Hôm nay,  

‘chuyên Viên’ Tìm Phế Liệu

13/09/200500:00:00(Xem: 5608)
Bạn,
Theo báo quốc nội, tại Biên Hòa có một số cư dân đang kiếm sống bằng nghề nhặt phế liệu. Do phế liệu kim loại "lộ thiên" ngày càng ít, những người nhặt phế liệu phải chuyển sang cách đào, bới để tìm chúng dưới mặt đất. Và, để làm được công việc này có hiệu quả, họ đã áp dụng nguyên lý của máy dò mìn để chế tạo ra máy dò phế liệu có nguồn ngốc từ kim loại như sắt, nhôm, đồng, chì, kẽm v.v... Nhờ máy này, những người nhặt phế liệu có thể tìm kiếm ở mọi địa hình, dưới đất, dưới nước, dưới bùn.
Báo Đồng Nai cho biết: hiện nay, riêng tại thành phố Biên Hòa có không dưới 20 máy dò phế liệu nhưng chúng lại được chế tạo tại một số tỉnh miền Bắc và miền Trung. Cấu trúc máy dò khá đơn giản gồm: 2 cục pin có điện thế cỡ 12 volts, 1 bộ phận cảm ứng từ, 1 cần dò có gắn ở phía đầu cái mâm hay vòng dò và một cặp tai nghe. Khi thao tác, người sử dụng mở dòng điện, cầm cần dò huơ, rà cách mặt đất từ 1-3 tấc. Tín hiệu sẽ phát ra... te...te... liên tục, truyền dẫn qua tai nghe. Nếu tín hiệu ngưng bặt, là có phế liệu, cho dù đó là mảnh kim loại nhỏ bằng cái... nút áo, ở độ sâu cả mét. Cư dân Phạm Văn Thành ngụ phường Bình Đa (TP. Biên Hòa), có trên 20 năm sống bằng nghề nhặt phế liệu, trong đó có 9 năm sau này nhặt phế liệu bằng máy dò, cho biết thêm: "Máy dò tìm phế liệu xuất hiện từ khoảng năm 1996, tôi tìm mua nó ở tận Đà Nẵng. Giá hiện nay, tùy theo công suất "bắt" được phế liệu sâu hay cạn mà chúng có giá từ 500 ngàn đồng đến vài triệu đồng".

Cũng theo báo ĐN, đi đầu trong việc "hiện đại hóa" công việc nhặt phế liệu có lẽ là một số "dân ve chai" ở các phường Bình Đa, Hố Nai... Ở các khu vực này, từ mờ sáng người thì lọc cọc trên chiếc xe đạp, kẻ thì vun vút trên chiếc xe máy "quá đát". Họ đèo trên xe những chiếc máy dò, cùng xà beng, cuốc, xẻng, búa tạ... Họ tỏa đi khắp các nẻo đường trong và ngoài TP. Biên Hòa, có nơi xa hàng chục cây số. Địa bàn "làm nghề" của họ là các khu vực nhà cửa, đất đai đang giải tỏa, các bãi xà bần hay men theo các triền sông. Họ ít khi đi theo nhóm mà thường đi riêng lẻ. Cư dân Lê Như Giang, 30 tuổi, quê Thanh Hóa, ngụ ở phường Thống Nhất (TP. Biên Hòa) một trong những "chuyên viên" dò tìm cho biết: "Cách nhặt phế liệu bọn tôi dò tìm hầu hết đều quen mặt nhau, nhưng chẳng mấy khi đi chung với nhau. Do phế liệu chôn vùi dưới đất ngày càng ít đi, nếu tập trung nhiều người cùng dò thì rất dễ đụng máy, có khi dẫn đến... đụng chạm".
Bạn,
Báo ĐN ghi nhận rằng nhờ máy dò tìm nên việc phát triển phế liệu chôn vùi dưới đất khá dễ dàng. Nhưng có nhiều lúc để lấy được chúng lên từ tay... Thổ địa lại là chuyện có khi phải hì hục cả ngày, nếu gặp phải phế liệu có kích cỡ lớn và nằm sâu dưới đất. Cho nên, việc lôi được "cục, tảng" phế liệu lên mặt đất ngoài "công" phát giác của máy dò còn có "sự góp sức" của xà beng, búa tạ, cuốc, xẻng... là những vật bất ly thân của người nhặt phế liệu..

