Hôm nay,  

‘chuyên Viên’ Tìm Phế Liệu

13/09/200500:00:00(Xem: 5730)
Bạn,
Theo báo quốc nội, tại Biên Hòa có một số cư dân đang kiếm sống bằng nghề nhặt phế liệu. Do phế liệu kim loại "lộ thiên" ngày càng ít, những người nhặt phế liệu phải chuyển sang cách đào, bới để tìm chúng dưới mặt đất. Và, để làm được công việc này có hiệu quả, họ đã áp dụng nguyên lý của máy dò mìn để chế tạo ra máy dò phế liệu có nguồn ngốc từ kim loại như sắt, nhôm, đồng, chì, kẽm v.v... Nhờ máy này, những người nhặt phế liệu có thể tìm kiếm ở mọi địa hình, dưới đất, dưới nước, dưới bùn.
Báo Đồng Nai cho biết: hiện nay, riêng tại thành phố Biên Hòa có không dưới 20 máy dò phế liệu nhưng chúng lại được chế tạo tại một số tỉnh miền Bắc và miền Trung. Cấu trúc máy dò khá đơn giản gồm: 2 cục pin có điện thế cỡ 12 volts, 1 bộ phận cảm ứng từ, 1 cần dò có gắn ở phía đầu cái mâm hay vòng dò và một cặp tai nghe. Khi thao tác, người sử dụng mở dòng điện, cầm cần dò huơ, rà cách mặt đất từ 1-3 tấc. Tín hiệu sẽ phát ra... te...te... liên tục, truyền dẫn qua tai nghe. Nếu tín hiệu ngưng bặt, là có phế liệu, cho dù đó là mảnh kim loại nhỏ bằng cái... nút áo, ở độ sâu cả mét. Cư dân Phạm Văn Thành ngụ phường Bình Đa (TP. Biên Hòa), có trên 20 năm sống bằng nghề nhặt phế liệu, trong đó có 9 năm sau này nhặt phế liệu bằng máy dò, cho biết thêm: "Máy dò tìm phế liệu xuất hiện từ khoảng năm 1996, tôi tìm mua nó ở tận Đà Nẵng. Giá hiện nay, tùy theo công suất "bắt" được phế liệu sâu hay cạn mà chúng có giá từ 500 ngàn đồng đến vài triệu đồng".

Cũng theo báo ĐN, đi đầu trong việc "hiện đại hóa" công việc nhặt phế liệu có lẽ là một số "dân ve chai" ở các phường Bình Đa, Hố Nai... Ở các khu vực này, từ mờ sáng người thì lọc cọc trên chiếc xe đạp, kẻ thì vun vút trên chiếc xe máy "quá đát". Họ đèo trên xe những chiếc máy dò, cùng xà beng, cuốc, xẻng, búa tạ... Họ tỏa đi khắp các nẻo đường trong và ngoài TP. Biên Hòa, có nơi xa hàng chục cây số. Địa bàn "làm nghề" của họ là các khu vực nhà cửa, đất đai đang giải tỏa, các bãi xà bần hay men theo các triền sông. Họ ít khi đi theo nhóm mà thường đi riêng lẻ. Cư dân Lê Như Giang, 30 tuổi, quê Thanh Hóa, ngụ ở phường Thống Nhất (TP. Biên Hòa) một trong những "chuyên viên" dò tìm cho biết: "Cách nhặt phế liệu bọn tôi dò tìm hầu hết đều quen mặt nhau, nhưng chẳng mấy khi đi chung với nhau. Do phế liệu chôn vùi dưới đất ngày càng ít đi, nếu tập trung nhiều người cùng dò thì rất dễ đụng máy, có khi dẫn đến... đụng chạm".
Bạn,
Báo ĐN ghi nhận rằng nhờ máy dò tìm nên việc phát triển phế liệu chôn vùi dưới đất khá dễ dàng. Nhưng có nhiều lúc để lấy được chúng lên từ tay... Thổ địa lại là chuyện có khi phải hì hục cả ngày, nếu gặp phải phế liệu có kích cỡ lớn và nằm sâu dưới đất. Cho nên, việc lôi được "cục, tảng" phế liệu lên mặt đất ngoài "công" phát giác của máy dò còn có "sự góp sức" của xà beng, búa tạ, cuốc, xẻng... là những vật bất ly thân của người nhặt phế liệu..

