Hôm nay,  

Ấn Độ La Làng TQ Xâm Lăng Đất Đai

05/08/201700:00:00(Xem: 3998)
Trung Quốc không những đang xâm lược tại Biển Đông mà gần đây còn hăm he lấn chiếm đất ở biên giới Bhutan khiến cho Ấn Độ phải lên tiếng báo động với thế giới về tham vọng xâm lăng của TQ, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm Thứ Sáu.

Bản tin VOA viết rằng, “Trung Quốc đang sử dụng một tranh chấp ở khu vực biên giới ở khu vực Himalaya để tiếp tục thử nghiệm chiến lược “cắt lát xúc xích” để bành trướng lãnh thổ và các nhà lãnh đạo thế giới nên đoàn kết chống lại mưu đồ của Bắc Kinh, một tờ báo của Ấn Độ kêu gọi.

“Ấn Độ đang vướng vào tranh cãi ngoại giao với Trung Quốc xung quanh một phần lãnh thổ ở khu vực biên giới giữa ba nước Ấn-Trung và Bhutan. Tranh cãi đang có nguy cơ leo thang thành xung đột quân sự khi Bắc Kinh đe dọa sẽ “dùng mọi biện pháp” để “bảo vệ chủ quyền” nếu Ấn Độ không rút quân khỏi vùng tranh chấp.

“Trung Quốc cáo buộc Ấn Độ đưa quân bất hợp pháp vào khu vực Donglang của họ mà phía Ấn Độ gọi là Doklam. Đây là khu vực đang có tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Bhutan. New Delhi nói họ hành động theo đề nghị của Bhutan sau khi Trung Quốc bắt đầu cho xây dựng một con đường ở khu vực này – một hành động mà Ấn Độ cho rằng uy hiếp nghiêm trọng an ninh của họ.

“Tờ India Today hôm thứ Sáu ngày 4/8 đã kêu gọi các lãnh đạo thế giới không nên ngồi yên trước tham vọng lãnh thổ của Bắc Kinh trong khi New Delhi đang phải chống lại.

“Chiến lược “cắt lát xúc xích” (salami slicing) của Trung Quốc, hay có thể gọi là “tằm ăn dâu” là chiến lược xâm chiếm dần dần, từng bước một để làm giảm khả năng đối phương có phản ứng quyết đoán cũng như tránh phản ứng mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế. Tờ báo Ấn Độ nói không riêng ở Doklam/Donglang, Trung Quốc cũng đang thực hiện chiến lược này trên Biển Đông và Biển Hoa Đông.”

Bản tin VOA kết luận rằng, “Ấn Độ lo ngại rằng nếu Trung Quốc kiểm soát khu vực tranh chấp với Bhutan này, họ sẽ khống chế một dải đất hẹp vốn là yết hầu nối cả phần còn lại của Ấn Độ với vùng đông bắc của nước này.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
TEHRAN - Viên chức Iran cao cấp loan báo: tàu dầu của Anh sẽ bị bắt, nếu tàu chở dầu thô Iran trực chỉ Syria không được thả.
TRIPOLI - Giao chiến giữa các phe đối đầu để chiếm quyền kiểm soát thủ đô Tripoli gây thiệt mạng gần 1,000 người trong 3 tháng qua, theo ước lượng của Tổ Chức Y Tế Thế Giới.
DAMASCUS - Từ 500 đến 800 người Syria di tản vì chiến tranh đã hồi cư trở về làng cũ hàng tuần.
MANILA - Chính giới và các nhà hoạt động nhân quyền tại Philippines đã đồng loạt hoan nghênh 1 nghị quyết, yêu cầu LHQ điều tra chiến dịch diệt ma túy đẫm máu của chính quyền Duterte.
BRUSSELS - TTK-NATO Jens Stolten-berg loan báo: thương lượng giữa NATO và Nga về hiệp ước INF (phi đạn tầm trung) không tiến triển. Quyết định vào phút chót của Nga không phá hủy phi đạn mới là vi phạm INF.
ANKARA - 3 người chết trong vụ xe hơi nổ tại Rayhenli gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria.
Tân Cương - Giới quan sát tố cáo Trung Cộng dự mưu tách rời trẻ em Hồi Giáo với gia đình tại tỉnh tây bắc, nơi tập trung dân thiểu số Uighur theo đạo Hồi.
NEW DEHLI - Chính phủ Ấn Độ quyết định tăng thuế với 75 mặt hàng nhập cảng (gồm vàng và xe hơi), và tăng thuế nhà giàu để tái đầu tư vốn ở lãnh vực ngân hàng và để hổ trợ doanh nghiệp nhỏ.
BIỂN ĐÔNG -- Chính quyền Cộng Sản Trung Quốc đang đối mặt với một đối thủ cực kỳ hung bạo tại Biển Đông khi các cơ sở nhân tạo và vũ khí của nước này bị khí hậu và nước biển làm rỉ sét và hủy hoại, theo bản tin của của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp Tiếng Việt (RFI) cho biết hôm 5 tháng 7.
Các ngân hàng trung ương toàn cầu có thể phải đưa ra các loại tiền kỹ thuật số của chính họ sớm hơn dự đoán, theo một tổng quản đốc của Ngân Hàng Bank for International Settlements (BIS) cho biết, sau khi Facebook gần đây đã công bố các kế hoạch chế tạo tiền điện tử cho chính họ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.