06:00(Xem: 676)
Tìm hiểu về bầu cử nước Mỹ

VOTE

Cuộc Bầu Cử Tổng Thống Hoa Kỳ được dự kiến diễn ra vào Thứ Ba ngày 5 tháng 11 năm 2024, yêu cầu công dân Hiệp Chủng Quốc bầu chọn một vị tổng thống và vị phó tổng thống, nhằm tổ chức điều hành lãnh đạo Chính Quyền Liên Bang theo nhiệm kỳ 4 năm. Trước hết là Ứng Cử Viên Dân Chủ Joe Biden, tổng thống đương nhiệm đã được Đảng Dân Chủ chấp thuận, và cho tiếp tục thực hiện chiến dịch tranh cử theo Hiến Pháp Hoa Kỳ.
    Thứ đến là Ứng Cử Viên Donald John Trump, nguyên Tổng Thống 45 của Hoa Kỳ từ năm 2017-2021, dù là phải ra tòa trong nhiều vụ án, nhưng cũng được Đảng Cộng Hòa chấp thuận cho thực hiện chiến dịch tái tranh cử, theo nhiệm kỳ lần thứ hai không liên tiếp. Nhìn chung hai ứng viên này đã được đề cử bởi số đảng viên tương ứng, và đây là bước tiến đánh dấu lần tái đấu tổng thống thứ hai sau cuộc bầu cử vào năm 2020.
    Nhìn chung những người ủng hộ việc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ thì thường tập trung vào phẩm chất và tài đức cá nhân ứng cử viên như sự chân thành, tính liêm khiết chính trực, tinh thần trách nhiệm và nghĩa vụ, đức tính của người tổ chức và lãnh đạo từ trong gia đình ra tới ngoài xã hội, và cái nhìn dễ thương dễ mến của người ứng cử viên ấy.
    Đặc biệt cuộc Bầu Cử Tổng Thống Hoa Kỳ năm nay rất khó khăn, vì nhằm vào thời điểm tranh chấp và thay đổi giữa hai Thời Đại Công Nghiệp (Industrial Age) của Đảng Cộng Hòa và Thời Đại Tín Nghiệp (Information Age) của Đảng Dân Chủ điều hợp.
 
