Hôm nay,  

Ký sự Hành Trình Tìm Tự Do

29/10/201300:00:00(Xem: 7057)
Trùng Dương
(Ghi và chụp)

New Orleans, October 20, 2013 Triển Lãm, Văn Nghệ, Dạ Tiệc Gây Quỹ Cho Phim Tài Liệu ‘Journey to Freedom of Vietnamese Americans’.

Ngày 20 tháng 10 vừa qua Hội Bảo tồn Lịch sử và Văn hoá Người Mỹ Gốc Việt (Vietnamese American Heritage Foundation – VAHF), với sự hỗ trợ của nhiều đoàn thể, hội đoàn địa phương, và đặc biệt của hai Giáo xứ Maria Nữ Vương Việt Nam và Thánh Agnê Lê Thị Thành, Trung tâm Phật Giáo Vạn Hạnh và chùa Liên Hoa, đã tổ chức một buổi sinh hoạt gồm triển lãm những thành quả hội đã thực hiện được trong gần 10 năm qua từ ngày thành lập, bên cạnh phần văn nghệ, dạ tiệc và đồng thời gây quỹ để thực hiện bộ phim “ Hành Trình Đi Tìm Tự Do Của Người Việt Tại Mỹ - Journey To Freedom of Vietnamese Americans” về hai cuộc di cư vĩ đại 1954 và 1975.

Buổi sinh hoạt diễn ra tại nhà hàng Crystal Palace trên đường Chef Menteur ở New Orleans East do Linh mục Michael Nguyễn Hoàng Nam và Ký giả Nguyễn Khanh của đài Radio Free Asia điều khiển, với phần văn nghệ do các ca sĩ Nguyên Khang, Thái Hà, Nguyễn Hồng Nhung và Ngọc Long từ xa tới, Vũ Quang và Bích Thủy và ban nhạc Tuổi Xanh tại New Orleans phụ trách.

Phát biểu về bộ phim “Journey to Freedom, hội trưởng VAHF, Triều Giang Nancy Bùi, cho biết“Hành Trình Đi Tìm Tự Do” là “bộ phim về hai cuộc di cư vĩ đại 1954 và 1975 của những người chọn tự do thay vì sự áp bức, phải rời bỏ quê cha đất tổ ra đi để tìm một đời sống tốt đẹp hơn với đầy đủ nhân phẩm. Phim sẽ nói lên việc cuộc chiến Việt Nam đã xé nát đời họ, gia đình họ và quê hương họ như thế nào; tại sao họ phải rời bỏ quê hương để ra đi và chuyến đi tìm tự do ấy đã diễn ra như thế nào; làm thế nào họ đã thích nghi với đời sống mới và đã đóng góp cho quê hương thứ hai này những gì; và còn những thách thức nào họ phải đương đầu trong cái gọi là ‘melting pot’ này.”
hanh-trinh-by-resized
Hình ảnh Triển Lãm, Văn Nghệ, Dạ Tiệc Gây Quỹ cho phim tài liệu này...

Bộ phim, cùng với các bộ sưu tập mà VAHF đã hoàn tất, nhằm nói lên lịch sử chính thống của người Việt tại Mỹ và lý do họ phải ra đi đến đây, một lịch sử mà chế độ Hànội đã cố tình bóp méo xuyên tạc hoặc tảng lờ, phản ảnh bởi nhiều sách vở phim ảnh phát hành tại Hoa Kỳ và đã len lỏi vào các học đường mà thế hệ con em chúng ta đã và đang phải học. Điển hình, Triều Giang nói, là cuốn sách giáo khoa “Vision of America – A History of the United States” xuất bản năm 2009 và tái bản năm 2012, do một nhóm giáo sư đại học soạn và hiện đang được dùng để giảng dậy ở bậc đại học.

