Hôm nay,  

‘chuyên Viên’ Tìm Phế Liệu

13/09/200500:00:00(Xem: 5725)
Bạn,
Theo báo quốc nội, tại Biên Hòa có một số cư dân đang kiếm sống bằng nghề nhặt phế liệu. Do phế liệu kim loại "lộ thiên" ngày càng ít, những người nhặt phế liệu phải chuyển sang cách đào, bới để tìm chúng dưới mặt đất. Và, để làm được công việc này có hiệu quả, họ đã áp dụng nguyên lý của máy dò mìn để chế tạo ra máy dò phế liệu có nguồn ngốc từ kim loại như sắt, nhôm, đồng, chì, kẽm v.v... Nhờ máy này, những người nhặt phế liệu có thể tìm kiếm ở mọi địa hình, dưới đất, dưới nước, dưới bùn.
Báo Đồng Nai cho biết: hiện nay, riêng tại thành phố Biên Hòa có không dưới 20 máy dò phế liệu nhưng chúng lại được chế tạo tại một số tỉnh miền Bắc và miền Trung. Cấu trúc máy dò khá đơn giản gồm: 2 cục pin có điện thế cỡ 12 volts, 1 bộ phận cảm ứng từ, 1 cần dò có gắn ở phía đầu cái mâm hay vòng dò và một cặp tai nghe. Khi thao tác, người sử dụng mở dòng điện, cầm cần dò huơ, rà cách mặt đất từ 1-3 tấc. Tín hiệu sẽ phát ra... te...te... liên tục, truyền dẫn qua tai nghe. Nếu tín hiệu ngưng bặt, là có phế liệu, cho dù đó là mảnh kim loại nhỏ bằng cái... nút áo, ở độ sâu cả mét. Cư dân Phạm Văn Thành ngụ phường Bình Đa (TP. Biên Hòa), có trên 20 năm sống bằng nghề nhặt phế liệu, trong đó có 9 năm sau này nhặt phế liệu bằng máy dò, cho biết thêm: "Máy dò tìm phế liệu xuất hiện từ khoảng năm 1996, tôi tìm mua nó ở tận Đà Nẵng. Giá hiện nay, tùy theo công suất "bắt" được phế liệu sâu hay cạn mà chúng có giá từ 500 ngàn đồng đến vài triệu đồng".

Cũng theo báo ĐN, đi đầu trong việc "hiện đại hóa" công việc nhặt phế liệu có lẽ là một số "dân ve chai" ở các phường Bình Đa, Hố Nai... Ở các khu vực này, từ mờ sáng người thì lọc cọc trên chiếc xe đạp, kẻ thì vun vút trên chiếc xe máy "quá đát". Họ đèo trên xe những chiếc máy dò, cùng xà beng, cuốc, xẻng, búa tạ... Họ tỏa đi khắp các nẻo đường trong và ngoài TP. Biên Hòa, có nơi xa hàng chục cây số. Địa bàn "làm nghề" của họ là các khu vực nhà cửa, đất đai đang giải tỏa, các bãi xà bần hay men theo các triền sông. Họ ít khi đi theo nhóm mà thường đi riêng lẻ. Cư dân Lê Như Giang, 30 tuổi, quê Thanh Hóa, ngụ ở phường Thống Nhất (TP. Biên Hòa) một trong những "chuyên viên" dò tìm cho biết: "Cách nhặt phế liệu bọn tôi dò tìm hầu hết đều quen mặt nhau, nhưng chẳng mấy khi đi chung với nhau. Do phế liệu chôn vùi dưới đất ngày càng ít đi, nếu tập trung nhiều người cùng dò thì rất dễ đụng máy, có khi dẫn đến... đụng chạm".
Bạn,
Báo ĐN ghi nhận rằng nhờ máy dò tìm nên việc phát triển phế liệu chôn vùi dưới đất khá dễ dàng. Nhưng có nhiều lúc để lấy được chúng lên từ tay... Thổ địa lại là chuyện có khi phải hì hục cả ngày, nếu gặp phải phế liệu có kích cỡ lớn và nằm sâu dưới đất. Cho nên, việc lôi được "cục, tảng" phế liệu lên mặt đất ngoài "công" phát giác của máy dò còn có "sự góp sức" của xà beng, búa tạ, cuốc, xẻng... là những vật bất ly thân của người nhặt phế liệu..