I. Chuyển Đổi Thời Đại
 
Nhìn lại Lịch Sử Hoa Kỳ, Đảng Cộng Hòa và Tổng Thống thứ 16 Abraham Lincoln chủ trương phát triển Thời Đại Công Nghiệp và xây dựng xã hội Tư Bản (Capitalism), đã chiến thắng trong cuộc Nội Chiến Hoa Kỳ (American Civil War) vào năm 1865. Đảng Cộng Hòa đã loại bỏ chế độ Nô Lệ (Slavery) và Thời Đại Nông Nghiệp do Tổng Thống Jefferson Davis cùng Đảng Dân Chủ chủ trương, để xây dựng và phát triển thời đại mới.
    Thời gian từ đó tới nay đã khoảng 165 năm qua, Đảng Cộng Hòa tổ chức và lãnh đạo dân nước Hoa Kỳ theo Thời Đại Công Nghiệp và Chủ Nghĩa Tư Bản đã trở thành một cường quốc nguyên tử hùng cường thịnh vượng, giầu đẹp vào bậc nhất thiên hạ. Do đó nhà tương lai học Alvin Toffler (1928-2016) đã gọi thời đại công nghiệp này là làn sóng văn minh nhân loại lần thứ 2 (The Second Wave) làm thay đổi địa cầu và nhân loại.
    Nhưng vào thập niên 1953 Đảng Dân Chủ dù thua thiệt trong bao thế hệ qua, nhưng lại gặp duyên may, là hỗ trợ trong việc nghiên cứu và phát minh ra Máy Điện Toán (Computer) cùng Liên Thị Tín Liệu (Information). Cũng như máy hơi nước trước đây đã làm thay đổi thời đại tại Anh Quốc vì đạt được vận tốc theo nhu cầu con người, thì máy vi tính ngày nay đã làm cho hệ thống tiền tệ di chuyển mau lẹ hơn, như siêu tốc siêu âm siêu song và siêu sáng được gọi là thời đại mới của Tín Nghiệp (Information Age).
    Rồi từ đó các cấu trúc tổ chức chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, giáo dục, xã hội, tôn giáo…  đã cải hóa và mang chiều hướng lưỡng hệ/ hay đa hệ tức là có tính cách bình đẳng, bình quyền, bình nhiệm để thiết lập ra một thể chế chính trị mới gọi là Tân Dân Chủ (New Democracy) nhằm giúp cho con người thực hiện tư cách làm người hơn, toàn vẹn hơn, hạnh phúc hơn, đúng nghĩa con người hơn... theo như nhu cầu thời đại đòi hỏi con người phải có là “Kiến Thức (Knowledge) và Thông Toàn (Wisdom).
    Nhìn lại Xã Hội Hoa Kỳ, chúng ta phải thừa nhận rằng nhờ có Đảng Cộng Hòa từ năm 1865, đã biến cải sách lược chính trị với mọi phương diện của toàn dân sau cuộc nội chiến, cho nên dẫn đưa Liên Bang trở thành một Quốc Gia Công Nghiệp xử dụng hệ thống khoa học kỹ thuật tân tiến nhất như ngày nay. Bởi vì khi nền công nghiệp phát triển thì xã hội sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm, nhiều ngành nghề, nhiều cơ sở, nhiều dịch vụ và mỗi ngành nghề lại có những hệ thống tổ chức sinh hoạt riêng biệt.
   Các hệ thống độc lập khuyếch trương này mang đến đời sống văn minh, tinh thần dân chủ, tương thân tương ái vì những người cấp trưởng trong các ngành nghề đã biết tôn trọng lẫn nhau, cùng nhau cộng tác, phục vụ cho nhân quần xã hội. Chính cái sự ràng buộc này đã tạo ra Đức Tính Liên Thuộc (Interpersonal) của những nhà tổ chức, lãnh đạo, quản trị, điều hành, để từ đó mà thể chế Dân Chủ ra đời và thịnh hành như chúng ta đang được hưởng thụ cho tới ngày nay.
     Nhờ có kỹ thuật cao, trí tuệ nhân tạo, phương tiện không người lái thì con người đã biến các thị trấn thành những đô thị hay đại đô thị với vận tốc di chuyển thuận lợi và nhanh chóng. Từ đó nguyên liệu, đất đai, sức lao động, vốn liếng tài chính đã trở thành những yếu tố quan trọng của thời đại công nghiệp cùng với những mục tiêu vận hành và phát triển kinh tế quốc gia.
 
