Hôm nay,  

‘chuyên Viên’ Tìm Phế Liệu

13/09/200500:00:00(Xem: 5808)
Bạn,
Theo báo quốc nội, tại Biên Hòa có một số cư dân đang kiếm sống bằng nghề nhặt phế liệu. Do phế liệu kim loại "lộ thiên" ngày càng ít, những người nhặt phế liệu phải chuyển sang cách đào, bới để tìm chúng dưới mặt đất. Và, để làm được công việc này có hiệu quả, họ đã áp dụng nguyên lý của máy dò mìn để chế tạo ra máy dò phế liệu có nguồn ngốc từ kim loại như sắt, nhôm, đồng, chì, kẽm v.v... Nhờ máy này, những người nhặt phế liệu có thể tìm kiếm ở mọi địa hình, dưới đất, dưới nước, dưới bùn.
Báo Đồng Nai cho biết: hiện nay, riêng tại thành phố Biên Hòa có không dưới 20 máy dò phế liệu nhưng chúng lại được chế tạo tại một số tỉnh miền Bắc và miền Trung. Cấu trúc máy dò khá đơn giản gồm: 2 cục pin có điện thế cỡ 12 volts, 1 bộ phận cảm ứng từ, 1 cần dò có gắn ở phía đầu cái mâm hay vòng dò và một cặp tai nghe. Khi thao tác, người sử dụng mở dòng điện, cầm cần dò huơ, rà cách mặt đất từ 1-3 tấc. Tín hiệu sẽ phát ra... te...te... liên tục, truyền dẫn qua tai nghe. Nếu tín hiệu ngưng bặt, là có phế liệu, cho dù đó là mảnh kim loại nhỏ bằng cái... nút áo, ở độ sâu cả mét. Cư dân Phạm Văn Thành ngụ phường Bình Đa (TP. Biên Hòa), có trên 20 năm sống bằng nghề nhặt phế liệu, trong đó có 9 năm sau này nhặt phế liệu bằng máy dò, cho biết thêm: "Máy dò tìm phế liệu xuất hiện từ khoảng năm 1996, tôi tìm mua nó ở tận Đà Nẵng. Giá hiện nay, tùy theo công suất "bắt" được phế liệu sâu hay cạn mà chúng có giá từ 500 ngàn đồng đến vài triệu đồng".

Cũng theo báo ĐN, đi đầu trong việc "hiện đại hóa" công việc nhặt phế liệu có lẽ là một số "dân ve chai" ở các phường Bình Đa, Hố Nai... Ở các khu vực này, từ mờ sáng người thì lọc cọc trên chiếc xe đạp, kẻ thì vun vút trên chiếc xe máy "quá đát". Họ đèo trên xe những chiếc máy dò, cùng xà beng, cuốc, xẻng, búa tạ... Họ tỏa đi khắp các nẻo đường trong và ngoài TP. Biên Hòa, có nơi xa hàng chục cây số. Địa bàn "làm nghề" của họ là các khu vực nhà cửa, đất đai đang giải tỏa, các bãi xà bần hay men theo các triền sông. Họ ít khi đi theo nhóm mà thường đi riêng lẻ. Cư dân Lê Như Giang, 30 tuổi, quê Thanh Hóa, ngụ ở phường Thống Nhất (TP. Biên Hòa) một trong những "chuyên viên" dò tìm cho biết: "Cách nhặt phế liệu bọn tôi dò tìm hầu hết đều quen mặt nhau, nhưng chẳng mấy khi đi chung với nhau. Do phế liệu chôn vùi dưới đất ngày càng ít đi, nếu tập trung nhiều người cùng dò thì rất dễ đụng máy, có khi dẫn đến... đụng chạm".
Bạn,
Báo ĐN ghi nhận rằng nhờ máy dò tìm nên việc phát triển phế liệu chôn vùi dưới đất khá dễ dàng. Nhưng có nhiều lúc để lấy được chúng lên từ tay... Thổ địa lại là chuyện có khi phải hì hục cả ngày, nếu gặp phải phế liệu có kích cỡ lớn và nằm sâu dưới đất. Cho nên, việc lôi được "cục, tảng" phế liệu lên mặt đất ngoài "công" phát giác của máy dò còn có "sự góp sức" của xà beng, búa tạ, cuốc, xẻng... là những vật bất ly thân của người nhặt phế liệu..