Bộ sách giáo khoa này gồm hai tập với tổng cộng trên 1,000 trang, do nhà xuất bản Pearson ấn hành, trong đó phần nói về chiến tranh Việt Nam đã ca tụng Hồ Chí Minh như “cha già đáng yêu và thông thái”, là người “phản ánh các giá trị của Khổng Tử như lòng hiếu thảo đối với người sống cũng như đã chết, và xử sự nhân hậu đối với tha nhân”. Triều Giang cho biết theo các tác giả “Vision of America” thì Hồ Chí Minh là người đã từ bỏ nếp sống vật chất tiện nghi để hoà mình với người dân sống đời đơn giản, và đã, qua hai chiến thắng đối với Pháp và sau này Mỹ, giành lại được tự do và độc lập cho Việt Nam. Đây là điều người Việt tị nạn của cả hai kỳ di cư 1954 và 1975 không thể chấp nhận vì họ biết tại sao họ đã phải lìa bỏ quê cha đất tổ, nhà cửa, ruộng vườn, bất chấp hiểm nguy chết chóc để ra đi tìm sự sống.


Được biết Hội đã mời được chuyên viên viết truyện phim Elizabeth Orr và nhà diễn giải tên tuổi Peter Coyte giúp dẫn giải cho bộ phim “Journey to Freedom”. Bà Orr nguyên là bỉnh bút của nhật báo San Jose Mercury News và đã từng cộng tác viết truyện phim cho nhiều phim, trong đó có Walt Disney Studios/Don Bluth Productions. Ông Coyte từng xuất hiện trong nhiều phim, trong đó có “E.T. the Extra-Terrestial” của đạo diễn lừng danh Steven Spielberg, và đã dẫn giải cho nhiều phim, trong đó có bộ phim tài liệu “Prohibition” và “Dust Bowl” của nhà làm phim tài liệu tên tuổi Ken Burns.
hanh-trinh-a-resized
Hình ảnh Triển Lãm, Văn Nghệ, Dạ Tiệc Gây Quỹ cho phim tài liệu này...

Cho tới nay, VAHF đã và đang hoàn tất ba bộ sưu tập về lịch sử của người Việt tị nạn, gồm có 1) Bộ Sưu tập về Đợt Di Dân 1975 gồm hình ảnh, phim liệu và bài báo mà chính quyền, trường đại học và các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ tại Guam đã thu lượm và trao lại cho hội VAHF vào năm 2006; 2) Bộ Sưu tập về Tù Nhân Chính Trị Việt Nam do hội Families of Vietnamese Political Prisoners Association trao tặng, gồm tài liệu về hơn 300,000 cựu tù nhân (HO) và thân nhân họ và cuộc di tản tới Hoa Kỳ, hiện lưu trữ tại và đang được vi tính hoá (digitization) bởi Vietnam Center thuộc trường Đại học Tech Texas, Lubbock, TX; và 3) Bộ 500 Lịch sử Truyền khẩu gồm trên 500 cuộc phỏng vấn các nhân chứng sống về kinh nghiệm Việt Nam của họ, hiện đang được các trường đại học Austin, Houston, Rice ở Texas và University of California, Irvine chuyển băng và phiên dịch. Bộ sưu tầm 500 Lịch sử Truyền khẩu này là kết quả của sáu chuyến đi vòng quanh nước Mỹ trong hai năm trời của các phái đoàn phỏng vấn VAHF gồm toàn tình nguyện viên, hoàn tất nhờ 60,000 Mỹ kim do Tổng hội Sinh viên Việt Nam tại Bắc Mỹ (Union of North American Vietnamese Student Associations – uNAVSA) gây quỹ được và tặng cho hội, bên cạnh sự đóng góp của đồng hương khắp nơi.