II. Giải Quyết Nội Chiến
 
Nghiên cứu toàn diện về cuộc Nội Chiến Hoa Kỳ (1861-1865) do nhóm Ngân Hàng Thế Giới thực hiện vào đầu thế kỷ 21, và đưa ra khuôn mẫu nghiên cứu thành một mô hình được gọi là Collier Hoeffler Model. Nghiên cứu chi 78 khoản thời gian 5 năm liên tiếp khi cuộc nội chiến bắt đầu, và 1167 khoản thời gian 5 năm sau nội chiến để so sánh và đưa ra kết luận và nguyên tắc giải quyết chiến tranh cho Chính Quyền Liên Bang tương lai của Lưỡng Đảng tránh lập lại nội chiến.
    Nhiều nhà học giả điều tra nguyên nhân cuộc nội chiến đã tập trung vào hai lý thuyết đối nghịch là “Tham Lam và Bất Bình: Greed Vs Grievance.”  Nguyên nhân xung đột bắt đầu do chuyển đổi thời đại với sức hấp dẫn kinh tế nhằm bảo vệ đặc quyền đặc lợi... Phân tích học thuật kết luận rằng các yếu tố cấu trúc kinh tế đóng vai trò quan trọng hơn những yếu tố nhận diện hay dự đoán sự kiện xảy ra nội chiến.
    Lưỡng Đảng ngày nay đã rút tỉa được những kinh nghiệm trong cuộc nội chiến và giải quyết theo mô hình Collier Hoeffler Model nên chúng ta thấy rằng thời cuộc đã tránh bớt được nhiều bất bình nhiều mâu thuẫn, nhiều căng thẳng, nhiều chống đối trong thời gian qua. Hy vọng Đảng Dân Chủ và Tổng Thống Joe Biden đang cầm quyền sẽ thoát cảnh nội chiến tái diễn.
    Cho nên hình thức bầu cử tổng thống ngày nay có nhiều thay đổi hơn những cuộc bầu cử trong thời đại công nghiệp trước đây. Cũng bởi thế mà Đảng Cộng Hòa đề ứng cử viên Donald Trump qua danh xưng “Làm Cho Hoa Kỳ Vĩ Đại Trở Lại: Make American Great Again!” nhằm mục đích bảo vệ đặc quyền đặc lợi của phe nhóm Tư Bản. Đảng Cộng Hòa ngày nay đang đi ngược giòng lịch sử chính trị, coi thường Hiến Pháp và Tư Pháp, và quyết tâm kéo dài thời gian, hay trì hoãn thời đại công nghiệp càng lâu dài thêm thì càng tốt, cho dù họ biết rằng, “cái mới sẽ nới cái cũ!”
 
III. Lịch Sử Bầu Cử
 
Cuộc Bầu Cử Tổng Thống Hoa Kỳ được bắt đầu tổ chức vào năm 1789, và người đắc cử đầu tiên là George Washington. Rồi từ đó 3 năm sau, Chính Quyền Liên Bang xét lại và dùng niên biểu bầu cử tổng thống cứ 4 năm một lần theo nhiệm kỳ vào những năm chẵn như 1792, 1796, 2020… và như năm 2024 ngày nay, Hoa Kỳ đang chuẩn bị bầu cử vào năm cuối nhiệm kỳ Tổng Thống thứ 46 của Đảng Dân Chủ Joe Biden do các tiểu bang ấn định.
    Bởi thế các ứng viên lưỡng đảng đang có cơ hội mới để tranh tài vào làm chủ Tỏa Bạch Ốc (White House) theo kiểu “cá chép vượt vũ môn hóa rồng,” như chuyện dụ ngôn cổ tích của người Việt Nam chúng ta thường kể.
 
1. Tranh Cử Tổng Thống
 
Việc tranh cử tổng thống Hoa Kỳ rất phức tạp, không thống nhất, chi tiêu tốn kém, cổ động truyền thông rầm rộ và làm cho mọi người phải nao nức hăng hái tham gia bầu cử. Cuộc bầu cử sơ bộ (Primary Election) từ đầu năm cho tới khi kết thúc cuộc tổng tuyển cử (Presidential Election) vào tháng 11 cuối năm và càng ngày càng rắc rối và trở thành khó hiểu, kỳ lạ với những cuộc bầu cử tổng thống của các quốc gia trên thế giới.
    Bầu cử tổng thống có 2 giai đoạn, bầu cử sơ bộ và cuộc tổng tuyển cử.
 