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo báo quốc nội, tại VN, tình trạng khan hiếm phiên dịch diễn ra từ nhiều năm nay. Sự khan hiếm sẽ tiếp tục trong thời gian tới trước nhu cầu ngày càng tăng của thị trường lao động. Nhiều doanh nghiệp đặt hàng tuyển nhân viên phiên dịch tiếng Hoa, Nhật, Anh nhưng trung tâm môi giới luôn không có người cung ứng. Thậm chí có những doanh nghiệp tuyển chức danh phiên dịch trong suốt 1 năm mà vẫn không tìm được người.
Tại miền Tây Nam phần, nếu nghìn xưa "sông sâu bên lở bên bồi" thì nay ở đồng bằng sông Cửu Long tình hình đã khác: "Sông sâu lở cả hai bờ". Trên địa bàn các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, hàng chục gia đình sống hai bên bờ sông đang như ở trước miệng hà bá.
Theo ghi nhận củabáo quốc nội, một số tỉnh miền Trung đang đối mặt với hạn hán. Tại tỉnh Quảng Trị, một nửa trong số 18,500 hecta lúa hè thu gieo cấy trên toàn tỉnh, bị khô hạn, khoảng 4,000 hecta có thể chỉ đạt 50% so với năng suất hàng năm...
Theo báo quốc nội, từ khi có tin cơ quan "chất lượng an toàn thực phẩm Bỉ" khuyến cáo người dân quốc gia này không dùng nước tương Chinsu do VN sản xuất, vì có chứa chất gây ung thư, thì tại các cửa hàng nước chấm tại chợ Bình Tây và một số chợ khác trên địa bàn thành phố Sài Gòn, mặt hàng này bán chậm rồi hết bán được. Tại chợ Bình Tây, trong mấy ngày vưà qua, hầu như tiểu thương ở đây không ai bán được mối nào, kể cả nước tương thương hiệu khác.
“Mất ăn mất ngủ vì đồ thêu, tóc bạc cũng vì đồ thêu”, anh Phan Văn Thắng- nhà sưu tầm tranh thêu cổ ở Huế- kết lại chuỗi ngày lăn lóc sưu tầm tranh thêu cổ của mình bằng một câu ví von dí dỏm.... Phóng viên Diễm Châu của báo NetCodo của xứ Huế mở đầu bài viết về một nghệ sĩ thơ mộng như thế -- người say mê sưu tập các tranh thêu cổ.
Theo báo quốc nội, thời gian gần đây, khu nghĩa trang Bình Hưng Hoà (quận Tân Phú, TPSG) đã biến thành chợ tình của các "nàng ma nữ". Tại đây, vào buổi tối, gái mại dâm cứ lượn lờ, liên tục rà theo những vị khách đi đường bằng những lời mời chào. Về khuya, dọc con đường cắt ngang khu nghĩa trang vẫn còn lác đác cảnh các "nàng ma nữ" chập chờn trên đoạn đường đầy âm khí.
Vào tháng 7, tại VN, trong khi các trường trung học tổ chức thi tuyển học sinh vào lớp 10, cũng là lúc hoạt động "chạy" trường cho các bé mầm non bắt đầu sôi động. Tại Hà Nội, Sài Gòn, nhiều trường mẫu giáo ở trung tâm thành phố đã thu hút phụ huynh, với mức giá lên tới hàng triệu đồng. Tin Nhanh VN ghi nhận về cuộc chạy trường cho con của một số phụ huynh tại HN qua đoạn ký sự như sau.
Những năm gần đây, tại VN, số lượng phim sản xuất ngày càng nhiều với tốc độ ngày càng nhanh. Những tưởng với những điều kiện thuận lợi như vậy, cơ hội hành nghề dành cho những sinh viên ngành điện ảnh sau khi ra trường sẽ trở nên rộng mở hơn, thế nhưng thực tế không phải vậy. Báo Người Lao Động ghi nhận thực trạng này như sau.
Theo ghi nhận của báo Thanh Niên, tại miền Tây, trong tâm trí các võ sư thời nay khó mà quên được những công phu quyền cước và những trận thượng đài của các võ sư một thời vang bóng vào thập niên 60, 70 của thế kỷ trước. Nào là ông Sáu Cường miệt Sa Đéc, Đồng Tháp thành danh với bộ pháp "cuồng phong tảo diệp cước"; Đoàn Tâm Ảnh nổi danh với công phu "nhất dương chỉ"
Theo ghi nhận của báo Thanh Niên, kể từ khi phim Nam Hàn được khán giả trong nước ưa chuộng, thì mốt nhuộm tóc hoe hoe hoặc hung hung, mặc áo 2-3 lớp, thậm chí màu sắc đối chọi nhau của các diễn viên trong phim đã trở thành mốt Việt. Đó là chưa kể đến cung cách cũng như biểu hiện ngôn ngữ. Trong phim Nam Hàn, hầu như cả nữ lẫn nam diễn viên khi biểu lộ sự bực bội
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.