Chương trình “Hành Trình Tìm Tự Do New Orleans” đã diễn ra trong bầu không khí thân mật, hào hứng, với sự tiếp tay đầy thiện chí của nhiều anh chị em tình nguyện tại địa phương. Tổng kết số thu được, Triều Giang cho biết, là 41,750 Mỹ kim. Sau khi trừ chi phí, số tiền còn lại khoảng 20,000 Mỹ kim sẽ được dùng “cho việc hoàn thành phim tài liệu ‘Hành Trình Tìm Tự Do’ để ghi lại cho con cháu bằng hình ảnh về nỗi thống khổ của cha ông qua hai lần liều chết đi tìm tự do để các em có đời sống tốt đẹp hôm nay.” Chị ngỏ lời “chân thành cám ơn quý hội đoàn, quý ông bà và anh chị thiện nguyện viên đã hết lòng hỗ trợ và giúp đỡ trong việc tổ chức được tốt đẹp.”...

Muốn tìm hiểu thêm về Hội VAHF, một tổ chức vô vị lợi, xin liên lạc: Địa chỉ bưu điện: VAHF, P.O. Box 29534, Austin, TX 78755; E-mail: [email protected]; Web site: http://www.vietnameseamerican.org.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cuộc khủng hoảng do virút corona đang tạo ra một môi trường toàn cầu nhiều cạnh tranh hơn, với sự "đối đầu" phát triển nhanh hơn là "hợp tác". Liên Minh Âu Châu chúng ta phải đối mặt với những vùng biển khắc nghiệt hơn và có nguy cơ bị cuốn vào những dòng chảy chéo chiều của các cường quốc đang đòi chúng ta chọn phe rõ rệt. Những thứ được coi là kỹ thuật và không phải là "chính trị cao", chẳng hạn như đầu tư và thương mại, công nghệ và tiền tệ, nay là thành phần của một cuộc cạnh tranh công khai, hoặc thậm chí là đối đầu. Những thứ mà người ta có thể dựa vào một cách vững chắc, như dữ kiện và khoa học, hiện đang bị thách thức và cuốn vào trận chiến của những bài tường thuật, khuếch đại thêm qua những phương tiện truyền thông xã hội.
Câu hỏi đang đặt ra ở Biển Đông là Trung Quốc có âm mưu gì khi bất ngờ gia tăng đe dọa và phủ nhận quyền chủ quyền của các nước có tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh gồm Việt Nam, Phi Luật Tân, Nam Dương, Mã Lai và Brunei, vào lúc cả thế giới lo phòng, chống dịch nạn Vũ Hán, xuất phát từ Trung Quốc từ đầu năm 2020 (Coronavirus disease 2019 (COVID-19). Để trả lời cho thắc mắc này, cũng như liệu tranh chấp giữa Mỹ và Trung Quốc ở Biển Đông có đưa đên nguy cơ chiến tranh hay không, xin mời bạn đọc theo dõi nội dung Cuộc phỏng vấn của tôi với Giáo sư ngoại hạng (Professor Emeritus), Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng, người từng giảng dậy nhiều năm về Quan hệ Quốc tế tại Đại học George Mason, gần Thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Giáo sư Hùng là Học giả cao cấp bất thường trú của Trung tâm nghiên cứu Chiến lươc và quan hệ Quốc tế ở Washington, D.C. (Center for Strategic and International Studies, CSIS). Ngoài ra ông còn là Học giả vãng lai hai niên khóa 2015-2016 tại viện nghiên cứu nổi tiếng ISEAS-Yusof Is