2. Bầu Cử Sơ Bộ
 
Cuộc bầu cử bắt đầu vào tháng 1 của năm cuối nhiệm kỳ, rồi vận động tranh cử liên tục kéo dài trong nhiều tháng. Để được gọi là đại diện cho một chính đảng, Dân Chủ hay Cộng Hòa, ứng viên phải trải qua những cuộc tranh luận sôi nổi, thể hiện chính sách của đảng, và phải thuyết phục được hơn nửa số phiếu đại biểu (Delegates) của chính đảng chấp thuận và đề cử.
    Muốn có được số phiếu đại biểu đó, ứng viên phải thắng cử qua các cuộc bầu sơ bộ từ tiểu bang mình cho tới những tiểu bang khác ở ngày siêu thứ ba (Super Tuesday) của tháng hai, hoặc tháng ba trong kỳ đại hội đảng. Mỗi đảng lại có số đại biểu khác nhau, và thay đổi số lượng đại biểu theo từng tiểu bang.
 
IV. Đảng Dân Chủ (Democratic Party)
 
Đảng Dân Chủ có tổng cộng là 3979 đại biểu (Delegates), trong đó có 771 siêu đại biểu (Super Delegates). Siêu đại biểu là thuật ngữ chỉ dùng cho đảng Dân Chủ, là những đảng viên đã đắc cử trong những chức vụ dân cử như dân biểu Quốc Hội, thượng nghị sĩ, các thống đốc tiểu bang, cựu tổng thống, cựu phó tổng thống, các giới chức quan trọng trong đảng là những đại biểu không cam kết (Unpledged Delegates).
    Số còn lại 3208 là những đại biểu cam kết (Pledged Delegates).
    Ứng viên muốn được đảng đề cử phải giành đươc hơn 50% tức là 1990 đại biểu thì trở thành người đại diện cho đảng trong kỳ bỏ phiếu của đại hội. Nhưng vì có nhiều ứng cử viên và không có ai đạt được số lượng 1990 phiếu đại biểu, thì cuộc bỏ phiếu lần thứ hai của 3979 đại biểu và thêm vào danh sách với 771 siêu đại biểu (super delegates) những đại biểu không cam kết tham dự đại hội đảng.
    Ứng viên giờ đây muốn được đảng đề cử thì phải đạt số phiếu 2376 đại biểu trở lên.
 
V. Đảng Cộng Hòa (Republic Party)
 
Đảng Cộng Hòa có tổng cộng là 2380 đại biểu, gồm có 1719 đại biểu cam kết và 661 đại biểu không cam kết là những giới chức quan trọng trong đảng. Do đó muốn được đại diện cho đảng Cộng Hòa, ứng viên phải đạt được con số tối thiểu là 1191 đại biểu cam kết, tức là những thành viên công khai ủng hộ cho ứng cử viên tổng thống, và được xem đó như một lời cam kết.
    Còn đại biểu không cam kết thì có thể bỏ phiếu cho bất cứ ứng cử viên nào mình ưa thích và chọn lựa. Tuy nhiên, trong quá trình bầu cử sơ bộ, thành phần cam kết và không cam kết thay đổi theo diển tiến tranh cử. Tiến trình chọn lựa đại biểu của mỗi đảng phụ thuộc vào luật riêng của từng tiểu bang.
 
