Hôm nay,  

Chuyện Cơm Có Thịt, Cơm Có Dòi

22/11/201200:00:00(Xem: 11363)
Do một bức thư thỉnh nguyện gởi lên bộ trưởng Bộ Xã Hội của “nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” để xin cứu xét đơn cho mau được thành lập một quỹ cứu trợ gọi là “Cơm Có Thịt”, với sự tham gia đóng góp của người Việt ở bốn phương, mà người ta mới biết hiện nay tại quê nhà bữa cơm của trẻ em tại trường học ở những vùng xa thành phố chỉ là cơm chan với canh rau nhợt nhạt, không có chút cá thịt gì cả.

Theo nội dung của thư thỉnh nguyện này thì đơn đã được nộp đúng thủ tục nhưng đã hơn năm tháng rồi mà vẫn chưa được cứu xét vì lý do “cấp trên quá bận nhiều công tác”. Trước tình trạng này, người ta cảm thấy khó hiểu vì đây là một nước tự xưng là xã hội chủ nghĩa nhưng việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em lại không được chú trọng từ căn bản, dầu rằng nhà nước vẫn thường công bố trên sách báo những thành tích vẽ vang về phương diện này.

Nhưng người ta cũng nhận thấy, qua báo chí và truyền hình, một hình ảnh thật trái ngược là các vị lãnh đạo nhà nước như thủ tướng, phó thủ tướng, bộ trưởng…, thì bên cạnh việc chưng diện bảnh bao đúng điệu, mặt mủi lúc nào cũng hồng hào mập béo, chứng tỏ có được một sự dinh dưởng quá đầy đủ. Các bà thì lại còn thường ngày phấn son loè loẹt, phưng phức thơm ngát mùi nước hoa, chứng tỏ một sự tiêu xài xa xỉ trong lúc người dân đang cùng cực..

Một mặt khác, tin tức trong nước cũng còn cho biết là bửa cơm của công nhân ở các công xưởng, dù là có vốn đầu tư ngoại quốc đi nữa, vẫn thường có dòi trong các món ăn. Lý do chắc chắn là do sử dụng nguyên liệu, nhất là thịt cá, đã quá hư thối. Nghe nói, trước đây, bửa cơm của công nhăn các nhà máy cũng vì quá đạm bạc, thiếu cá thịt, nên bị công nhân phản đối đòi cải thiện.

Cũng trước đây không lâu, trong những chương trình truyền hình xrm được ở nước ngoài, người ta được nhìn thấy hình ảnh đời sống ăn ờ hằng ngày vô cùng cơ cực của công nhân các nhà máy ở các khu công nghệ bên cạnh thủ đô Hà Nội. Chổ ở thì vô cùng chật chội và tồi tệ, ăn uống thì vô cùng đạm bạc. Người ta cũng nhìn được cảnh trẻ em phải bươi rác để kiếm thức ăn ở một làng miền nam Việt Nam.

Ngày nay thì bửa cơm công nhân đã được cải thiện với thêm cá thịt. Nhưng là cải thiện với nguyên liệu thịt cá hư thối cho nên có dòi trong các món ăn. Dĩ nhiên công đoàn, cơ quan chính thức để điều khiển các tập thể công nhân, phải biét những chuyện tồi tệ này nhưng chắc là vì có chỉ thị từ cấp trên nên phải cho ém nhẹm những chuyện này vì cần lấy lòng các chủ đầu tư.

Chính vì vậy mà người ta nhận thấy, cùng với gà lậu, hàng tấn tấn thịt và mỡ hư thối được nhập vào Việt Nam, phần lớn là từ Trung Quốc. Chắc chắn là những nguyên liệu hư thối này đã và sẽ được sử dụng để làm những món ăn cho người dân nghèo khó trong nước, đặc biệt là cho công nhân trong các nhà máy trên toàn quốc, mà các món ăn được thấy có dòi như vậy.

Trước hai tình trạng trên, một bên là cơm không có cá thịt cho trẻ em ở trường học, một bên là cơm có dòi cho công nhân, đều là biểu tượng của xã hội Việt Nam hiện nay. Người ta còn nhớ, vào sau năm 1975, những khẩu hiệu của nhà nước đề cao rằng trong vòng 5-10 năm nữa, mọi người dân trong nước sẽ có đời sống sung sướng, no ấm vời đầy đủ với cơm cá thịt, bơ sữa…

Nay đã sau gần 40 năm rồi mà người ta thấy chỉ có thành phần lãnh đạo của đảng là được như vậy mà thôi. Còn người dân bình thường thì có phần cơ cực hơn trước đó nhiều. Không hiểu những lãnh đạo của đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay có nhớ đến những khẩu hiệu mà họ đề cao trước đó hay không và có nhận biết được sự mâu thuẩn đang diễn ra trước mắt hay không. Hay đó chỉ là chiêu bài để phĩnh gạt người dân.