Sau khi ông George Floyd bị chết dưới bạo lực cảnh sát, một phong trào biểu tình chống kỳ thị người da đen đã bùng nổ và lan rộng khắp nước Mỹ và trên thế giới. Phong trào có sự tham gia của mọi tầng lớp, của nhiều sắc tộc khác nhau, trong đó có người Việt Nam. Sự kiện này đã dẫn đến nhiều mâu thuẫn trong tập thể người Việt, do cách nhìn trái chiều về vấn đề kỳ thị chủng tộc đối với người da đen và phong trào Black Lives Matter. Đặc biệt là giữa thế hệ trẻ và thế hệ những người lớn tuổi trong cộng đồng. Là một tổ chức đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền Việt Nam, với chủ trương Đấu tranh bất bạo động, đảng Việt Tân đã từng lên tiếng ủng hộ các phong trào biểu tình của người dân như ở Hong Kong. Chúng tôi có cuộc phỏng vấn với ông Hoàng Tứ Duy, Phát ngôn nhân Đảng Việt Tân, về nhận xét của ông đối với phong trào Black Lives Matter và sự tham gia của giới trẻ Việt Nam trong các cuộc xuống đường đòi công lý cho người Mỹ da đen.
Trong khi tham vọng kiểm soát của chế độ toàn trị vẫn như cũ, có một số khác biệt giữa những nỗ lực của Mao và Tập Cận Bình. “Tư tưởng của Tập Cận Bình là một thay thế nhạt màu cho Sách Đỏ của Mao. Tập Cận Bình đã không thể đưa ra một ý thức hệ mạch lạc để truyền cảm hứng cho sự cuồng tín trong những người theo ông, khác một chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc chung chung. Mặt khác, Tập có các công cụ công nghệ khả dụng mà đơn giản là không áp dụng cho những nhà độc tài trong thế kỷ 20. Hệ thống tín dụng xã hội kết hợp tất cả các phương pháp của thông minh nhân tạo, dữ liệu quy mô, cảm biến lan tỏa và đặt các phương tiện này vào trong tay nhà nước Trung Quốc. Cả Stalin và Mao đều không thể kiểm soát trực tiếp các phong trào hàng ngày, lời nói và giao dịch của từng đối tượng theo cách mà đảng Trung Quốc về mặt lý thuyết có thể làm ngày nay.
Một dự luật đã được đưa ra Quốc Hội Nhân Dân của Đảng Cộng Sản Trung Hoa (CSTH) ngày 22 tháng 5 năm 2020 tại Bắc Kinh, và đúng một tuần lễ sau, dự luật này đã được nhanh chóng thông qua vả trở thành Đạo Luật An Ninh Quốc Gia (ĐLANQG) về Hồng Kông vào ngày 29 tháng 5. Khi đưa ra Quốc Hội Nhân Dân để bàn thảo và thông qua, dự luật này gồm 7 điểm chính, trong đó ba điểm quan trọng nhất để đối phó và triệt hạ quyền tự chủ cùa Hồng Kông là điều số 2, số 4, và số 6. Theo đó, Bắc Kinh sẽ ngăn chặn tất cả các nguồn yểm trợ từ bên ngoài vào Hồng Kông; sẽ sử dụng được các lực lượng đàn áp từ Bắc Kinh để dập tắt các cuộc biểu tình, những người tham dự biểu tình có thể quy tội phản quốc, ly khai; và từ đó Bắc Kinh sẽ khai triển ra những đạo luật khác để thực hiện các mưu đồ trên.
Đảng Cộng Sản Việt Nam có truyền thống bán nước từ Hồ Chí Minh cho đến ngày nay. Người bán nước số một là Nguyễn Phú Trọng, bán nước một cách tinh vi, từ những bí mật nầy đến những bí mật khác để lừa bịp nhân dân. Đã đặt Việt Nam lệ thuộc vào Trung Cộng, xem như thời kỳ Bắc thuộc lần thứ năm. Tuổi tác đã cao, sức khỏe yếu kém mà muốn ôm cái ghế quyền lực suốt đời. Thủ hạ Nguyễn Hồng Diên thăm dò dư luận bằng những lời lẽ nâng bi quá đáng, làm phản tác dụng, gây phẩn nộ trong quần chúng. Tóm lại, Nguyễn Phú Trọng và đảng của ông đã đặt Việt Nam lệ thuộc vào Trung Cộng, đó là tội đồ của dân tộc.