1. Bầu Cử Sơ Bộ
 
 Có 2 cách thức đầu phiếu: bỏ phiếu kín (Primary) và bỏ phiếu công khai (Caucus). Bỏ phiếu kín là phổ thông đầu phiếu. Vào ngày bỏ phiếu do đảng ấn định, các cử tri thành viên đi vào phòng phiếu kín, bỏ phiếu cho người ứng viên nào mà mình tuyển chọn.
    Bỏ phiếu công khai là sự tập hợp từng nhóm nhỏ tại các địa điểm khác nhau để bàn thảo về sự đề cử của đảng. Việc hội thảo tranh luận diễn ra công khai dưới hình thức một cuộc nói chuyện trực tiếp. Sau đó những thành viên tham dự sẽ biểu quyết ủng hộ cho ứng cử viên nào mà mình tuyển chọn trong đảng.
    Việc chọn lựa bỏ phiếu kín hay công khai trong những tiểu bang lại tùy theo lưỡng đảng quyết định. Ví dụ, ở tiểu bang Nebraska đảng Dân Chủ chọn cách đầu phiếu công khai (Caucus), đang khi đảng Cộng Hòa lại chọn cách bỏ phiếu kín (Primary).
    Tiểu bang California thì lưỡng đảng cùng theo lối đầu phiếu kín. Tiểu bang Iowa lưỡng đảng đều chọn lối đầu phiếu công khai.
    Nhìn chung, theo thể thức dân chủ thì lối đầu phiếu kín mang ý nghĩa dân chủ hơn bỏ phiếu công khai. Vì hình thức bầu cử công khai thường tạo ra khó khăn tuyển lựa cho người đi bầu, ví dụ trường hợp nhiều thành viên không rõ giờ bầu cử, địa điểm bầu cử, cùng nhóm người họp mặt được gọi là caucus.
    Và muốn “bỏ phiếu công khai”, người bỏ phiếu phải có được một số thời gian cần thiết để tham dự các cuộc họp mặt của nhóm. Vì sự bất tiện này nên số người tham gia “bỏ phiếu công khai” ngày càng ít.
    Tuy nhiên, việc “bỏ phiếu công khai” vẫn còn tồn tại vì có nhiều lý do khác nhau, đặc biệt những người tham dự “bỏ phiếu công khai” là những người có sự hiểu biết về chính trị cao và muốn đưa ý kiến của mình để tạo ảnh hưởng đến các ứng cử viên.
 
2. Cách thức tính đại biểu trong kỳ bầu cử sơ bộ
 
Có hai cách tính số đại biểu cho các ứng viên:
 
a. Cách thứ nhất là tính theo “tỷ lệ” (Proportional Representation). Số đại biểu được phân chia theo tỷ lệ số phiếu của ứng viên đạt được. Thí dụ sau khi kiểm phiếu, ứng viên A có 60% thì nhận được 60% số đại biểu của tiểu bang đang tranh cử, ứng viên B có 20% sẽ nhận được 20% số đại biểu, ứng viên C có 15% đương nhiên được 15% số đại biểu.
 
