Hôm nay,  

‘chuyên Viên’ Tìm Phế Liệu

13/09/200500:00:00(Xem: 5754)
Bạn,
Theo báo quốc nội, tại Biên Hòa có một số cư dân đang kiếm sống bằng nghề nhặt phế liệu. Do phế liệu kim loại "lộ thiên" ngày càng ít, những người nhặt phế liệu phải chuyển sang cách đào, bới để tìm chúng dưới mặt đất. Và, để làm được công việc này có hiệu quả, họ đã áp dụng nguyên lý của máy dò mìn để chế tạo ra máy dò phế liệu có nguồn ngốc từ kim loại như sắt, nhôm, đồng, chì, kẽm v.v... Nhờ máy này, những người nhặt phế liệu có thể tìm kiếm ở mọi địa hình, dưới đất, dưới nước, dưới bùn.
Báo Đồng Nai cho biết: hiện nay, riêng tại thành phố Biên Hòa có không dưới 20 máy dò phế liệu nhưng chúng lại được chế tạo tại một số tỉnh miền Bắc và miền Trung. Cấu trúc máy dò khá đơn giản gồm: 2 cục pin có điện thế cỡ 12 volts, 1 bộ phận cảm ứng từ, 1 cần dò có gắn ở phía đầu cái mâm hay vòng dò và một cặp tai nghe. Khi thao tác, người sử dụng mở dòng điện, cầm cần dò huơ, rà cách mặt đất từ 1-3 tấc. Tín hiệu sẽ phát ra... te...te... liên tục, truyền dẫn qua tai nghe. Nếu tín hiệu ngưng bặt, là có phế liệu, cho dù đó là mảnh kim loại nhỏ bằng cái... nút áo, ở độ sâu cả mét. Cư dân Phạm Văn Thành ngụ phường Bình Đa (TP. Biên Hòa), có trên 20 năm sống bằng nghề nhặt phế liệu, trong đó có 9 năm sau này nhặt phế liệu bằng máy dò, cho biết thêm: "Máy dò tìm phế liệu xuất hiện từ khoảng năm 1996, tôi tìm mua nó ở tận Đà Nẵng. Giá hiện nay, tùy theo công suất "bắt" được phế liệu sâu hay cạn mà chúng có giá từ 500 ngàn đồng đến vài triệu đồng".

Cũng theo báo ĐN, đi đầu trong việc "hiện đại hóa" công việc nhặt phế liệu có lẽ là một số "dân ve chai" ở các phường Bình Đa, Hố Nai... Ở các khu vực này, từ mờ sáng người thì lọc cọc trên chiếc xe đạp, kẻ thì vun vút trên chiếc xe máy "quá đát". Họ đèo trên xe những chiếc máy dò, cùng xà beng, cuốc, xẻng, búa tạ... Họ tỏa đi khắp các nẻo đường trong và ngoài TP. Biên Hòa, có nơi xa hàng chục cây số. Địa bàn "làm nghề" của họ là các khu vực nhà cửa, đất đai đang giải tỏa, các bãi xà bần hay men theo các triền sông. Họ ít khi đi theo nhóm mà thường đi riêng lẻ. Cư dân Lê Như Giang, 30 tuổi, quê Thanh Hóa, ngụ ở phường Thống Nhất (TP. Biên Hòa) một trong những "chuyên viên" dò tìm cho biết: "Cách nhặt phế liệu bọn tôi dò tìm hầu hết đều quen mặt nhau, nhưng chẳng mấy khi đi chung với nhau. Do phế liệu chôn vùi dưới đất ngày càng ít đi, nếu tập trung nhiều người cùng dò thì rất dễ đụng máy, có khi dẫn đến... đụng chạm".
Bạn,
Báo ĐN ghi nhận rằng nhờ máy dò tìm nên việc phát triển phế liệu chôn vùi dưới đất khá dễ dàng. Nhưng có nhiều lúc để lấy được chúng lên từ tay... Thổ địa lại là chuyện có khi phải hì hục cả ngày, nếu gặp phải phế liệu có kích cỡ lớn và nằm sâu dưới đất. Cho nên, việc lôi được "cục, tảng" phế liệu lên mặt đất ngoài "công" phát giác của máy dò còn có "sự góp sức" của xà beng, búa tạ, cuốc, xẻng... là những vật bất ly thân của người nhặt phế liệu..