Hiện nay, để có được sự đầu tư của nước ngoài, nhà nước Việt nam đang dùng yếu tố “lao động rẽ” như căn bản để quyến rũ các doanh nghiệp sản xuất nước ngoài đầu tư vào để giới lao động có công ăn việc làm và nhà nước cộng sản mới đứng vững. Do đó, ngoài việc “cướp đất để làm nhà máy” và “bóc lột sức lao động”, nói theo thành ngữ của chế độ cộng sản, bửa cơm công nhân có dòi là hậu quả tất nhiên của sự triệt để khai thác yếu tố “lao động rẽ” của công nhân Việt Nam hiện nay.

Trước vấn đề này, nhóm lãnh đạo của đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ viện cớ là người dân cần phải hy sinh trong giai đoạn này vì nhà nước cần phải huy động các nguồn tài nguyên, kể cả đất đai và đồng tiền, để triễn khai những dự án phát triễn cho đất nước.

Nhưng qua những hậu quả tệ hại vô cùng khủng khiếp như muôn nghìn tỷ đồng đã bị hoang phì một cách vô tư phi lý vì có sự bảo kê thúc đẩy cho việc làm ăn bê bối và tham nhũng ở các tập đoàn kinh tề như Vinashin, Vinalines…, các doanh nghiệp nhà nước, các ngân hàng lớn.

Vì vậy, viễn ảnh của một đời sống sung túc cho người dân trở nên thật quá xa vời, nếu không muốn nói là vô vọng trong vì hoàn cảnh nợ nần mà đất nước và con cháu của moi người dân phải gánh trả đang chồng chất cao ngất như hiện nay.

Gần đây nữa, việc xây dựng đập Sông Tranh 2 ở Quảng Nam cũng cho them một hậu quả như vậy nữa. Do việc “thông đồng ăn chia” với nhau mà việc khảo xét cơ bản, thiết kế cũng như thi công cho cả đến việc nghiệm thu đánh giá công trình với vốn đầu tư trên năm nghín tỷ đồng đều đã được thực hiện một cách không kỹ càng chính chắn, nếu không muốn nói là vô cùng cẩu thả.

Hậu quả tất nhiên là công trình đã không những làm phung phí trên năm nghìn tỷ đồng từ tiền của người dân một cách vô ích mà còn đang có thể làm nguy hại đến gần 40.000 sinh mạng người dân đang sinh sống ở hạ lưu trong trường hợp đập này bị vỡ ra.

Tuy nhiên, dù có những sự việc bê bối tày trời xãy ra rành rành trước mắt như vậy, nhưng người ta vẫn thấy “đương sự chính của vấn đề”, đúng ra là phải nhận chịu trách nhiệm mà từ chức, thì lại vẫn thấy nhỡn nhơ bình thản vì không bị một chế tài gì cả.

Cùng lắm thì ra trước cái quốc hội của đảng nói mấy lời xin lỗi là quốc hội phải chấp thuận cho “huề cả làng”. Cái quốc hội này, vì vậy, thay vì truy xét chế tài đối với những việc làm bê bối như vậy, thì lại đang phải cho bàn luận để sửa đổi cái hiến pháp nhưng cũng chỉ nhằm gia tăng sự độc tôn quyền cai trị đất nước cho đảng Cộng Sản.

Từ những sự việc trên, người ta nhận thấy nếu chỉ lấy một phần nhỏ của những số tiền mà những kẽ vô tài cán nhưng được đảng bảo kê thúc đẩy cho hoang phí khủng khiếp đến hiện nay sử dụng vào việc gia tăng dinh dưởng cho trẻ em, vốn là mầm non của đất nước, thì hiệu quả của sự đầu tư này cho sự phát triễn đất nước sau này là có ý nghĩa chắc chắn.

Còn nếu, đảng và nhà nước Cộng Sản không muốn làm việc này thì hãy chấp thuận mau lẹ, không phải chần chừ, để cho cái quỹ cứu trợ “Cơm Có Thịt” với sự tham gia đóng góp của người Việt ở bốn phương được mau thành lập và hoạt động để qia tăng dinh dưởng cho trẻ em trong nước hiện trông thấy rất ốm yếu, chứ không được mập mạnh như những lãnh đạo của đảng và nhà nước.

Nhưng nếu quỹ cứu trợ này được chấp thuận thành lập nhưng với điều kiện có sự tham gia chỉ đạo của đảng vào thành phần nhân sự hoạt động thì cũng có cái nguy cơ là các món ăn cho bửa cơm trẻ em ở trường học sẽ có dòi như trường hợp bửa cơm công nhân.

Vấn đề là các lãnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam hiện nay có còn cái lương tâm của con người hay không.