b. Cách thứ hai gọi “Thắng Lấy Hết” (Winner-Take-All) hay nói nôm na dễ hiểu là “được ăn cả, ngã về không”. Đây là nét đặc biệt nhất của Hoa Kỳ, trên thế giới hầu như không có quốc gia nào theo cách này.
    Thí dụ tại tiểu bang đang tranh cử, ứng viên A có số phiếu bầu là 50.1%, ứng viên B có 49.9%, như vậy ứng viên A thắng và sẽ nhận tất cả 100% số đại biểu của tiểu bang, còn ứng viên B vì thua nên không có đại biểu.
    Trong bầu cử sơ bộ, Đảng Dân Chủ chọn theo cách thứ nhất “Chia Theo Tỷ Lệ”, còn đảng Cộng Hòa chọn theo cách thứ hai “Thắng Lấy Hết”. Theo cách chọn lựa của mỗi đảng, chúng ta nhận thấy các ứng cử viên trong đảng Dân Chủ dù một ứng cử viên thua liên tục tại các tiểu bang nhưng với sự chia số đại biểu theo tỷ lệ, kết quả là ứng viên đang thua này vẫn có thể bám sát với ứng viên thắng cuộc, tạo cho cuộc tranh cử sơ bộ trong đảng nhiều gay go và cuối cùng người được đảng chọn lựa phải tỏ ra có khả năng vượt trội hơn các ứng viên khác.
    Nhưng bất lợi là thời gian tranh cử sơ bộ kéo dài, nhất là khi có 2 hay nhiều ứng viên có số phiếu tương đương nhau và không có ứng viên nào đạt được số phiếu quá bán cần thiết; khi trường hợp này xảy ra, lá phiếu của những “siêu đại biểu” (Super Delegates) quyết định người ứng viên đại diện đảng.
    Ngược lại đảng Cộng Hòa theo cách thứ hai (Thắng Lấy Hết), vì không muốn cuộc tranh cử sơ bộ kéo dài và muốn xác định người thắng cử càng sớm càng tốt, dành thời giờ còn lại chuẩn bị cho cuộc tranh cử tổng thống sau đó. Nhưng đây cũng là điều bất lợi cho đảng Cộng Hòa, vì chấm dứt quá sớm, trong khi đảng Dân Chủ vẫn còn tiếp tục thảo luận và vận động tranh cử, như vậy các cơ quan truyền thông, báo chí… tiếp tục nói đến đảng Dân Chủ (một hình thức quảng cáo không tốn tiền), còn đảng Cộng Hòa đã hoàn tất bầu cử sơ bộ, hầu như bị quên lảng không còn được nhắc nhở đến.
    Vì thế, lâu lâu người ứng viên đã được đề cử của đảng Cộng Hòa phải tìm cách chỉ trích các ứng viên đảng Dân Chủ với mục đích duy nhất là được nhắc nhở trên các báo chí, truyền thanh truyền hình, cơ quan truyền thông ngôn luận.
    Thêm một chi tiết đặc biệt của kỳ bầu cử sơ bộ, khởi đầu cuộc chạy đua thường có rất nhiều ứng viên, nhưng qua các cuộc bầu cử tại vài tiểu bang, một số ứng viên, mặc dù đã có một số phiếu “đại biểu”, nhưng không có hy vọng thắng nên thường rút lui nửa chừng. Trường hợp này, các ứng viên bỏ cuộc có thể dùng số phiếu “đại biểu” của mình chuyển sang một ứng viên còn lại.
    Tranh cử sơ bộ bắt đầu từ đầu năm và thường kết thúc vào mùa hè với đại hội đảng (National Convention) để chính thức giới thiệu người đại diện đảng ứng cử chức vụ Tổng Thống trong kỳ tổng tuyển cử sắp tới. Trong đại hội đảng, người ứng viên tổng thống được đảng đề cử sẽ chọn một người với chức vụ phó tổng thống để cùng tranh cử chung một liên danh.
 
c. Tổng Tuyển Cử Bầu Tổng Thống (Presidential Election). Cuộc tổng tuyển cử xảy ra vào tháng 11, và áp dụng theo thể thức “cử tri đoàn” (Electoral College) được thành lập do sự kết hợp của những “cử tri đại biểu” (Electors). Người dân tuy rằng đi bầu tổng thống, nhưng thực sự chỉ bầu “cử tri đại biểu.”
    Toàn quốc Hoa Kỳ có tất cả 538 cử tri đại biểu, được phân chia như sau:
    – Mỗi địa hạt dân biểu liên bang (Representative) có 1 cử tri đại biểu. Có 435 địa hạt dân biểu liên bang nên có tất cả 435 cử tri đại biểu. Số dân biểu mỗi tiểu bang tùy theo vào số lượng dân của tiểu bang, nhưng mỗi tiểu bang phải có tối thiểu 1 dân biểu. Tiểu bang California có nhiều nhất 53 dân biểu, các tiểu bang nhỏ, dân ít như Alaska, Delaware, Montana, South Dakota, North Dakota, Vermont, Wyoming chỉ có 1 dân biểu.
    – Mỗi địa hạt thượng nghị sĩ liên bang (Senator) có 1 cử tri đại biểu. Hoa Kỳ có 50 tiểu bang, mỗi tiểu bang (không phân biệt lớn hay nhỏ) có 2 cử tri đại biểu, do đó tổng cộng có 100 cử tri đại biểu.
 
d. Khu vực Washington D.C. có 3 cử tri đại biểu. Trong cuộc tổng tuyển cử Tổng thống, cách thức bầu cử và chọn cử tri đại biểu khác với bầu cử sơ bộ. Trong bầu cử sơ bộ với mục đích chọn ứng viên đại diện đảng tranh chức vụ tổng thống, do đó muốn được bỏ phiếu phải là đảng viên của đảng và chỉ được chọn ứng viên đại diện đảng (Closed Primary).
    Nhưng vì bị chi phối bởi luật của từng tiểu bang, có vài tiểu bang đồng ý cho những người không thuộc đảng phái chính trị (Independents) có thể bỏ phiếu cho một ứng viên bất cứ đảng nào thì được gọi là Semi-Closed Primary. Nhưng cũng có Tiểu Bang chấp nhận những lá phiếu của người đi bầu từ đảng chính trị khác được gọi là Open Primary.
 