Khi còn trẻ, đôi lúc, tôi cũng (thoáng) có ý định sẽ trở thành một người cầm bút. Ở một xứ sở mà phần lớn người ta đều cầm cuốc, cầm búa, cầm kìm hay cầm súng… mà định cầm viết thì quả là một chuyện khá viển vông – nếu không muốn nói là hơi xa xỉ. Lúc không còn trẻ (nữa) tôi mới ngộ ra rằng: bút viết nó chọn người, chứ không phải là ngược lại – trừ khi mình cứ cầm đại thì không kể. Tôi không được (hay bị) lựa và cũng không có máu liều – như phần lớn quí vị trong Hội Nhà Văn Việt Nam Đương Đại – nên chuyện viết lách kể như … trớt quớt!
Nuôi dưỡng nền dân chủ giống như kẻ trồng cây: khi còn là hạt giống phải chống đỡ quạ tha gà mổ; cây còn non trẻ cần ngăn ngừa sâu bọ; đến lúc trưởng thành già nua phải chặt bớt những cành lớn không thì một cơn bão lớn sẽ làm đổ ngã thân cây. Việt Nam chưa có dân chủ nên tranh đấu đòi dân chủ. Nền dân chủ non trẻ tại Phi Luật Tân bị đe dọa trở lại độc tài. Dân chủ ở Mỹ trưởng thành lâu đời nay lại nảy sinh ra dấu hiệu già nua thoái hóa thành một hình dạng gì chưa nhận biết được.
Xét về cao độ thì Sơn Núi (Nguyễn Đức Sơn) ở thấp hơn nhiều bạn đồng nghiệp của mình – như Bùi Minh Quốc, Hà Sĩ Phu, Mai Thái Lĩnh, Tiêu Dao Bảo Cự… – xa lắc. Những nhân vật này đều có thời là biên tập viên của tạp chí Lang Biang, tờ báo (đã bị đóng cửa) này lấy tên theo vùng cao nguyên lâm Viên mà họ đang sinh sống. Đỉnh Lâm Viên, ở Đà Lạt, cao hơn hai ngàn mét lận. Từ đây, muốn leo lên trời (để đái, hay làm gì tùy thích) còn tiện hơn nhiều. Ngoài lợi thế nhỏ nhặt này ra, những cư dân ở miền sơn cước gặp phải toàn là những điều (vô cùng) bất tiện. Họ xa cách (mịt mù) với thế giới văn minh, ở những đô thị miền xuôi. Tôm cá hì hục chở lên đến được đến cao nguyên (thường) đã bị ươn, và thông tin khi nhận được thì (ôi thôi) hoàn toàn đã cũ.
Giữa mùa đại dịch COVID-19, tại những buổi tường trình mỗi ngày, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Phó Tổng thống Mike Pence không ngớt tiên đoán sự lớn mạnh vượt bực của kinh tế quốc gia Hoa Kỳ sau khi tình hình dịch tễ lắng đọng. Hai ông nhấn mạnh rằng kinh tế Mỹ hậu-COVID-19 sẽ tìm lại thế quân bằng sau những chao đảo khiếp hãi khiến cả 40 triệu nhân công thất nghiệp trong vòng vỏn vẹn ba tháng trời. Đầu tháng Sáu, hy vọng bắt đầu le lói khi guồng máy kinh tế rục rịch mở cửa lại, ai nấy trông đợi ánh sáng tỏa lớn cuối đường hầm.Tuy nhiên, mặc dù người ta có quyền hy vọng vào sự thịnh vượng chung, nhưng sự thật là đối với các thành phần ít may mắn hơn trong xã hội (vâng, phần đông trong đó là những sắc dân da màu thiểu số), khó khăn kinh tế gần như là một điều chắc chắn. Ai cũng tưởng sau khi COVID-19 giáng một đòn chí tử lên kinh tế Hoa Kỳ, thì khoảng cách chênh lệch giữa hai thành phần giàu-nghèo sẽ phần nào thu hẹp, nhưng oái oăm thay, mọi bằng chứng cho thấy sự khác biệt ấy
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.