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo báo quốc nội, tại TPSG, một bộ phận giới trẻ đang từng ngày làm nghẹt thở dư luận bằng trào lưu đi "cắn" rồ dại. Đi "cắn" trở thành tiếng lóng quen thuộc để chỉ những tay chơi thuốc lắc qua thao tác dùng lưỡi cắn nát những viên thuốc trước khi hóa rồ. Báo Công An TPSG ghi nhận hiện trạng này như sau. Vưà qua, vũ trường L.H (Blue cũ) tiếp tục bị công an kiểm tra
Tại miền Trung, có làng Phò Trạch thuộc xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, là một trong những làng quê có lịch sử lâu đời ở Thừa Thiên Huế. Đây là vùng đất mang đậm dấu tích của thời di dân vào phương Nam cách đây hơn 600 năm. Tại làng này có nghề đan chiếu đệm được ghi vào sử sách. Báo Nét Cố Đô viết về làng này như sau.
Theo báo quốc nội, tại các quận vùng ven thành phố Sài Gòn, những điểm mua bán và tái chế phế liệu hoạt động tràn lan ở vùng ven kéo theo tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng Chủ riêng tại 1 phường ở quận Tân Phú (quận mới, tách từ quận Tân Bình) , toàn phường có hơn 20 điểm chuyên mua bán, tái chế phế liệu và hầu hết nằm xen lẫn trong khu dân cư vừa gây ô nhiễm môi trường
Còn hơn một tháng nữa mới đến kỳ thi tốt nghiệp bậc trung học cở sở (lớp 9), trung học phổ thông (lớp 12) nhưng không khí học hàng ở các trường trên địa bàn thành phố Sài Gòn đã trở nên " sôi động và hết sức căng thẳng". Học sinh phải đối mặt với việc tăng gần gấp đôi thời lượng học tập, khảo bài, học thêm đối với tất cả các môn thi tốt nghiệp.
Tại xã Đông Quang, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây, trước tình trạng ngai của thánh đủ loại sắc phong, đồ thờ ở rất nhiều ngôi đình đã bị kẻ cắp lấy mất, người dân đã sắm khóa xích sắt to để xích ngai, cất đồ nhà thánh vào các nhà kho rồi bắt vít với những khối bê tông lớn được chôn ngầm dưới đất. Báo An Ninh Thế Giới viết về chuyện này như sau.
Theo báo quốc nội, trước mỗi mùa thi tốt nghiệp trung học bậc cơ sở (lớp 9) và trung học phổ thông (lớp 12) bộ Giáo dục CSVN thường đưa nhiều phương cách để đánh giá "thành tích" của mỗi trường, của mỗi giáo viên. Một trong những phương cách đó là việc dùng tỉ lệ học sinh đậu tốt nghiệp làm yếu tố đánh giá thi đua ở bậc học phổ thông đang làm khốn khổ thầy và trò vì những mặt trái của nó.
Theo báo quốc nội dẫn báo cáo của Sở Giao thông công chính thành phố Sài Gòn vưà cho biết, hiện nay ở thành phố Sài Gòn có 102 tên đường trùng nhau ở 280 con đường. Tình trạng trùng tên đường quá nhiều không những gây khó khăn cho các bưu tín viên ngành bưu điện khi phân phối thư, mà còn gây ngộ nhận trong giao dịch và sinh hoạt của người dân.
Theo báo quốc nội dẫn báo cáo của các cơ quan kiểm định về nhà đất, hơn 100 chung cư cũ trên địa bàn thành phố Sài Gòn đang phải đối diện với nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào. Thế nhưng hiện có hơn 30 ngàn gia đình cư dân vẫn sinh sống "bình chân như vại" trong các chung cư này. Tin Nhanh VN ghi nhận thực trạng tại các chung cư cũ ở Sài Gòn như sau.
Theo báo quốc nội, trên địa bàn thành phố Sài Gòn, cư dân tại nhiều quận, huyện ngoại thành bị thiếu nước dùng cho sinh hoạt hàng ngày. Từ đầu tháng 4 đến nay, nhiệt độ đã lên rất cao, nguồn nước tại nhiều khu vực bị cạn kiệt. Báo Lao Động ghi nhận về tình trạng nguồn nước trên địa bàn thành phố SG như sau.
Hàng năm, từ sau Tết Dương Lịch, tại Sài Gòn, Hà Nội, các lò các lò luyện thi đại học đã đông nghẹt học sinh, thế nhưng thì năm nay tình hình diễn ra ngược lại. Tại Hà Nội, mọi năm từ trước sau tháng Giêng, các sĩ tử từ các tỉnh đã ùn ùn kéo nhau ra các lò luyện thi ở thành phố này để ghi danh học chương trình ôn luyện cấp tốc.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.