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
80 triệu dân Việt Nam chúng tôi đã gửi rất nhiều cáo trạng tố cáo bè lũ tội phạm Chóp Bu tới tất cả bộ máy công quyền từ địa phương đến TW, thậm chí tới tận nhà riêng của các Quý vị tới nay đã gần một năm trôi qua
Theo báo quốc nội, thời gian gần đây, nhiều cơ sở dịch vụ việc làm ở thành phố Sài Gòn và Hà Nội đã bị người lao động tố cáo về tội danh lừa đảo. Những cơ sở này không   trụ sở chật hẹp, có khi chỉ là 1 căn phòng nhỏ, diện tích không quá 10 mét vuông, không có giấy phép hoạt động, nhưng vẫn treo bảng, thông báo
Theo báo Thanh Niên, tại tỉnh Lâm Đồng, có một   ngôi làng   chỉ với 2 ngàn 170 cư dân nhưng có đến 53 cơ sở thờ tự gồm chùa, tịnh xá, tịnh thất, niệm phật đường. Tính trung bình cứ 40 người có một cơ sở thờ tự, và đây được xem là địa phương quy tụ nhiều chùa chiền nhất Việt Nam hiện nay. Nhiều người gọi đây là "xóm chùa"
Theo báo quốc nội,   hiện nay Việt Nam có gần 170 doanh nghiệp xuất cảng lao động.Từ năm 1999 đến nay, các doanh nghiệp đã đưa khoảng 350 ngàn người đi làm thuê ở nước ngoài. Điều đáng nói là để được lọt vào danh sách tuyển dụng, người lao động đã phải trả rất nhiều khoản chi phí   cao hơn
Theo báo SGGP, trong hơn một tháng qua, giá vàng liên tục biến động khiến cho thị trường bất động sản tại thành phố Sài Gòn vốn đã trầm lắng, càng trở nên ảm đạm hơn. Vắng khách, ế ẩm là tình trạng ở các công ty môi giới địa ốc. Qua   khảo sát tại các trung tâm môi giới, siêu thị địa ốc trên địa bàn TPSG
Theo ghi nhận của báo quốc nội, tại miền Tây Nam phần, rất nhiều gia đình nông dân ở An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ   đang đổ xô nuôi ếch Thái Lan với hy vọng "đổi đời" theo lời quảng cáo của các điểm bán ếch giống, nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại. Các đàn ếch Thái đã đến thời kỳ lớn để bán ra thị trường nhưng
Theo báo quốc nội, tại vùng biển tỉnh Quảng Ninh ở miền Bắc VN, từ lâu lắm rồi,   một   hòn   đảo có địa danh là Quan Lạn, thuộc huyện Vân Đồn đã thành "bến đỗ" của những tử thi không may gặp nạn giữa mênh mông sóng nước.   Những ngôi "mộ gió" nằm chênh vênh giữa những ghềnh   trong tiếng thét gào tang thương
Theo báo quốc nội, tại thành phố Sài Gòn, những người yêu cổ thư đã cùng nhau thành lập một câu lạc bộ để thảo luận, chia sẻ thông tin về sách cổ. Mỗi tuần, họ gặp nhau một lần. Có khi để bàn về giá trị của một đầu sách vừa tìm được, có khi chỉ để trao đổi cách giữ gìn những trang sách úa vàng theo thời gian
Theo báo quốc nội, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, hàng trăm năm nay, người dân phường Xuân Hà, Thanh Khê, vẫn thường gạt sang một bên những cái rùng mình khi nghĩ tới cái chết giữa mênh mông biển cả để giữ lấy nghề câu mực ở đại dương. Chấp nhận đi biển là chấp nhận "hồn treo cột buồm", sự thi gan với biển
Theo báo quốc nội, ở làng Yên Thành thuộc vùng Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình có chùa Nhất Trụ, trước cửa chùa vẫn còn một cột kinh Lăng Nghiêm bằng đá hình bát giác, những chữ còn đọc được cho   biết cột kinh được làm vào năm Lê Đại Hành thứ 16 (năm 995), trải qua ngàn năm, gió mưa bão lụt, mà cột kinh vẫn đứng thẳng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.