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tại miền Trung, những cánh rừng ở huyện Đông Giang,tỉnh Quảng Nam, nơi được xem là điểm nóng về nạn phá rừng trong năm 2004, với 256 vụ vi phạm, vẫn tiếp tục bị tàn phá. Ngày Xuân, lâm tặc không đi chơi mà vào rừng hạ cây. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn từ trước Tết đến nay, các ngành hữu trách của huyện Đông Giang đã phát giác gần 50 vụ phá rừng
Từ hàng trăm năm nay, tại huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh, có lễ hội Tiên Công vùng "Tứ xã" Hà Nam là lễ hội mùa xuân lớn nhất ở địa phương này. Các lão nông đạt tuổi thọ được con cháu rước lên miếu Tiên Công ở xã Cẩm La để yết cáo và bái tạ tổ tiên.Theo cổ tục, hội mở chính vào ngày 7 tháng Giêng Âm lịch và chỉ mừng thọ cụ ông.
Tại miền Bắc VN, vào trung tuần tháng giêng hàng năm, tại La Phù, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây, có lễ rước lợn vưà để bày tỏ lòng biết đối với Thành hoàng của làng, vưà cầu xin mưa thuận gió hòa.Chính lễ diễn ra vào ngày 13 tháng giêng, khi màn đêm đã buông xuống. 12 thôn xóm trong xã từ khắp ngả đổ về sân đình và đại biểu cho mỗi xóm không phải là các bô lão
Trên địa bàn miền Tây Nam phần, tỉnh Vĩnh Long nằm giữa hai con sông Tiền và sông Hậu, có hệ thống sông ngòi dày đặc nhất so với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Có lẽ thế mà việc trao đổi hàng hóa, giao thương sông nước đã thành nét đặc trưng của người dân Vĩnh Long. Và từ mấy tháng nay, trên kinh Ông Sỹ ở huyện Tam Bình đã xuất hiện một chợ mới
Theo báo quốc nội, tại tỉnh Bình Định, có 1 phụ nữ trung niên tên là Nguyễn Thị Thuận, đã 25 năm chuyên nghề biểu diễn bài trống trận Quang Trung cho du khách xem. Đó là một nghệ nhân "múa" trống và "sống" với trống trận Quang Trung không chỉ như một cái nghiệp mà trên hết là niềm tôn kính và nỗi đam mê. Báo NLĐ viết về phụ nữ này như sau.
Từ mồng 6 Tết, trên địa bàn thành phố Sài Gòn, nhiều người đã đi làm nhưng đây đó trong từng khu phố, tình trạng cờ bạc, nhậu nhẹt vẫn còn diễn ra; nhiều cơ quan công quyền đã mở cửa nhưng cách làm việc trong không khí như thể là còn tết vậy.Theo ghi nhận của phóng viên SGGP, từ trước Tết Ất Dậu và đến mùng 7 Tết, người ta không còn đánh bài để giải trí nữa
Theo báo quốc nội, trong 3 ngày vưà qua, tại các bến xe ở các huyện lỵ, thị trấn của miền Bắc, miền Trung và miền Tây Nam phần, hàng ngày có hàng ngàn lao động chen chúc nhau mua vé xe trở lại các thành phố lớn để kiếm sống..Công việc có thể khác nhau và hành trang cũng có thể khác nhau. Tuy nhiên, tất cả đều biết, trở về thành phố là trở về với cuộc đua vì cuộc sống
Cổ Loa là di tích lịch sử nổi tiếng nằm trên địa phận huyện Đông Anh cách trung tâm Hà Nội khoảng 17 cây số về phía Tây Bắc, là một thành trì lớn, một dấu tích về kiến trúc quân sự và thành cổ cách đây hơn 2 thiên niên kỷ. Thành Cổ Loa gắn liền với câu chuyện An Dương Vương và Nhà nước Âu Lạc cuối thời Hùng Vương. Hàng năm cứ đến ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch
Trên địa bàn thành phố Sài Gòn, Chùa Bà Thiên Hậu còn được gọi là Chùa Bà (Chợ Lớn) của người Hoa, toạ lạc tại 710 đường Nguyễn Trãi, quận 5. Người Hoa còn gọi là Phò Miếu, tên chữ Hán là Thiên Hậu miếu. Chùa do nhóm người Hoa Quảng Đông rời bỏ quê hương sang lập nghiệp tại Việt Nam xây dựng vào khoảng thập niên 60 của thế kỷ18
Trong 3 ngày Tết nguyên đán, rộn rã đón xuân bên cánh mai vàng, bên cành đào thắm, bên mâm ngũ quả cùng áo mới em thơ, còn hiện diện một loại trái cây không thể thiếu: Dưa hấu. Ruột đỏ ẩn bên trong lớp áo xanh, dưa hấu tròn căng, mọng nước ,được bày trang trọng trên bàn thờ, tại bàn ăn. Ngày đầu xuân, khi bổ đôi trái dưa
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.