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo ghi nhận của báo quốc nội, tình trạng cung đang vượt cầu trong thị trường địa ốc khiến hàng loạt công ty tung ra nhiều chiêu khuyến mãi: thưởng xe hơi, xe gắn máy, đàn piano, thiết kế miễn phí, phiếu mua hàng giảm giá. Báo Tuổi Trẻ ghi nhận hiện trạng này như sau. Theo một số nhà kinh doanh địa ốc, với giá hơn 7-8.7 triệu đồng/m2 của chung cư
Theo báo quốc nội, giá bán xăng lẻ tại VN hiện đã lên 8 ngàn đồng/lít, bên Cam Bốt khoảng 11 ngàn đồng/lít. Giá dầu bán bên VN chỉ bằng 60% giá bán bên Cam Bốt. Chính sự chênh lệch giá khá cao này đã khiến người dân vùng biên giới đổ xô đi buôn xăng dầu lậu. Báo Người Lao Động viết như sau. Cửa khẩu Xa Mát (xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh)
Theo thông tin từ Cục kiểm lâm VN, hiện nay có tất cả 5 tỉnh ở miền Tây Nam phần VN đang ở nguy cơ cháy rừng cấp "cực kỳ nguy hiểm". Đó là khu vực rừng Tịnh Biên, Tri Tôn tỉnh An Giang, khu vực Hòn Đất, Hà Tiên tỉnh Kiên Giang, khu vực U Minh Hạ tỉnh Cà Mau, tỉnh Long An và Đồng Tháp. TTXVN ghi nhận hiểm họa này như sau.
Sông Hương đẹp vô ngần, và những nét đẹp này vượt xa các cảm giác trần tục. Báo NetCoDo của Huế kể chuyện, để tóm lược cho bạn nghe như sau. Sông Hương như một dải lụa hiền hoà miên man chảy rồi như một người dẫn đường xuôi dòng nước đưa chúng ta đến miệt vườn Vỹ Dạ với vườn hoa thảm cỏ xanh mướt, ngược lên Thiên Mụ để thả mình theo tiếng chuông chùa văng vẳng
Theo ghi nhận của báo quốc nội, tại miền Tây Nam phần VN, hàng chục di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh An Giang đang bị xâm hại ở mức báo động. Thế nhưng những tiếng kêu cứu từ những ngôi đình làng, chùa chiền, miếu mạo này cứ rơi vào sự thờ ơ, quên lãng. Báo Tuổi Trẻ ghi nhận tình trạng này như sau.
Theo ghi nhận của giới nghệ sĩ VN, thời vàng son của cải lương tại Sài Gòn là thập niên 70 của thế kỷ 20. Các rạp Hưng Đạo, Đại Đồng, Long Vân , mỗi chiều đông nghẹt khán giả. Người đi xem luôn mua vé trước từ lúc quá trưa. SGGP viết về cải lương xưa như sau.
Theo báo quốc nội, tại ngoại ô ĐàNẵng, mỗi ngày có 350 gia đình kinh doanh, sản xuất tại làng nghề điêu khắc đá truyền thống Non Nước, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng đã sử dụng khoảng 70 lít acid để đánh bóng tượng đá. Như vậy một năm, số acid tiêu thụ ở làng nghề này lên đến trên 20,000 lít. Nhưng đáng giật mình hơn là lượng acid này sau khi dội trực tiếp lên tượng đá sẽ thấm một cách
Theo báo quốc nội, rất nhiều sinh viên nghèo tại các đại học TPSG đã phải lao đao vì học phí tăng, giá sách vở tăng, và dĩa cơm bình dân hàng ngày cũng tăng gần gấp rưỡi. Ngân sách gia đình có hạn, mùa thi đến gần không có thời gian làm thêm kiếm tiền, không ít sinh viên ăn mỳ tôm cả tuần, có khi cả tháng để chờ "viện trợ".
Tại VN, nhiều ca sĩ mới vào nghề rất cần đến người quản lý. Giới sân khấu âm nhạc đánh giá người quản lý là người nắm trong tay "cây đũa thần" của kỹ thuật quảng bá. Nhưng, lắm lúc chính họ cũng trở thành nạn nhân của ca sĩ "gà" nhà. Báo Người Lao Động ghi nhận về công việc của người quản lý ca sĩ như sau.
Theo báo quốc nội, hiện tượng đồng tính luyến ái (gay) không chỉ phát triển tại Sài Gòn, Hà Nội , mà đã lan tràn đến nhiều địa phương. Tại tỉnh Long An, hiện tượng gay không chỉ có ở thành thị, mà còn đang bộc phát ở các huyện vùng phụ cận thị xã Tân An. Báo Cần Thơ ghi nhận một số trường hợp như sau. X. là một người khá thành đạt trong việc kinh doanh ở huyện Thủ Thừa
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.