Võ Ngọc Phước

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tâp Cận Bình có thể phá vỡ cuôc đàm phán về COC và triển khai một cuộc xung đột vũ trang trên Biển Đông hầu để xử lý khủng hoảng kinh tế và tiếp tục “Giấc Mơ Trung Hoa: Made in China-2025”?
Ai liều tảo mộ chiều nay, Mà hương tảo mộ bay đầy hoàng hôn... Người đang sống ở Lộc Hưng mà họ còn ủi cho xập nhà, xập cửa thì xá gì đến chuyện mộ bia ở Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà!
Tôi ước mong cuối cuộc đời xin một lần được đưa em về Nha Trang, quê Mẹ mình hiền hòa và thơ mộng, để em có dịp ngồi trên con đò nhỏ xuôi theo dòng sông Cái trong xanh, con đò lờ đờ trôi dọc theo bờ cỏ dại, chen giữa những hàng dừa chi chít, rũ lá rợp trời, trên đường về Lư Cấm, để thăm mộ Mẹ, trong dịp Xuân Về Tết Đến năm nay.
Kiều khuyên Từ Hải ra hàng nên Từ bị phục binh vì Tôn Hiến bội hứa. Từ chết đứng như một cột trụ chống trời. Kiều khóc than thì thây Từ mới ngã xuống. Câu cảm động nhứt đoạn nầy là : Tôi tưởng vậy có đâu hay vậy!
Trong kho tàng văn chương truyền khẩu hay huyền thoại Việt Nam đã có nhiều chuyện duyên-nợ.
Lâu nay, trong tiếng gào khóc của người dân oan khắp ba miền đất nước, hoà trong nước mắt bao giờ cũng có những kể lể, trách mắng, đầy phẫn uất với tiếng “nó”: nó đến kìa; nó rình rập; nó ác lắm;… hay chúng nó tàn nhẫn lắm!
Sau khoảng đường dài làm cho mọi người trên xe mệt mỏi. Bổng dưng bác tài lên máy đánh thức mọi người ông nói chúng ta vào thành phố Bagan. Xe ngừng tại khách sạn Yarkinntha, bà con xuống xe check in lấy phòng. Tôi giao chìa khóa phòng cho ông bạn rồi hấp tấp xôâng pha ra ngoài đi khám phá cái phố cổ Bagan.
Du khách đến Bagan là để xem Hoàng Hôn. Chùa Syasando là nơi lý tưởng để xem Hoàng Hôn. Chùa được xây cất giửa hàng trăm ngôi chùa lớn nhỏ chung quanh. Chùa xây dựng năm 1057, cao 5 tầng, trên đỉnh là cái tháp nhọn, Nghe nói chùa này thờ sợi tốc của đức Phật. Du khách đến đây để chiêm ngưởng cái huyền bí của Hoàng Hôn. Họ đến rất đông. Anh Roberto và Manuala đến từ Italy, Cô Kim Dung từ Thụy Sỹ và nhiều người khác nửa. Khi mặt trời vừa nghiên bóng, mọi người sắp hàng đứng trước thành chùa, nhìn hàng ngươi đang leo bên trên mà phát sợ. Tay họ bám chặt cái thanh sắt, vươn lên từng bước rất sợ hải. Mệt nhọc leo lên 5 tầng đến cái sân thượng trên đỉnh chùa. Lên đến nơi. Trời mát hết mệt mà cũng hết sợ. Gặp nhau tươi cười, chúc mừng cho nhau đã lên đến nơi. Đừng nghĩ đến chuyện đi xuống mà xui xẻo. Chúng ta sẻ phải đi xuống và chỉ có một cách đi thôi. Đi thụt lùi từng bước một.
Sau những ngày mừng lễ Chúa Giáng Sinh, Cộng Đoàn Thánh Giuse Tacoma của chúng tôi đang rộn ràng chào đón xuân sang với nhiều sinh hoạt thật đặc biệt mang tính độc đáo mà chỉ có cộng đoàn thương mến của tôi mới có. Cùng chuẩn bị đón xuân mới với lòng náo nức, nhiều niềm vui khiến tôi chạnh nhớ về những mùa xuân của tôi và gia đình trên đất nước cờ hoa này, trên thành phố Tacoma như là quê hương thứ hai của mình.
Đây là quyển tiểu thuyết được xem là “ Một Hiện tượng Sách được Bán chạy nhất trên nhiều Quốc gia” (International Bestselling Phenomenon) do văn sĩ người Brazil tên Paulo Coelho, sinh năm 1947 tại Rio de Janeiro, là một trong những văn sĩ có ảnh hưởng to lớn nhất trên thế giới. Đa số truyện của ông đã được bán hơn 135 triệu cuốn trên 168 quốc gia và đã đươc dịch sang 73 thứ tiếng. Văn sĩ được tờ báo danh tiếng New York Times có lời phê là : “ Phù thuỷ người Brazil này làm sách ông biến mất khỏi các hiệu sách.”
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.