VI. Kết Luận
 
Lễ nhậm chức tổng thống đắc cử được tổ chức vào ngày 20 tháng 1, và ứng viên thất cử thì về nhà đuổi gà cho vợ, đợi chờ 4 năm sau với ước mơ “cá chép vượt vũ môn hóa rồng” vào làm chủ nhân của Tòa Bạch Ốc.
 

Phạm Văn Bản

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khổng Tử và những nhà hiền triết Phương Đông đề cao nguyên tắc vương đạo, đức trị, quang minh chính đại làm tiêu chuẩn cho con người lãnh đạo. Người quân tử thì lời nói – viêc làm trước sau như một (ngôn hành hợp nhất) khác biệt với những hành động bá đạo, ma giáo, biểu diễn chính trị của kẻ tiểu nhân...
Trong nền chính trị Hoa Kỳ, cử tri gốc da trắng ở các vùng nông thôn từ lâu đã nắm trong tay quyền lực lớn hơn nhiều so với tỷ lệ dân số thực tế của họ. Họ có sức ảnh hưởng lớn trong các cuộc bỏ phiếu tại cả Thượng Viện, Hạ Viện và Cử Tri Đoàn. Theo Sở Thống Kê Dân Số (Census Bureau), dù không có định nghĩa thống nhất thế nào là “vùng nông thôn,” và thậm chí các cơ quan liên bang cũng không thể đưa ra một tiêu chuẩn chung, nhưng có khoảng 20% dân số Hoa Kỳ sống ở các cộng đồng nông thôn. Và 3/4 trong số đó – tương đương khoảng 15% dân số Hoa Kỳ – là người gốc da trắng.
Còn khoảng bảy tháng nữa sẽ đến ngày thực sự bầu phiếu vào đầu tháng 11. Thời gian không dài lắm nhưng đủ để sóng gió thăng trầm. Nếu bạn đọc tò mò hỏi tôi, ai sẽ là người chiến thắng? Tôi chưa có câu trả lời dứt khoát, nhưng tôi sẽ lý luận với các bạn và dựa lên câu trả lời của câu hỏi then chốt: Đa số người Mỹ hoặc sống ở mỹ đi bầu phiếu, có phải là những kẻ ngây thơ? Ông Biden và ông Trump, cả hai đều có ưu và khuyết điểm, có kẻ khôn theo phò và có kẻ khờ hùa theo. Nhưng điểm then chốt mà bạn đọc muốn biết, hơn cả ai sẽ thắng, đó là, bạn là người khôn hay kẻ khờ, dù là bạn bỏ phiếu cho ai? Có khi nào bạn tự hỏi, mình khôn hay khờ khi sử dụng lá phiếu? Sự khôn hay khờ này không mắc mớ đến bằng cấp, giàu nghèo, màu da, địa vị, vân vân, mà chỉ mắc mớ đến khả năng lý luận và phẩm chất đạo lý, không phải đạo đức, mà bạn đang có
Joe Biden và Donald Trump đều đã đảm bảo được số phiếu đại biểu (delegates) cần thiết để được đề cử làm ứng viên của đảng mình cho cuộc bầu cử tổng thống năm 2024. Nếu không xảy ra sự kiện bất ngờ, cả hai sẽ được chính thức đề cử tại đại hội đảng vào mùa hè này, và sẽ đối đầu tại các điểm bầu cử vào ngày 5 tháng 11. Rất có thể là cũng giống như trong các cuộc bầu cử gần đây, cuộc bầu cử 2024 sẽ diễn ra chủ yếu trên Internet, và các phương tiện truyền thông xã hội sẽ tràn ngập tin tức thật cùng thông tin sai lạc. Mới trong năm nay, sự xuất hiện của các công cụ trí tuệ nhân tạo tổng hợp (generative AI) mạnh mẽ như ChatGPT và Sora, giúp việc lan tràn thông tin tuyên truyền và thông tin sai lạc trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Các công cụ này cũng có khả năng tạo ra các tác phẩm giả mạo nhưng đầy thuyết phục: những lời nói ra từ chính miệng của các chính trị gia (mà họ vốn chẳng hề nói thế)
