Hôm nay,  

Ấn Độ La Làng TQ Xâm Lăng Đất Đai

05/08/201700:00:00(Xem: 3959)
Trung Quốc không những đang xâm lược tại Biển Đông mà gần đây còn hăm he lấn chiếm đất ở biên giới Bhutan khiến cho Ấn Độ phải lên tiếng báo động với thế giới về tham vọng xâm lăng của TQ, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm Thứ Sáu.

Bản tin VOA viết rằng, “Trung Quốc đang sử dụng một tranh chấp ở khu vực biên giới ở khu vực Himalaya để tiếp tục thử nghiệm chiến lược “cắt lát xúc xích” để bành trướng lãnh thổ và các nhà lãnh đạo thế giới nên đoàn kết chống lại mưu đồ của Bắc Kinh, một tờ báo của Ấn Độ kêu gọi.

“Ấn Độ đang vướng vào tranh cãi ngoại giao với Trung Quốc xung quanh một phần lãnh thổ ở khu vực biên giới giữa ba nước Ấn-Trung và Bhutan. Tranh cãi đang có nguy cơ leo thang thành xung đột quân sự khi Bắc Kinh đe dọa sẽ “dùng mọi biện pháp” để “bảo vệ chủ quyền” nếu Ấn Độ không rút quân khỏi vùng tranh chấp.

“Trung Quốc cáo buộc Ấn Độ đưa quân bất hợp pháp vào khu vực Donglang của họ mà phía Ấn Độ gọi là Doklam. Đây là khu vực đang có tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Bhutan. New Delhi nói họ hành động theo đề nghị của Bhutan sau khi Trung Quốc bắt đầu cho xây dựng một con đường ở khu vực này – một hành động mà Ấn Độ cho rằng uy hiếp nghiêm trọng an ninh của họ.

“Tờ India Today hôm thứ Sáu ngày 4/8 đã kêu gọi các lãnh đạo thế giới không nên ngồi yên trước tham vọng lãnh thổ của Bắc Kinh trong khi New Delhi đang phải chống lại.

“Chiến lược “cắt lát xúc xích” (salami slicing) của Trung Quốc, hay có thể gọi là “tằm ăn dâu” là chiến lược xâm chiếm dần dần, từng bước một để làm giảm khả năng đối phương có phản ứng quyết đoán cũng như tránh phản ứng mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế. Tờ báo Ấn Độ nói không riêng ở Doklam/Donglang, Trung Quốc cũng đang thực hiện chiến lược này trên Biển Đông và Biển Hoa Đông.”

Bản tin VOA kết luận rằng, “Ấn Độ lo ngại rằng nếu Trung Quốc kiểm soát khu vực tranh chấp với Bhutan này, họ sẽ khống chế một dải đất hẹp vốn là yết hầu nối cả phần còn lại của Ấn Độ với vùng đông bắc của nước này.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DAMASCUS - Nỗ lực đánh dẹp quân nổi dậy của binh lực Assad tại vùng tây bắc Syria tiếp tục đối đầu sức kháng cự quyết liệt, ám chỉ quyết tâm của lân bang Thổ Nhĩ Kỳ không cho Damascus kiểm soát phần lãnh thổ này.
Khoảng đầu tháng 07/2019, một nghiên cứu mới phân tích những sơ yếu lý lịch của các nhân viên làm việc cho tập đoàn Huawei đã chỉ ra những mối liên quan giữa tập đoàn công nghệ khổng lồ với quân đội, chính phủ và cơ quan tình báo Trung Quốc. Những nghi vấn đã tồn tại từ lâu.
WASHINGTON - Ký giả của AsiaTimes ngờ rằng Hoa Kỳ thua Trung Cộng trong cuộc chiến 5G.
PARIS - Tiếp theo tin 1 số vết nứt bị khám phá ở cánh của phản lực cơ Aibus 380, vào ngày 9 tháng 7, Cơ Quan Giám Sát An Toàn Hàng Không (European Aviation Safety Agency – EASA) đã phát lệnh kiểm tra 1 số phi cơ cũ, cụ thể là 25 chiếc khai thác từ 2007 của Singapore Airlines.
QATAR - 2 phe Afghanistan đã đạt tới thỏa thuận dấu ấn trong nỗ lực chấm dứt 18 năm chiến tranh là lộ đồ hòa bình.
JAKARTA - Các vụ bắt giữ đội viên Jemaah Islamiya (JI) từ chiến trường Syria trở về cho thấy mối đe dọa an ninh chống lại Indonesia là đa diện và không ngừng nghỉ.
MANILA - Những gói cocaine hình dạng như viên gạch tiếp tục bị sóng biển đánh trôi giạt lên bờ gần tỉnh Quezon.
CANBERRA - Vào ngày 8 tháng 7, giới chiến lược gia quân sự của Australia thảo luận thận trọng nhu cầu phát triển vũ khí nguyên tử cho riêng mình, trong lúc Trung Cộng hành động ngày càng lấn lướt, và quan tâm với đồng minh của chính quyền Trump là có giới hạn.
HONG KONG - Đặc khu trưởng Carrie Lam họp báo sáng Thứ Ba 9 tháng 7 tuyên bố: luật dẫn độ đã “chết”, và xác nhận công việc này của chính quyền Hong Kong là “hoàn toàn thất bại”.
Khoảng đầu tháng 07/2019, Hàn Quốc cho biết có thể tính đến các giải pháp trả đũa lệnh cấm xuất khẩu vật liệu công nghệ cao của Nhật Bản sang Hàn Quốc
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.