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Hôm cuối tháng Hai vừa qua, Tòa Tối cao của bang Alabama phán quyết rằng: “Phôi đông lạnh là trẻ em.” Tuyên án này tuy chỉ có uy lực theo Hiến pháp và luật pháp ở Alabama, tuy nhiên, sự bắt đầu này tạo ra tiền lệ cho tất cả những vụ án vế sau của tất cả các bang khác và kề cả hiến pháp Hoa Kỳ, ảnh hưởng đến thời kỳ cho phép phá thai. Nhiều người và nhiều cơ quan sẽ phải chịu trách nhiệm, sẽ bị trừng phạt nếu làm hỏng phôi thai, như một tội giết trẻ em. Phán quyết của Alabama, được công bố hôm thứ Sáu, bắt nguồn từ hai vụ kiện của ba nhóm cha mẹ đã trải qua thủ tục thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) để sinh con và sau đó chọn đông lạnh số phôi còn lại. Giáo sư Nicole Huberfeld của Trường Luật Đại học Boston cho biết, đó cũng là một quyết định có thể gây ảnh hưởng lan rộng đến việc sử dụng các phương pháp điều trị sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Người ta thường nghe hai chữ “âm mưu”, ít khi nghe cái gì là “dương mưu.” Theo sách mưu lược, âm mưu là những kế hoạch tính toán ngấm ngầm, bí mật, không tỏ lộ bên ngoài, những ai không liên can sẽ không thể biết. Ngược lại, dương mưu là loại mưu kế biểu lộ ra ngoài, ai cũng thấy. Như trường hợp chiến tranh Irag (2003) dưới thời tổng thống George W. Bush. Hàng ngày, truyền hình, đài phát thanh đều loan tin trước những chiến thuật hành quân của quân đội đồng minh. Thậm chí, vẽ cả bản đồ báo trước những nơi sẽ tấn công, không cần giấu giếm. Điểm lợi hại của dương mưu này là gây tinh thần sợ hãi cho quân đội Irag. Chưa đánh đã hàng. Mọi kế sách đều có thể áp dụng theo âm mưu hoặc dương mưu, tùy vào bối cảnh, sức mạnh và tâm lý đối phương. Phần lớn, dương mưu được sử dụng để che giấu âm mưu. Ví dụ: Sử dụng “Khoa trương thanh thế” là để ngấm ngầm “Ám độ trần thương.” Khi phân biệt được giá trị và lề lối áp dụng khác nhau giữa dương mưu và âm mưu, chúng ta sẽ nhìn rõ hơn ý nghĩa chính trị
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Ở Capitol Hill và các tòa án, các nhà lập pháp và nhà hoạt động của Đảng Cộng Hòa đang tiến hành một chiến dịch pháp lý sâu rộng nhắm vào các trường đại học, các tổ chức tham vấn, các công ty tư nhân và các cá nhân nghiên cứu về sự lan truyền của thông tin sai lệch. Những người này sẽ bị cáo buộc là thông đồng với chính phủ để đàn áp phát ngôn của phe bảo thủ trên mạng.